Vượt ải IELTS Reading: Chiến lược giành trọn điểm ở dạng bài “Tìm kết thúc cho câu”
Dạng bài “Tìm kết thúc cho câu” có thể xuất hiện trong phần Reading của kỳ thi IELTS và rất nhiều bài kiểm tra tiếng Anh ở trường. Tuy có vẻ không khó nhưng bạn lại rất dễ bị… đánh lừa.
Dạng bài “Tìm kết thúc cho câu” tức là ghép phần đầu của những câu cho trước với phần kết thúc phù hợp. Tất nhiên, số phần kết thúc luôn nhiều hơn số phần đầu câu, nên bạn cũng phải rất cẩn thận kẻo lựa chọn nhầm. Đặc biệt là khi nhiều phần kết thúc cứ tương tự nhau, khiến bạn không biết nên chọn “cái đuôi” nào cho “cái đầu” nào cả.
Để không “ngã ngựa” ở dạng bài này của phần Reading, bạn hãy nhớ 5 bí kíp dưới đây nhé:
1. Đọc phần đầu của câu trước đã
Bạn cứ bình tĩnh đọc những phần đầu của câu cho sẵn đã, đừng đọc các tùy chọn trước.
Nhiều bạn bắt đầu làm bài này bằng cách đọc hết các phần đuôi, cho rằng như vậy thì mình hiểu hết các phần đuôi rồi, chỉ việc ghép vào phần đầu cho hợp lý là xong. Nhưng đây là bài “tìm đuôi cho đầu” chứ có phải ngược lại đâu nhỉ! Việc đọc tất cả các phần đuôi sẽ khiến bạn rất dễ bị rối, bởi có khi tất cả các phần đuôi nghe cứ na ná nhau. Tốt nhất là bạn đọc kỹ các phần đầu câu để hiểu chúng nói đến chuyện gì đã.
2. Cố gắng dự đoán phần đuôi hợp lý
Đọc xong các phần đầu, bạn hãy thử dự đoán xem phần đuôi cho mỗi câu đó sẽ như thế nào. Đoán xong rồi hẵng nhìn các tùy chọn mà mình được cho, xem có cái nào giống với dự đoán của mình không.
3. Dựa vào ngữ pháp
Một số collocation với động từ “make”.
Video đang HOT
Ngoài ý nghĩa của câu, bạn nên dựa vào ngữ pháp để dự đoán phần kết thúc câu. Chẳng hạn, từ nối tiếp với phần đầu câu cho sẵn nên là loại từ gì (động từ, danh từ…?), nếu là động từ thì ở số ít hay nhiều, thời quá khứ hay tiếp diễn…
Ngoài ra, hãy để ý đến collocation (kết hợp từ – đây là điều rất quan trọng mà bọn mình đã nhấn mạnh nhiều lần rồi đó!) để loại bỏ ngay (những) phần đuôi nào không khớp.
4. Đừng căn cứ vào những từ giống nhau
Đôi khi, bạn sẽ thấy ở phần đuôi có một từ hoặc cụm từ giống y như ở một phần đầu nào đó. Nhưng đừng vội lựa chọn nhé, rất có thể đó chỉ là sự đánh lừa thôi. Trong phần lớn trường hợp, những gì đã được viết ở phần đầu sẽ được diễn đạt theo cách khác ở phần đuôi (hoặc dùng từ đồng nghĩa) chứ không lặp lại y hệt đâu.
5. Các phần đuôi phù hợp thường sẽ có cùng trật tự với các phần đầu
Một ví dụ về bài ghép phần kết thúc câu phù hợp vào các phần đầu câu cho sẵn.
Tức là, đáp án cho câu 2 sẽ nằm ở khoảng sau đáp án cho câu 1. Vì vậy, với dạng bài này, bạn nên làm lần lượt: Tìm ra phần đuôi của câu thứ nhất trước đã, rồi bạn sẽ “định vị” được phần đuôi của câu thứ hai, và cứ như thế… Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn một chút cho câu thứ nhất, bởi càng về sau, số phần đuôi càng ít đi và bạn càng dễ chọn hơn mà.
Dạng bài hoàn thành câu với những phần đuôi cho sẵn còn có thể xuất hiện trong các bài thi tiếng Anh ở trường nữa. Bạn hãy nhớ 5 bước nói trên để tránh bỏ phí điểm với kiểu bài này nhé!
Sai lầm phổ biến của người học nói tiếng Anh
Sử dụng các từ đồng nghĩa khi không hiểu rõ nghĩa và ngữ cảnh là sai lầm phổ biến của người học khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
1. Chú trọng ngữ pháp
Chú trọng ngữ pháp khi nói tiếng Anh là sai lầm phổ biến và nghiêm trọng nhất, làm gián đoạn quá trình giao tiếp trôi chảy của bạn. Trên thực tế, ngữ pháp tiếng Anh rất phức tạp để có thể ghi nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn trong giao tiếp. Bạn sẽ không đủ thời gian để nhớ về hàng trăm cấu trúc ngữ pháp đã học rồi chọn ra cấu trúc chính xác nhất để sử dụng trong bối cảnh giao tiếp cụ thể.
Nếu muốn sử dụng tốt ngữ pháp trong nói, bạn phải nghe nhiều tài liệu tiếng Anh, từ đó bộ nhớ có thể làm quen và ghi nhớ. Trong khi nói, đừng quan tâm nhiều đến ngữ pháp, đừng ngại mắc lỗi. Nếu chưa giỏi tiếng Anh, bạn có thể sử dụng những cấu trúc thông dụng như câu đơn, thì hiện tại đơn và trau dồi theo thời gian.
2. Phụ thuộc sách giáo trình
Sách giáo trình được coi như ngọn đèn chỉ dẫn cho người học tiếng Anh nhưng nếu muốn nói tốt, trôi chảy, bạn không thể phụ thuộc vào nó. Trong giao tiếp thông thường, người bản ngữ sử dụng nhiều thành ngữ, cụm động từ và tiếng lóng, những điều mà sách giáo trình không thể truyền đạt hết. Để trò chuyện với họ, bạn phải học từ những nguồn tài liệu gắn liền với đời sống như phim ảnh, âm nhạc, YouTube, podcasts.
3. Lạm dụng nhiều tính từ đồng nghĩa cùng lúc
Tính từ giúp bạn miêu tả sự vật, sự việc thú vị, sinh động hơn nhưng việc dùng nhiều tính từ đồng nghĩa cùng lúc là không cần thiết. Nó sẽ khiến câu nói trở nên thiếu tự nhiên.
Ví dụ, bạn không nên nói: "I saw a very large big tree" (Tôi thấy một cái cây cực kỳ lớn). Hai từ "large" và "big" đều đồng nghĩa là to lớn, ngoài ra còn có tính từ "very" dùng để nhấn mạnh. Thay vì vậy, hãy nói "I saw a very big tree" hoặc "I saw a very large tree".
4. Sử dụng từ đồng nghĩa
Vì muốn trò chuyện linh hoạt, tự nhiên, người học tiếng Anh thường sử dụng từ đồng nghĩa thay thế cho những từ họ đã sử dụng. Các từ có thể đồng nghĩa khi đứng riêng lẻ nhưng khi đặt trong câu hoặc ngữ cảnh nhất định, chúng có thể mang nghĩa khác nhau.
Ví dụ, bạn nói rằng: "My doorbell is out of control" (Chuông cửa nhà tôi bị mất kiểm soát) là câu sai. Thay vào đó, bạn nên nói: "My doorbell is out of order" (Chuông cửa nhà tôi không hoạt động).
Từ "control" và "order" đều có nghĩa là "làm chủ, chỉ huy" nhưng khi kết hợp cùng "out of" sẽ mang nghĩa khác nhau. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng từ đồng nghĩa khi nắm chắc cách dùng và ngữ cảnh sử dụng của chúng.
Ảnh: Shutterstock.
5. Phân biệt bối cảnh thông dụng và trang trọng
Ví dụ, khi đến buổi phỏng vấn, bạn không thể nói với nhà tuyển dụng: "Hey, what's up?" (Ê, sao rồi?). Đây là cách chào hỏi trong bối cảnh giao tiếp thông thường, giữa bạn bè hoặc những người thân thiết nhưng không thể sử dụng trong bối cảnh trang trọng, giữa những người xa lạ.
Trước khi trò chuyện, bạn cần xác định đối tượng là ai, bối cảnh cuộc trò chuyện là thông dụng hay trang trọng để quyết định từ ngữ và thái độ của mình. Bạn không nên dùng từ lóng hoặc nói tắt trong bối cảnh trang trọng và cố gắng cư xử lịch sự. Chẳng hạn, hãy nói "how is" thay cho "how's" (như thế nào).
6. Dùng phủ định hai lần
Một lỗi sai phổ biến là sử dụng phủ định hai lần trong một câu. Chẳng hạn, nói rằng "I don't know nothing", nếu dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là "tôi không biết cái gì hết" nhưng tiếng Anh không giống vậy. Câu này phải sửa thành "I don't know anything".
7. Thêm "s" sau động từ
Khi giao tiếp, người học tiếng Anh thường mắc lỗi thêm âm "s" sau bất kỳ động từ nào. Trong thực tế, âm "s" hoặc "es" chỉ được thêm sau động từ khi chủ ngữ đứng trước là "he/she/it" (anh ấy/cô ấy/nó). Nếu chủ ngữ là "I/you/we/they" (Tôi/ bạn/chúng ta/bọn họ), bạn hãy giữ nguyên động từ. Việc lạm dụng âm "s" sẽ khiến câu nói thiếu tự nhiên và bạn sẽ mất thời gian nhấn âm cuối.
Ví dụ, thay vì nói: "I wakes up at 6 a.m", hãy nói rằng: "I wake up at 6 a.m" (Tôi thức dậy vào 6h sáng).
8. Sử dụng hai so sánh hơn trong một câu
Một câu tiếng Anh không thể cùng lúc sử dụng hai dạng so sánh, nhưng người học thường mắc lỗi này khi giao tiếp.
Chẳng hạn: "This could never have turned out to be more better" (Mọi thứ không thể trở nên tốt hơn). "Better" là so sánh hơn của tính từ "good" (tốt) nên không cần sử dụng "more" vì từ này thường đứng trước tính từ dài để trong so sánh. Vì vậy, câu trên phải sửa thành: "This could never have turned out to be better".
Tú Anh
Sai lầm cần tránh khi giải đề thi môn Tiếng Anh vào lớp 10 Để đạt điểm cao môn Tiếng Anh trong kỳ thi vào lớp 10, học sinh cần biết cách ôn tập trọng tâm với phương pháp phù hợp năng lực bản thân. Thầy giáo Nguyễn Danh Chiến - chuyên gia luyện thi đã đưa ra hướng dẫn, đồng thời lưu ý các em những sai lầm cần tránh trong khi giải đề thi môn...