Vượt 186 đề cử, hai nền tảng chuyển đổi số của FPT lọt top 10 Sao Khuê 2020
Các sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ của FPT đạt giải Sao Khuê 2020 nằm trong hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số của công ty.
Ngày 16/5, lễ công bố và trao giải Sao Khuê 2020 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) tổ chức thường niên đã diễn ra tại Hà Nội.
Theo công bố, FPT có 9 sản phẩm, giải pháp và nền tảng công nghệ được trao giải Sao Khuê. Trong đó, nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI và nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp akaBot của FPT đã lọt top 10 Sao Khuê – danh hiệu uy tín và danh giá nhất của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam. Đây cũng là hai nền tảng được đánh giá cao trong nhóm các sản phẩm, giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0.
Các sản phẩm, dịch vụ tham gia dự thi được đánh giá dựa trên các tiêu chí: sự nổi trội về công nghệ, tính hiệu quả, tiềm năng thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, tính bảo mật và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức là chủ sở hữu của sản phẩm, dịch vụ đăng ký bình chọn. Đặc biệt, các sản phẩm lọt vào top 10 Sao Khuê phải đảm bảo được các tiêu chí: đạt doanh thu cao và tăng trưởng tốt; công nghệ vượt trội, sáng tạo đột phá; có tác động xã hội lớn, hiệu quả trên diện rộng, giải quyết bài toán bức thiết của xã hội…
Hai sản phẩm của FPT được vinh danh trong top 10 Sao Khuê 2020 được đánh giá là các giải pháp hữu ích giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa vận hành, tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động để bứt phá trong bối cảnh bình thường mới hiện nay.
Video đang HOT
Nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI cung cấp các sản phẩm và dịch vụ dựa trên công nghệ trí tuệ Nhân tạo như Chatbot, trợ lý ảo tổng đài, trích xuất thông tin từ hình ảnh giúp doanh nghiệp giảm tới 60% chi phí hỗ trợ hoạt động, gia tăng năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, đem đến trải nghiệm tương tác khách hàng tức thời, liền mạch. Sau 3 năm ra mắt, FPT.AI đã đạt được những kết quả đáng khích lệ tại thị trường nội địa và quốc tế, với 70 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, thương mại điện tử, tài chính – ngân hàng, hành chính công sử dụng và 1.000.000 người dùng cuối được hưởng lợi từ các dịch vụ/năm.
Nền tảng akaBot là nền tảng ứng dụng công nghệ RPA, tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn như giúp doanh nghiệp tăng 80% năng suất, tiết kiệm 60% chi phí vận hành, giảm 90% thời gian thực hiện các tác vụ và đảm bảo duy trì hoạt động ổn định 24/7. Hiện akaBot đang được ứng dụng tại 20 doanh nghiệp lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: tài chính – ngân hàng, logistics, sản xuất, bán lẻ… ở 6 quốc gia trên thế giới.
FPT sẵn sàng trong chế độ 'thời chiến'
Lãnh đạo FPT cho rằng tập đoàn đã ở chế độ sẵn sàng chống Covid-19 và sẽ nhìn thấy cơ hội, đặc biệt ở mảng chuyển đổi số, xuất khẩu phần mềm.
Chiều 8/4, Công ty cổ phần FPT tổ chức phiên họp thường niên năm 2020 qua hình thức họp trực tuyến - lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của tập đoàn. Các cổ đông theo dõi qua hệ thống online nhưng lượng câu hỏi gửi về ban lãnh đạo FPT thậm chí còn nhiều hơn những phiên họp theo mô hình truyền thống.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất phiên họp, với một doanh nghiệp nằm trong nhóm bluechip của thị trường chứng khoán, là tác động của đại dịch đến hoạt động kinh doanh.
Phòng họp trực tuyến theo dõi phiên họp thường niên năm 2020 của FPT.
Ông Nguyễn Văn Khoa, CEO tập đoàn gọi Covid-19 là "một cuộc chiến" của FPT. Như nhiều lĩnh vực khác, đại dịch tác động đến các mảng hoạt động của FPT từ vấn đề bán hàng, sản xuất, cho tới khả năng chi tiêu của khách hàng. Mảng viễn thông được dự báo gặp trở ngại trong việc bán hàng, khách hàng giảm chỉ tiêu, trong khi công tác tuyển sinh và giảng dạy của mảng giáo dục có thể chịu ảnh hưởng.
Từ việc xây dựng kế hoạch theo năm, rà soát mỗi 6 tháng, FPT giờ đây xây dựng các kịch bản, cập nhật liên tục tình hình theo từng quý, kiểm soát công việc trong từng tuần. "Chúng tôi đang làm việc với 200% khả năng", ông Khoa nói và ví như tập đoàn đang được đặt trong chế độ "thời chiến".
Tuy nhiên, lãnh đạo FPT cũng xác định đại dịch mang lại "nguy" (nguy hiểm) nhưng trong đó cũng tiềm ẩn "cơ" (cơ hội). Cơ hội với FPT là sự chuyển dịch trong cấu trúc hoạt động của nhiều ngành, nhờ bước chạy đà nhanh hơn của chuyển đổi số và công nghệ - những lĩnh vực được FPT đặt trọng tâm trong ba năm gần đây.
"Đại dịch có thể thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chưa bao giờ, chưa điều gì có thể tạo ra sự biến chuyển nhanh cách chúng ta sống, làm việc và giao tiếp như hiện tại", ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT nhận xét. "Thế giới của chúng ta đang thay đổi, sẽ thay đổi và không thể trở lại thế giới cũ".
Do biến động phức tạp của đại dịch, các công ty lớn trên thế giới xem xét lại những đối tác của họ, tìm ra đối tác phù hợp, có khả năng quản trị tốt và vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh. "FPT muốn trở thành lời giải cho vấn đề này", ông Bình nói.
Tại thị trường trong nước, cơ hội cho FPT đến từ việc cung cấp những giải pháp phù hợp với xu hướng làm việc, học tập tại nhà. Đại dịch cũng mang lại cơ hội tìm kiếm những tài năng mới cho FPT, do nhiều startup khó có thể chống chọi được khó khăn. "Những nhân lực tài năng tìm kiếm mái che mới cho công việc. Chúng tôi mong muốn FPT là lời giải cho sự tìm kiếm đó", Chủ tịch FPT cho biết.
Về kế hoạch kinh doanh, ban lãnh đạo FPT trình cổ đông mục tiêu doanh thu năm 2020 đạt 32.450 tỷ đồng, tăng 17%, với lợi nhuận trước thuế tăng 18%, đạt 5.510 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Thế Phương, Phó tổng giám đốc FPT, trong bối cảnh đại dịch, khả năng tập đoàn sẽ phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Trước mắt, do diễn biến Covid-19 đang phức tạp, ban lãnh đạo FPT phải đặt ra nhiều tình huống, với các kịch bản kinh doanh khác nhau để ứng phó kịp thời. Trường hợp xấu nhất, kết quả kinh doanh quý II có thể giảm 15% so với kế hoạch ban đầu.
Về kế hoạch cổ tức, với tăng trưởng lợi nhuận gần 20% trong năm 2019, HĐQT FPT đã trình và được cổ đông thông qua phương án trả cổ tức tỷ lệ 35%, bao gồm tiền mặt tỷ lệ 20% và 15% bằng cổ phiếu. Năm 2020, ban lãnh đạo tập đoàn đề xuất kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%.
Minh Sơn
Khởi nguồn hành trình chuyển đổi số từ FPT Techday Một tuần trước khi kết thúc năm 2019, FPT đã hoàn tất thỏa thuận hợp tác chiến lược và hợp đồng tư vấn chuyển đổi số với "vua tôm" Minh Phú. Trong khi giới kinh doanh đồn đoán về giá trị của hợp đồng hay những lợi ích mà hai bên được hưởng từ sau cú "bắt tay lịch sử" này, Tổng giám...