Vương quốc Anh xem xét cấm vận mạng xã hội do ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ
Các mạng xã hội có thể sẽ bị cấm tại Anh quốc nếu không thể xử lý các nội dung độc hại, tuyên bố từ Bộ Y tế Anh.
Cô bé Molly Russell, 14 tuổi, đã tự tử sau khi tìm kiếm các nội dung liên quan tới trầm cảm, rối loạn lo âu, ngược đãi bản thân và tự tử trên mạng xã hội (Nguồn: Internet)
Bộ trưởng Bộ Y tế Anh, Matt Hancock, cho biết: “Nếu chúng tôi nghĩ các mạng xã hội cần phải hành động trong những việc mà họ từ chối, chúng tôi sẽ phải đưa ra biện pháp mạnh bằng luật pháp. Nhưng đó không phải hoàn toàn là điều chúng tôi muốn”. Bộ Y tế Anh trước đó đã đưa yêu cầu các mạng xã hội lớn phải thanh lọc các nội dung quảng bá hành vi tự hành xác bản thân và tự tử sau vụ việc của một thiếu niên tự tử vào cuối năm 2017 sau khi xem các hình ảnh có liên quan tới chủ đề trên.
Phụ huynh của cô bé Molly Russell cho rằng Instagram có vai trò trong việc thúc đẩy cô bé tìm tới cái chết. Mạng xã hội này đã phản hồi rằng họ đang phối hợp cùng các chuyên gia trong việc tìm ra cách thức tiếp cận với vấn đề phức tạp và đa sắc thái của bệnh lý tâm thần và ngược đãi bản thân. Lời khuyến nghị từ các chuyên gia cho rằng việc chia sẻ câu chuyện và kết nối với người khác có thể đem lại hiệu quả hồi phục, Instagram sẽ không xử lý một số nội dung cụ thể. Thay vào đó, những người đăng tải hay tìm kiếm thông tin liên quan sẽ nhận được các tin nhắn giới thiệu họ tới các nhóm tư vấn hỗ trợ.
Video đang HOT
Facebook, chủ sở hữu Instagram, bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước hiện tượng này và khẳng định các nội dung hình họa mang tính kích động sẽ không thể tồn tại trên nền tảng của họ. Chính sách thực thi và công nghệ của Instagram sẽ được xem xét lại cẩn thận.
Trong một lá thư gửi tới Twitter, Snapchat, Pinterest, Apple, Google và Facebook, Bộ trưởng Bộ Y tế Anh bày tỏ sự đồng tình với các biện pháp đang được triển khai, nhưng nhấn mạnh cần phải có nhiều động thái mạnh mẽ hơn. Ngài Matt Hancock chia sẻ: “Thật đáng sợ khi nhìn thấy cách thức dễ dàng tìm kiếm các nội dung trực tuyến và tôi không hề nghi ngờ về tác hại của nhiều nội dung này có thể gây ra, đặc biệt với giới trẻ. Đã đến lúc các nhà cung cấp dịch vụ Internet và mạng xã hội cần phải can thiệp và xử lý triệt để”. Chính phủ Anh đang nghiên cứu và xây dựng một tài liệu về các mối nguy hại trực tuyến, bao gồm các nội dung tự ngược đãi bản thân và tự tử.
Theo BBC
Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTTTT về việc tăng cường chống mã độc và bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng.
Hiện nay, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang tích cực đẩy nhanh tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, vì sự phát triển thịnh vượng của đất nước.
Song song với đó, thời gian gần đây, tình hình an toàn thông tin, đặc biệt là tình hình lây nhiễm mã độc, tấn công mạng gây lộ lọt thông tin cá nhân của người dùng trên không gian mạng đang diễn ra ngày càng phổ biến, gây thiệt hại cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dùng, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh quốc gia.
Tăng cường chống mã độc và bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng (Ảnh minh họa)
Nhằm xử lý tình hình lây nhiễm mã độc; phòng, chống nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân, tăng cường bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thông tin.
Cụ thể, các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cần chủ động phát hiện, cảnh báo, khuyến cáo xử lý khi thiết bị của người dùng bị lây nhiễm mã độc, qua các kênh thông tin như: thư điện tử, điện thoại, thông báo trực tiếp khi thu cước dịch vụ...
Đồng thời, tham gia các chiến dịch xử lý, bóc gỡ mã độc trên diện rộng do Cục An toàn thông tin phát động; phối hợp xử lý, bóc gỡ mã độc ra khỏi hệ thống thông tin trên phạm vi mạng lưới của mình theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin; rà soát, đánh giá tổng thể về bảo vệ thông tin cá nhân nói riêng, công tác bảo đảm an toàn thông tin nói chung trong hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin cá nhân của người dùng cần phải được áp dụng giải pháp kỹ thuật để chống lộ lọt thông tin, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin; công bố quy trình thông báo, hướng dẫn, khuyến nghị xử lý khi xảy ra sự cố lộ, lọt thông tin cá nhân của người dùng, trong đó, xác định rõ đầu mối, quy trình và trách nhiệm xử lý.
Rà soát, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên hạ tầng mạng của mình; xử lý các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có nội dung lừa đảo, thu thập trái phép thông tin cá nhân của người dùng hoặc phát tán mã độc, đồng thời báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) để theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ thị cũng yêu cầu các tổ chức tài chính, tín dụng; tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; các tổ chức, doanh nghiệp khác có hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin cá nhân triển khai các biện pháp quản lý và kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, phòng chống nguy cơ lây nhiễm mã độc; nguy cơ dẫn đến lộ, lọt thông tin cá nhân; định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn hệ thống thông tin để phát hiện, xử lý bóc gỡ mã độc, tránh lộ, lọt thông tin cá nhân; khắc phục các sự cố mất an toàn thông tin, nguy cơ, dấu hiệu lộ, lọt thông tin cá nhân của người dùng; kịp thời thông báo cho Cục An toàn thông tin và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Mặt khác, yêu cầu Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục An toàn Thông tin và các đơn vị liên quan tăng cường triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm có liên quan tới các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin, phát tán mã độc, thu thập, lưu trữ, sử dụng trái phép thông tin cá nhân người dùng; hướng dẫn, chỉ đạo thanh tra chuyên ngành các sở thông tin và truyền thông tiến hành thanh tra, xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin, phát tán mã độc, thu thập, lưu trữ, sử dụng trái phép, làm lộ, lọt thông tin cá nhân của người dùng hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra, xử lý vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Ngoài ra, còn yêu cầu sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai đồng bộ giải pháp kỹ thuật thực hiện giám sát an toàn thông tin tập trung cho các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước tại địa phương; đảm bảo có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình tấn công mạng, lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định của pháp luật...
Theo công thương
Gần nửa tháng sau khi gặp sự cố, cáp biển Liên Á chưa được sửa xong Sự cố xảy ra ngày 10/1/2019 trên tuyến cáp quang biển Liên Á đã được đối tác quốc tế kiểm tra xong nguồn nhưng vẫn còn lỗi, phải tiếp tục sửa chữa. Hiện chưa có thời gian dự kiến sửa xong tuyến cáp này. Thông tin cập nhật tiến độ sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển Liên Á...