Vùng thủ đô Dehli đề xuất làm việc tại nhà để giảm ô nhiễm không khí
Chính quyền vùng thủ đô Delhi của Ấn Độ ngày 16/11 đã đề xuất phương án làm việc tại nhà trong 1 tuần và thực hiện lệnh phong tỏa vào ngày cuối tuần để ứng phó với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đang đe dọa sức khỏe người dân toàn khu vực hiện nay.
Khói mù ô nhiễm bao phủ bầu trời tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 9/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đề xuất trên được đưa ra tại một cuộc họp khẩn cấp về phương án ứng phó với tình trạng ô nhiễm tại vùng thủ đô giữa đại diện của nhiều bang, trong đó Delhi, Punjab, Haryana và Uttar Pradesh.
Tại cuộc họp, các quan chức Ấn Độ đã khuyến nghị chính quyền thủ đô ban hành lệnh cấm hoạt động xây dựng và sản xuất vốn góp phần khiến tình trạng không khí độc hại hiện nay. Tòa án Tối cao Ấn Độ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định sau cùng về việc có hay không triển khai các đề xuất này.
Video đang HOT
Chính quyền vùng thủ đô Delhi cho rằng việc người dân ở các bang lân cận đốt rơm rạ là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại vùng thủ đô. Tuy nhiên, chính phủ liên bang khẳng định việc đốt rơm rạ chỉ gây ra 4% ô nhiễm không khí.
New Delhi, thành phố vốn được xếp vào một trong những thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, gần đây phải đối mặt với tình trạng không khí đặc biệt xấu trong mùa đông do thói quen đốt rạ sau mùa thu hoạch, khí thải từ phương tiện giao thông, các nhà máy sử dụng than đá bên ngoài thành phố và nhiều khí thải công nghiệp khác, cũng như hoạt động đốt rác lộ thiên. Bên cạnh đó, việc đốt rác thải nông nghiệp ở các bang lân cận vẫn tiếp diễn dù Tòa án Tối cao đã ra lệnh cấm.
Ngày 13/11, chính quyền thành phố đã ban bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu các trường học đóng cửa, trong khi các công trình xây dựng tạm ngừng mọi hoạt động trong 4 ngày.
Một báo cáo của Tổ chức IQAir năm 2020 cho thấy 22 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Ấn Độ. Cùng năm, tạp chí Lancet cho biết 1,67 triệu người đã tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí tại Ấn Độ trong năm 2019, trong đó, riêng ở thủ đô New Delhi có gần 17.500 trường hợp.
Hàng chục triệu người Ấn Độ khổ sở dưới nắng nóng gay gắt
Dân Ấn Độ hứng đợt nắng nóng gay gắt với mức nhiệt cao nhất trong 9 năm qua, trong khi các trận mưa cũng diễn ra muộn hơn dự kiến.
Các bang Rajasthan, Haryana và New Delhi ở Ấn Độ hôm nay trải qua ngày nắng nóng thứ tư liên tiếp khi nhiệt độ ban ngày vượt 40C. Phần lớn các khu vực của bang Punjab, Uttar Pradesh và Madhya Pradesh ở miền trung đất nước cũng trải qua tình trạng nắng nóng tương tự.
Thủ đô New Delhi ngày 1/7 ghi nhận mức nhiệt 43,1C, đánh dấu ngày nắng gay gắt nhất trong tháng 7 ở thành phố kể từ năm 2012, thời điểm nhiệt độ tăng lên mức kỷ lục 43,5C.
Người lao động Ấn Độ dưới cái nắng gay gắt hôm 2/7. Ảnh: AFP.
Cơ quan thời tiết của Ấn Độ đang đánh giá mức nhiệt hiện nay là "rất nghiêm trọng" khi nhiệt độ trung bình cao hơn 7C so với mức bình thường trong năm. Cục Khí tượng Ấn Độ cảnh báo nhiệt độ hơn 40C sẽ tiếp tục duy trì trong tuần tới do gió Tây Nam và đợt gió nóng từ sa mạc Rajasthan và Pakistan.
Nắng nóng gay gắt đã khiến mức tiêu thụ điện ở Ấn Độ tăng cao khi người dân sử dụng nhiều máy lạnh và máy làm mát không khí. Mức tiêu thụ điện của Delhi đạt đỉnh gần 7.000 MW trong tuần này, cao hơn 10-15% so với nhu cầu trung bình cùng kỳ hàng năm.
Tại bang Punjab phía bắc, giới chức thông báo đóng cửa hai ngày mỗi tuần với các cơ sở công nghiệp và giảm giờ làm việc cho nhân viên sau khi nhu cầu sử dụng điện đạt mức 15.000 MW.
Nắng nóng đã khiến hơn 6.500 người Ấn Độ thiệt mạng kể từ năm 2010 và các nhà khoa học cảnh báo khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn. 2015 là năm Ấn Độ hứng đợt nắng nóng chết chóc nhất khi hơn 2.000 người thiệt mạng.
Ấn Độ còn đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng ảnh hưởng tới hàng chục triệu người. Một số vụ xô xát xảy ra ở thủ đô New Delhi và các nơi khác khi những đoàn tàu chở nước tới khu vực này. Thành phố Chennai của Ấn Độ từng bị cạn sạch nước trong năm 2019.
Bác sĩ chống Covid-19 Ấn Độ tự tử Bác sĩ Vivek Rai tại bệnh viện tư nhân ở Delhi tự tử do căng thẳng nghiêm trọng giữa làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai. "Cậu ấy là một bác sĩ rất xuất sắc từ Gorakhpur, Uttar Pradesh, đã giúp cứu sống hàng trăm người trong đại dịch", cựu giám đốc Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) Ravi Wankhedkar viết trên...