Vũng Tàu sẽ thí điểm đưa bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử vào trường học
Sở Giáo dục cùng với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ phối hợp để xây dựng kế hoạch thí điểm đưa bộ môn Nghệ thuật ĐCTT vào trường học.
Ngày 14/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Công văn số 3017/SGDĐT-VP về việc cử giáo viên tham dự tập huấn bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh này.
Buổi khai mạc tập huấn vào sáng ngày 27/9 tại nhà biểu diễn đại chúng – Trung tâm Văn hóa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian tập huấn diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/9.
Theo đó, Sở này đề nghị, với 139 trường ở cấp tiểu học trong tỉnh, mỗi trường cử 2 giáo viên âm nhạc tham gia tập huấn. Với 92 trường trung học cơ sở trong tỉnh, mỗi trường cử 2 giáo viên âm nhạc tham gia tập huấn.
Kinh phí tổ chức lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này chi trả, phần kinh phí đi lại, ăn, ở cho giáo viên do trường cử giáo viên tham gia tập huấn chi trả theo chế độ hiện hành.
Vũng Tàu sẽ thí điểm đưa bộ môn Nghệ thuật Đờn ca tài tử vào trường học Ảnh minh họa: baobariavungtau.com.vn
Liên quan đến việc này, trước đó, ngày 18/12/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 3597/ QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu trong đề án của tỉnh này xác định, việc xây dựng đề án là cơ sở pháp lý và thực tiễn nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia bảo vệ Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ giai đoạn 2017 – 2020 và những năm tiếp theo.
Video đang HOT
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề án thiết lập lộ trình nhiệm vụ, đưa ra hệ thống giải pháp, trong đó có việc bố trí kinh phí hàng năm cho cả giai đoạn là điều kiện quan trọng để thực hiện hiệu quả nội dung công việc vì mục tiêu bảo tồn và phát huy Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đồng thời, đưa di sản văn hóa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ vào cuộc sống cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và góp phần vào việc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh này.
Ngoài ra, đề án này của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng được cho là sẽ giúp ích cho việc định hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động kiểm kê, sưu tầm, lưu trữ, truyền dạy, quảng bá, giới thiệu.
Giúp ích cho việc, phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp tổ chức thường xuyên và định kỳ các chương trình. Giới thiệu, quảng bá về di sản văn hóa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ nói riêng.
Đề án này cũng nêu lên giải pháp đối với việc truyền nghề và bồi dưỡng kiến thức thông qua việc tích cực phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu Nghệ thuật Đờn ca tài tử.
Đồng thời nhận định, trong các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh này đều có tiết hướng dẫn về âm nhạc nên yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn giáo viên phụ trách môn học cần có giáo trình phù hợp với số tiết trong năm học nhằm góp phần giới thiệu, truyền đạt những kiến thức về Nghệ thuật Đờn ca tài tử.
Nhà trường cũng thiết kế các buổi sinh hoạt ngoại khóa định kỳ, mời các nghệ nhân Đờn ca tài tử của địa phương đến trao đổi, biểu diễn và giao lưu với những bài Đờn ca tài tử phù hợp với tâm lý từng lứa tuổi.
Một mặt bồi dưỡng kiến thức, tình yêu bộ môn Nghệ thuật Đờn ca tài tử, mặt khác phát hiện những học sinh có năng khiếu đặc biệt, say mê âm nhạc – nghệ thuật Đờn ca tài tử. Đào tạo hoặc giới thiệu những học sinh tiềm năng này đến với các trường năng khiếu. Đây cũng là việc để truyền dạy, đào tạo cho các thế hệ tiếp theo hiểu biết và lưu truyền về âm nhạc truyền thống của dân tộc, khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam.
Qua đó, đề án này nêu lên yêu cầu với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cần phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thí điểm đưa bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử vào chương trình ngoại khóa thông qua các hoạc động trải nghiệm sáng tạo của các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Chương trình này sẽ dựa trên cơ sở giáo trình đã được thẩm định và cho phép lưu hành theo các quy định của pháp luật.
Đồng thời, định hướng cho giáo viên phụ trách môn âm nhạc nghiên cứu, lồng ghép giới thiệu Nghệ thuật Đờn ca tài tử cho học sinh để các em quan tâm, yêu mến loại hình nghệ thuật của dân tộc.
Khuyến khích các trường thực hiện xã hội hóa trong dạy tiếng Anh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản 4088/BGDĐT-GDTH về hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023.
Trong đó có yêu cầu một số nhiệm vụ cụ thể, điểm nhấn là thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; tổ chức học tiếng Anh...
Ảnh minh họa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, lên kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch theo quy định đảm bảo cuối năm học, học sinh phải đạt được yêu cầu cần đạt.
Khi xây dựng kế hoạch năm học 2022- 2023 cần lưu ý việc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới, những kiến thức, kỹ năng còn hạn chế do thực hiện tinh giản nội dung của năm học trước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19.
Các cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1, 2, 3 theo văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ ban hành; đảm bảo tỉ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu, đảm bảo tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở tăng cường cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh qua truyền hình và các phương tiện truyền thông phù hợp
Thực hiện dạy học các môn và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo chương trình mới; tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở tổ chức học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện tổ chức học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định, cơ sở giáo dục chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn tự chọn, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.
Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú có nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh; tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh.
Bộ đề nghị tiếp tục triển khai chương trình môn tiếng Anh tự chọn; tổ chức học tiếng Anh, Tin học bắt buộc cho học sinh lớp 3; khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy tiếng Anh để tăng cường thời lượng môn học này; dạy tiếng Anh qua các chủ đề môn Toán-Khoa học, dạy một số môn bằng tiếng Anh; tăng cường cho giáo viên, học sinh học tiếng Anh qua truyền hình và các phương tiện truyền thông phù hợp.
Các cơ sở chú trọng dạy học nội dung giáo dục địa phương, triển khai giáo dục Stem; nâng cao hiệu quả, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá học sinh.
Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019, vì vậy khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới trường, lớp tiểu học cần phải gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và nhu cầu, điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Khi thực hiện quy hoạch, dồn ghép trường lớp cần ưu tiên thực hiện dồn ghép các trường tiểu học có quy mô nhỏ với nhau đảm bảo thực hiện đúng quy định của Điều lệ; có thể bố trí điểm trường để tạo điều kiện thuận lợi cho người học; có thể thành lập các trường tiểu học liên xã, liên phường, không thành lập trường liên cấp mầm non-tiểu học.
Đối với các trường liên cấp Tiểu học - Trung học cơ sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu đảm bảo quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó đặc biệt quan tâm đến khối phòng học tập, khối phụ trợ cần bố trí thành phân khu riêng biệt cho từng cấp học; trong đó các phòng học bộ môn cần được bố trí riêng biệt cho các cấp học, ngoại trừ các phòng có thể dùng chung cho một số môn học.
Trường tiểu học phải... mượn giáo viên Để đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018 - bắt buộc dạy tiếng Anh và tin học cho học sinh từ lớp 3, nhiều trường tiểu học tại TP HCM phải tính đến phương án mượn giáo viên từ các bậc học khác Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, hiện thành phố còn thiếu 5.939 giáo viên (GV)...