Vùng kín nặng mùi, đối phó thế nào?
Vùng kín có mùi là nỗi lo lắng, mất tự tin của bất cứ chị em nào, dù đã vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ. Bài viết dưới đây sẽ là lời lý giải cho tình trạng này và cách khắc phục, giúp chị em lấy lại tự tin.
Dịch tiết âm đạo bất thường và vùng kín có mùi hôi
Mùi sinh dục là do sự kết hợp dịch tiết âm đạo, nội tiết, mồ hôi và các nguồn bên ngoài như nước tiểu, phân… Khi một trong các yếu tố trên không bình thường đều có thể khiến vùng kín nặng mùi.
Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để phòng bệnh. Ảnh: TM
Phụ nữ khi đến tuổi dậy thì sẽ có dịch âm đạo. Dịch này thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, dai, có thể kéo thành sợi, không có mùi hoặc hơi tanh. Sau dậy thì, dịch tiết âm đạo thường xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm trước khi rụng trứng, trước kinh nguyệt, trong sinh hoạt tình dục. Dịch ra nhiều hay ít tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh nguyệt, có đang mang thai hay không hoặc có dùng viên tránh thai không… Dịch tiết âm đạo có vai trò bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của dịch, dẫn đến viêm nhiễm và có mùi hôi.
Dịch âm đạo ở trường hợp có bệnh gọi là khí hư. Cũng có khi khí hư không phải do viêm nhiễm như trong trường hợp lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung… Do khí hư là chất dịch bệnh lý nên được bài tiết liên tục, hằng ngày. Bệnh càng nặng thì khí hư càng nhiều và càng liên tục. Khí hư chỉ hết khi thương tổn bệnh lý đã được điều trị khỏi. Nó có thể đặc hay loãng, có nhiều màu sắc khác nhau (vàng, trắng, xám, nâu hoặc đỏ hồng do lẫn máu). Đặc biệt, khí hư do bất kỳ nguyên nhân viêm nhiễm nào (do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…) cũng đều ít nhiều có mùi hôi rất khó chịu.
Đi tìm nguyên nhân
Video đang HOT
Đôi khi dịch âm đạo có mùi cũng là bình thường. Mùi này có thể thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nhưng đa phần nó thực sự do bệnh lý viêm nhiễm âm đạo với các nguyên nhân thường gặp như:
Viêm âm đạo do vi khuẩn: phụ nữ ở độ tuổi sinh nở hầu như thường trải qua ít nhất 1 lần bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Các triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn có thể là rát ngứa, đau, mùi khó chịu và ra nhiều dịch. Quan hệ tình dục không dùng bao cao su và thụt rửa thường xuyên khiến chị em có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn âm đạo.
Viêm do nhiễm nấm: Nhiễm nấm âm đạo là tình trạng khá phổ biến và rất giống với viêm âm đạo do vi khuẩn nhưng có dịch trắng và đặc hơn đồng thời gây ngứa nhiều hơn, vùng kín cũng có mùi nặng hơn.
Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Chị em mắc một vài bệnh truyền qua đường tình dục có thể gây ra mùi khó chịu ở vùng kín. Những bệnh phổ biến nhất là bệnh Chlamydia và bệnh lậu. Hai bệnh này dễ điều trị nhưng nếu chủ quan, không phát hiện sớm và nếu không được chữa trị kịp thời lại có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng sau này. Nhưng thật không may là đôi khi cả hai bệnh đều không được chẩn đoán sớm bởi chúng có thể không có triệu chứng gì cả. Dấu hiệu thường thấy nhất là tiểu buốt, ra dịch nhiều, mùi khó chịu, đau khi quan hệ tình dục…
Bệnh viêm vùng chậu: Bệnh này xuất hiện khi vi khuẩn (thường là vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục) xâm nhập qua âm đạo vào tử cung. Đây thường là hệ quả sau cùng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục không chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ như Chlamydia. Bệnh viêm vùng chậu sẽ khó được chẩn đoán cho đến khi chị em phải chịu những cơn đau đớn hoặc khó có thai bởi thường thì chúng không gây triệu chứng gì, hoặc dấu hiệu lại dễ lẫn với các bệnh khác như: đau xương chậu, vùng kín có mùi khó chịu, ra nhiều dịch, sốt, mệt mỏi, đau rát khi giao hợp và tiểu buốt…
Ngoài những nguyên nhân trên, vùng kín nặng mùi cũng có thể không phải do nhiễm trùng âm đạo, có thể kể đến các yếu tố như: đổ mồ hôi quá mức, đặc biệt liên quan với béo phì; Táo bón mạn tính, đầy hơi và chế độ ăn uống dẫn đến gia tăng mùi trực tràng; Đái dầm, giải phóng amoniac; Đại tiện không kiểm soát; Ung thư âm hộ, khi đó nó là nguyên nhân dẫn đến hoại tử; Mưng mủ hay hoại tử do ung thư một bộ phận sinh dục khác; Hội chứng mùi cá ươn; Do âm đao trực tràng hoặc bàng quang có thể là sau sinh đẻ, chấn thương hay do phẫu thuật…
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Có rất nhiều dầu và các tuyến mồ hôi ở vùng âm đạo có thể gây ra mùi một cách tự nhiên. Nên dùng các loại xà phòng không mùi và dịu nhẹ để vệ sinh vùng nhạy cảm này. Hãy lau chùi từ trước ra sau khi đi vệ sinh và mặc quần lót sạch sẽ, thoáng mát cả ngày. Có nhiều sản phẩm được cho là giúp khắc phục các vấn đề về mùi nhưng hãy tránh xa chúng. Thụt rửa, xịt nước được cho là giúp giữ sạch vùng kín nhưng chúng lại gây ra nhiều vấn đề hơn. Chúng lấy đi các vi khuẩn có lợi trong âm đạo và các sản phẩm có mùi sẽ gây rát ngứa, khó chịu.
Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu bất thường nơi vùng kín, chị em cần đi khám phụ khoa để được phát hiện và chữa trị kịp thời.
BS. Băng Tâm
Theo Suckhoedoisong.vn
Sau khi quan hệ tình dục nhất định phải làm điều này - cặp đôi nào cũng phải biết
Sau khi quan hệ tình dục nhất định phải làm điều này - cặp đôi nào cũng phải biết, hãy lưu lại ngay.
Vệ sinh vùng kín đúng cách trước và sau khi quan hệ tình dục
Trước khi quan hệ tình dục, việc vệ sinh vùng kín sẽ giúp cho bạn và bạn đời đạt được những hưng phấn nhất định. Tuy nhiên sau khi quan hệ tình dục, bạn tuyệt đối không được quên việc vệ sinh vùng kín đúng cách đâu đấy nhé, bởi dịch âm đạo, dịch từ bao cao su, .... sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây hại cô bé đấy.
Luôn giữ cho "vùng kín" khô ráo
Nhiễm trùng âm đạo do nấm phát triển càng thuận lợi trong môi trường ẩm vì vậy cần giữ vùng phía ngoài âm đạo luôn được khô ráo. Sau khi tắm hoặc đi vệ sinh cần được lau khô sạch sẽ. "Vùng kín" của chị em luôn có chất bôi trơn "tự nhiên" giúp tránh được nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên những trường hợp độ ẩm vùng này tăng cao cần được lưu tâm vì làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hãy ăn sữa chua hàng ngày
Sữa chua chứa các lợi khuẩn (lactobacillus acidophilus) giúp khôi phục lại lượng vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột và thậm chí cả âm đạo của bạn. Bạn có thể ăn sữa chua hoặc sử dụng sữa chua không đường như một thuốc điều trị tại chỗ (khoảng một hoặc hai muỗng là đủ). Không sử dụng sữa chua có đường hay hương liệu khác vì đường sẽ giúp nấm men phát triển nhanh hơn. Đó không phải là điều tốt cho cơ thể bạn lúc này.
Dùng tỏi thường xuyên trong các món ăn
Tất cả các loại bệnh nhiễm trùng nấm men đều có thể được loại bỏ nhờ tính chất chống nấm của tỏi. Nghiền nát tỏi để tạo thành một hỗn hợp mịn và xoa trực tiếp vào khu vực bị nhiễm trùng. Tiếp tục làm như vậy vài giờ một lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Khám phụ khoa thường xuyên
Khám phụ khoa thường xuyên rất quan trọng đối với việc duy trì sức khỏe âm đạo của bạn. Mỗi phụ nữ nên khám phụ khoa lần đầu tiên khi 21 tuổi hoặc trong vòng ba năm kể từ khi sinh hoạt tình dục lần đầu tiên.
Chỉ có bác sĩ phụ khoa mới chẩn đoán được bệnh và các rối loạn có thể gây tổn hại cho âm đạo hoặc hệ thống sinh sản của bạn. Khi khám phụ khoa, bạn nên đồng thời thực hiện xét nghiệm Pap, để kịp thời phát hiện những thay đổi trong các tế bào âm đạo, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Theo Phunutoday
Gặp chuyện này hàng tháng mà các chị em vẫn mắc những lỗi sai tai hại Dù nguyệt san vẫn 'ghé thăm' hàng tháng nhưng các XX vẫn mắc phải những lỗi sai cơ bản sau. Nếu bạn đang có những thói quen này thì hãy thay đổi chúng ngay kẻo gây hại cơ thể đó nhé! Để băng vệ sinh quá lâu Một trong những lỗi sai mọi người thường bỏ qua khi dùng băng vệ sinh đó...