Vùng đất đáng sợ nhất Trái đất: Hai triệu năm không có nổi một giọt mưa
Suốt 2 triệu năm qua, nơi này chưa từng có một giọt mưa rơi xuống, vì sao vậy?
Vùng đất 2 triệu năm chưa từng có mưa này được gọi là Thung lũng khô (Thung lũng Mc Murdo). Thung lũng này còn được gọi là nơi khô hạn nhất trên Trái đất. Nó nằm ở Nam Cực và các nhà khoa học nhận định vùng đất này có điều kiện tự nhiên rất giống với sao Hỏa. Thậm chí, địa hình của thung lũng khô cũng khiến người ta liên tưởng tới việc đi dạo trên một hành tinh khác ngoài Trái đất.
Thung lũng Mc Murdo được mệnh danh là khô hạn nhất Trái đất bởi 2 triệu năm chưa từng có mưa. (Ảnh: Nat Geo)
Thung lũng khô diện tích 4.800 km2 với 3 thung lũng chính là: Taylor, Victoria và Wright. Thung lũng tuy nằm ở Nam Cực nhưng nơi này không hề có băng. Ngạc nhiên hơn là nhiệt độ của thung lũng khô rất thấp chứ không cao như sa mạc Nguyên nhân, không khí lạnh giữ hơi nước ít hơn 20 lần so với không khí nóng.
Video đang HOT
Lượng mưa trung bình khoảng 100mm mỗi năm song đều ở dạng tuyết. Tốc độ gió Katabatic thổi xuống nơi đây lên đến khoảng 322km mỗi giờ, có thể “thổi bay” băng và tuyết của miền Nam Cực, khiến độ ẩm ở đây thấp và băng tuyết không xuất hiện trong 8 triệu năm.
Khối băng duy nhất tồn tại ở đây lại nằm ở các sông băng, dọc theo thung lũng và hồ chứa. Lớp băng này dày 3-5m và tồn tại với dạng sông băng, là lớp băng vĩnh cửu bao phủ bề mặt sông hồ.
Vì điều kiện ở thung lũng Mc Murdo quá khắc nghiệt nên nơi này không hề có sự sống. Trong thung lũng này, các nhà khoa học không tìm thấy thực vật, động vật thân mềm hay động vật gặm nhấm.
Lớp băng duy nhất tồn tại ở đây dưới dạng sông băng. (Ảnh: Nat Geo)
Vùng đất kỳ lạ này cũng là nơi đầu tiên trên Trái đất chỉ một loại vi khuẩn angelito tồn tại được. Trên thực tế, loại vi khuẩn này sống ngay trong không gian vũ trụ. Vì địa hình và tự nhiên ở Thung lũng Mc Murdo tương tự như bề mặt Sao hỏa nên Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA ) đã thực hiện niều thí nghiệm ở khu vực này.
Tiết lộ khuôn mặt của 'nòng nọc sát thủ' đã khủng bố Trái đất trước khi có khủng long
Bằng cách ghép các mảnh của hộp sọ cổ đại lại với nhau, các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt của một sinh vật 'nòng nọc' giống cá sấu 330 triệu năm tuổi.
Crassigyrinus scoticus sống cách đây 330 triệu năm ở vùng đất ngập nước ngày nay là Scotland và Bắc Mỹ.
Với hàm răng khổng lồ và đôi mắt to, Crassigyrinus scoticus được điều chỉnh đặc biệt để săn mồi trong các đầm lầy ở Scotland và Bắc Mỹ.
Các nhà khoa học đã biết về loài đã tuyệt chủng, Crassigyrinus scoticus, hơn 10 năm trước. Nhưng do tất cả các hóa thạch được biết đến của loài ăn thịt nguyên thủy đều bị nghiền nát nghiêm trọng nên rất khó để tìm hiểu thêm về nó.
Giờ đây, những tiến bộ trong chụp cắt lớp vi tính (CT) và hình ảnh 3D đã cho phép các nhà nghiên cứu lần đầu tiên ghép các mảnh lại với nhau bằng kỹ thuật số, tiết lộ thêm chi tiết về loài thú cổ đại này.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, C. scoticus là một động vật bốn chân, mà loài động vật bốn chi có liên quan đến những sinh vật đầu tiên chuyển từ nước lên cạn. Động vật bốn chân (Tetrapods) bắt đầu xuất hiện trên Trái đất khoảng 400 triệu năm trước, khi các động vật bốn chân sớm nhất bắt đầu tiến hóa từ cá vây thùy.
Tuy nhiên, không giống như họ hàng của nó, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy C. scoticus là một động vật sống dưới nước. Điều này có thể là do tổ tiên của nó đã từ đất liền trở về nước, hoặc vì chúng chưa bao giờ đặt chân lên đất liền ngay từ đầu. Thay vào đó, chúng sống trong đầm lầy - những vùng đất ngập nước mà qua hàng triệu năm sẽ biến thành các kho chứa than - ở vùng đất ngày nay là Scotland và một phần của Bắc Mỹ.
Hàm răng khổng lồ và bộ hàm khỏe
Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học College London, Anh thực hiện cho thấy loài vật này có hàm răng khổng lồ và bộ hàm khỏe. Mặc dù tên của nó có nghĩa là "nòng nọc dày", nhưng nghiên cứu cho thấy C. scoticus có thân tương đối phẳng và các chi rất ngắn, tương tự như cá sấu Mỹ.
"Khi còn sống, Crassigyrinus có thể dài khoảng 2 đến 3 mét, khá lớn vào thời điểm đó. Nó có lẽ đã cư xử theo cách tương tự như cá sấu hiện đại, ẩn nấp dưới mặt nước và sử dụng cú đớp mạnh mẽ của mình để tóm lấy con mồi," tác giả chính của nghiên cứu Laura Porro, giảng viên về tế bào và sinh học phát triển tại Đại học College London, cho biết.
Kính viễn vọng James Webb truyền về ảnh hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên Kính viễn vọng James Webb đã chụp được những hình ảnh về hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời, một lần nữa chứng minh được sự kỳ vọng của giới thiên văn học kể từ kính thiên văn được phóng lên không gian năm ngoái. Những hình ảnh khác nhau của hành tinh HIP 65426 b do kính viễn vọng James Webb...