Vùng đất bỗng dưng mọc lên hàng nghìn nấm mồ khiến các nhà khoa học đau đầu
Vẫn chưa ai tìm ra được lý do hàng nghìn nấm đất nhô lên như những bọc bong bóng khổng lồ.
Trên một vùng thảo nguyên gần thành phố Olympia, Washington, Mỹ có hàng nghìn, hàng nghìn nấm mồ nhô lên khỏi mặt đất như bong bóng. Những nắm đất này được gọi là mồ Mima.
Mồ Mima có kích thước khoảng hơn 2 mét, được phát hiện lần đầu vào năm 1841 do nhà thám hiểm người Charles Wilkes tìm thấy. Từ đó đến nay, mồ Mima trở thành bí ẩn hấp dẫn các nhà khoa học.
Hàng nghìn nấm mồ Mima nổi lên trên mặt đất.
Ban đầu, Wilkes nghĩ rằng đây là mộ của người Ấn Độ cổ xưa. Tuy nhiên, khi đào lên, bên trong lại chẳng có gì. Những nấm mồ Mima này đã có tuổi đời hàng nghìn năm nhưng không ai có thể xác định nguyên nhân xuất hiện số lượng lớn nấm mồ này. Đã có rất nhiều giả thiết đưa ra như động đất, sông băng hay cả người ngoài hành tinh, tuy nhiên chưa có giải thiết nào thuyết phục được đa số.
Mồ Mima xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Có nơi gọi là gò đồng cỏ, có nơi gọi là gò mum hay đồi nhỏ,…Hình dạng và kích thước những gò đất này cũng khác nhau tùy từng khu vực. Có nơi, trong gò đất còn lẫn cả than, chất hữu cơ,…
Ban đầu, mồ Mima tại Washington có gần 900.000 cái, một con số quá khủng khiếp. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội, số lượng gò ngày càng giảm và đang cần được sự bảo vệ từ chính quyền để hình thái độc đáo này không bị mai một và biến mất.
Cận cạnh một nấm mồ Mima. Đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được bí ẩn về mồ Mima.
Video đang HOT
Mồ Mima thường có đường kính 2m hoặc hơn, bên trong chủ yếu là đất bình thường, không có gì đặc biệt.
Mồ Mima đã có tuổi đời hàng nghìn năm.
Một con sông chảy qua khu mồ Mima ở Washington, Mỹ.
Mồ Mima vào muà hoa.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Bí ẩn hiện tượng thiên nhiên kì thú: Đom đóm phát sáng cùng một nhịp
Vẫn chưa có lời lý giải thỏa đáng cho hiện tượng đom đóm phát sáng đồng bộ này.
Trong những tuần đầu tiên của tháng 6, du khách tham quan dãy núi Great Smokey nằm ở phía Đông Tennessee, Mỹ sẽ được chiêm ngưỡng một kì quan thiên nhiên hiếm có, đó là cảnh hàng ngàn các con đom đóm cùng phát sáng đồng thời như đèn trang trí Giáng Sinh treo lơ lửng trong không gian ban đêm vậy.
Nếu đến thăm dãy Great Smokey tại Mỹ, bạn có thể bắt gặp hiện tượng "đom đóm phát sáng đồng bộ".
Loài sinh vật có thể làm được điều này chính là Photinus carolinus, một trong số những loài đom đóm ít ỏi trên thế giới được biết đến với khả năng phát sáng đồng bộ của chúng chỉ trong vòng một phần 10 giây ngắn ngủi.
Đom đóm vốn là loài bọ cánh cứng sử dụng sự phát quang sinh học để phát sáng và thu hút bạn tình vào lúc xế chiều. Ánh sáng được tạo ra từ phần bụng dưới của chúng nơi các chất hóa học luciferin và enzim luciferase được tổng hợp và khi gặp các ion ma-giê và oxy, ánh sáng sẽ xuất hiện.
Sự phát quang sinh học xảy ra nhờ một phản ứng hóa học nằm ở bụng dưới đom đóm.
Hiệu suất của "đèn" đom đóm rất cao: hầu như 100% năng lượng được tạo ra từ phản ứng hóa học trên được chuyển hóa thành ánh sáng. Nếu làm phép so sánh, một bóng đèn sợi đốt chỉ chuyển hóa được 10% năng lượng thành ánh sáng, 90% còn lại thì biến thành nhiệt năng. Chính vì không tỏa ra nhiệt, ánh sáng được tạo ra bởi đom đóm được gọi là "nguồn sáng lạnh".
Khác với đèn sợi đốt, đom đóm phát ra ánh sáng có hiệu suất cao và không tỏa nhiệt.
Ban đầu, người ta cho rằng đom đóm sử dụng ánh sáng lập lòe của mình để cảnh báo các con khác trong đàn biết sự hiện diện của kẻ thù và các mối nguy hiểm. Nhưng bây giờ, chúng ta biết rằng đom đóm phát sáng như vậy là để giao tiếp với bạn tình khi ve vãn.
Ở một số loài, con đực sẽ bay xung quanh và phát sáng theo một nhịp điệu nhất định để đòi được kết đôi, trong khi đó con cái sẽ nằm yên trên đất hoặc trên thân cây, bụi cỏ và tìm kiếm con đực tiềm năng. Khi nó chọn được một bạn tình, con cái sẽ phản ứng lại bằng nhịp điệu phát sáng riêng của nó.
Đối với các loài đom đóm khác, mọi thứ thật hỗn loạn vì mỗi con đực lại phát sáng theo một nhịp riêng, cố gắng hết sức để gây ấn tượng con cái. Còn với loài đom đóm phát sáng đồng bộ như Photinus carolinus, cách thức ve vãn của chúng lại có phần trật tự hơn. Tất cả các con đực dường như cùng nhau thỏa thuận để phát sáng cùng một lúc, với mỗi đợt phát sáng là một chuỗi 5 đến 8 đốm sáng ngắn, tiếp sau là một khoảng tối từ 8 đến 10 giây.
Để tránh lộn xộn, bằng cách nào đó loài đom đóm Photinus carolinus đã "bảo nhau" để phát sáng theo cùng một nhịp.
Các nhà nghiên cứu tin rằng đom đóm đồng bộ hóa nhịp phát sáng của mình để khiến con cái có thể nhận ra nhịp điệu của con đực dễ dàng hơn. Khi ấy, sự hỗn loạn về thị giác sẽ được giảm thiểu và giúp cả con đực lẫn con cái có thể tìm nhau dễ dàng hơn.
Marc Branham, nhà sinh vật học tại Đại học Florida giải thích: "Giống như khi bạn đang ở trong một sân vận động khổng lồ vậy. Nếu tất cả mọi người đều hò reo cùng một câu nói nhưng vào những thời điểm khác nhau, sẽ không nghe ra cái gì cả. Nhưng nếu tất cả nói cùng một lúc, bạn có thể nhận ra ai đang ở gần và ai đang ở xa". Dù vậy, cơ chế đằng sau sự đồng bộ nhịp nhàng này là gì thì vẫn còn là một bí ẩn.
Đến nay vẫn chưa có một lời giải thích nào cho hiện tượng kì lạ này.
100 năm trước đây, các nhà khoa học thậm chí còn không tin việc phát sáng đồng bộ lại có thể xảy ra. Họ đã nghi ngờ sau khi nghe những người thám hiểm vùng Đông Nam Á thuật lại việc nhìn thấy đom đóm phát sáng đồng bộ. Trên thực tế, hiện tượng này diễn ra khá phổ biến dọc theo các bờ sông ở vùng rừng rậm phía Đông Nam Á ví dụ như Malaysia và Philippines, nơi đom đóm quanh năm tìm kiếm bạn tình. Ở bán cầu phía Tây, cụ thể là dãy núi Great Smoky, mùa giao phối lại khá ngắn ngủi và chỉ kéo dài khoảng 2 tuần một năm.
Đom đóm phát sáng đồng bộ còn có thể được nhìn thấy tại một số nơi khác trên nước Mỹ như Công viên Quốc gia Congaree ở phía Bắc Carolina, Rừng Quốc gia Allegheny ở Pennsylvania, Khu Quản lý Thiên nhiên hoang dã Oak Ridge ở Tennessee, và Cajon Bonito ở bang Arizona.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Kỳ lạ cảnh gấu mẹ đen, gấu con trắng Là loài gấu đen, nhưng gấu con này lại có... màu trắng, khác hẳn màu lông của mẹ nó. Những bức ảnh về con gấu có màu lông trắng hiếm gặp này được nhiếp ảnh gia Arthur De Jong chụp trên ngọn núi Whistler-Blackcomb ở British Columbia (Canada). Lúc đó, nó đang chơi đùa với gấu mẹ. Gấu con 5 tháng tuổi này...