Vùng cao Sơn La đảm bảo cơ sở vật chất cho năm học mới
Sơn La là tỉnh miền núi do đó hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp học ở nhiều địa phương còn thiếu thốn, khó khăn.
Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, huyện Quỳnh Nhai dọn vệ sinh trường học.
Vì vậy, ngành giáo dục Sơn La đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho năm học mới.
Trường Tiểu học Chiềng Cang, huyện Sông Mã là một trong những trường có nhiều điểm trường với 12 điểm lẻ. Các điểm trường lẻ thường nằm ở những bản cách xa trung tâm, hệ thống phòng học nhiều nơi còn là nhà tạm. Những năm qua, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, ngành giáo dục địa phương đã vận động xã hội hóa để xây dựng các phòng học kiên cố cho ngôi trường này. Trước thềm năm học mới 2021-2022, giáo viên và học sinh nơi đây đã đón nhận niềm vui khi dãy nhà 4 phòng học khang trang đã được hoàn thành. Đây là những phòng học được xây dựng từ nguồn vận động xã hội hóa của các nhà hảo tâm với số tiền hơn 700 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiềng Cang chia sẻ, trước đây do phòng học còn thiếu nên nhà trường phải bố trí việc học hai ca ở một số điểm lẻ. Nhưng khi có thêm các phòng học mới như hiện nay sẽ không còn tình trạng học sinh phải chia ra học hai ca mà mỗi khối lớp đều được học 2 buổi/ngày. Qua đó góp phần quan trọng trong việc quản lý và nâng cao chất lượng cho học sinh.
Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, huyện Quỳnh Nhai sắp xếp lại thư viện.
Sông Mã là huyện vùng cao, biên giới địa bàn trải rộng nên hệ thống các điểm trường tương đối lớn. Vì thế, nguồn lực của Nhà nước để đầu tư chưa đáp ứng hết việc kiên cố hóa trường lớp học. Theo thống kê, tại địa phương này còn khoảng 70 phòng học tạm. Do đó, ngành giáo dục đã nỗ lực huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sông Mã cho biết, để từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều năm qua, ngành giáo dục đã đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tích cực kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp có năng lực tài chính hỗ trợ xây dựng trường lớp. Trong năm học vừa qua, ngành giáo dục đã vận động được 25 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất và kiên cố trường lớp học. Bước vào năm học 2021-2022, sẽ có thêm 50 phòng học được tu sửa, xây mới được đưa vào sử dụng.
Còn tại huyện vùng cao Quỳnh Nhai, năm học 2021-2022 có 79 điểm trường với hơn 19.000 học sinh. Thời gian qua, do ảnh hưởng từ thiên tai, bão lũ, gây thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, gây ảnh hưởng đến việc chuẩn bị cho các em học sinh bước vào năm học mới. Để đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, đặc biệt đối với một số trường đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, vừa qua huyện Quỳnh Nhai đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp học, nhà bán trú.
Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, huyện Quỳnh Nhai sắp xếp lại phòng ở bán trú của học sinh.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai thông tin, năm học 2021 – 2022 huyện đăng ký phấn đấu 8 trường ở ba cấp học Mầm non, Tiểu học và Trung học Cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Do đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp học đã được các đơn vị chú trọng. Trong đó, chú trọng huy động thêm nguồn lực xã hội hóa, vận động nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực để cải tạo, sửa chữa phòng học, phòng nội trú, nhà bếp, nhà ăn.
Theo thống kê, tỉnh Sơn La hiện có hơn 13.000 phòng học, trong đó có khoảng 9.000 phòng học kiên cố. Vừa qua, đã có trên 350 phòng học được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, bổ sung từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và nguồn xã hội hóa.
Theo ông Cầm Văn An, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, ngay từ khi kết thúc năm học 2020-2021, Sở đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố rà soát đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp. Đến thời điểm này, các trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn sàng cho năm học mới. Đối với cấp Tiểu học, cơ bản đáp ứng đủ 1 phòng/lớp học, đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 75%. Ngoài ra, cơ sở vật chất như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhà làm việc, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, nhà ở bán trú, công trình nhà vệ sinh, nước sạch, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Gấp rút hoàn thiện trường lớp, đáp ứng chương trình mới
Xác định sự cấp thiết của việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, ngành GD Thái Nguyên đang nỗ lực xây dựng trường lớp phòng học, đây cũng là điều kiện giúp các nhà trường vượt qua khó khăn trước bối cảnh dịch bệnh
Trường Tiểu học Thượng Đình (Phú Bình) được đầu tư xây mới nhà 3 tầng với 10 phòng học, đang hoàn thiện để kịp đưa vào sử dụng cho năm học mới
Huy động nguồn lực xây dựng trường lớp
Trong những năm vừa qua, Thái Nguyên luôn quan tâm bố trí kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp, nhằm đảm bảo điều kiện dạy học cho con em nhân dân. Giai đoạn 2016 - 2020, Thái Nguyên đã xây mới và sửa chữa hơn 5.000 phòng học, gần 2.300 phòng bộ môn và các công trình phụ trợ phục vụ học tập, với sự huy động đa dạng các nguồn kinh phí.
Theo đó, tổng kinh phí cho xây mới là hơn 2.733 tỷ đồng (ngân sách trung ương chiếm 11,98%, ngân sách tỉnh chiếm 21,1%, ngân sách huyện/thành chiếm 61,51%, nguồn huy động khác chiếm 5,4%); Tổng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất là hơn 735 tỷ đồng (ngân sách tỉnh chiếm 29,81%, ngân sách huyện/thành chiếm 63,49%, nguồn huy động khác chiếm 6,68%).
Dù vậy, trên thực tế, cho đến nay vẫn còn một số trường phải sử dụng phòng bộ môn, phòng họp để làm phòng học, chưa kể nhiều phòng học do niên hạn sử dụng đã lâu nên xuống cấp.
Bước vào thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, yêu cầu về phòng học, trường lớp càng đòi hỏi cao hơn. Theo rà soát, toàn tỉnh Thái Nguyên sẽ cần bổ sung: Cấp mầm non là 485 phòng học, 409 phòng bộ môn và công trình phụ trợ; Cấp tiểu học là 468 phòng học, 1.310 phòng bộ môn và công trình phụ trợ; cấp THCS là 548 phòng học, 1.109 phòng bộ môn và công trình phụ trợ; cấp THPT là 64 phòng học, 162 phòng bộ môn và công trình phụ trợ.
"Sở GD&ĐT đã tham mưu, đề nghị tổng hợp cân đối các nguồn ngân sách, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, trong đó ưu tiên các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhất là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đồng thời đẩy mạnh phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập để góp phần giải quyết yêu cầu cở sở vật chất trường học" - ông Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết.
Trước vấn đề này, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã rà soát thực tế, xây dựng đề án và trình đề nghị tỉnh phê duyệt, đầu tư kinh phí nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo kế hoạch, Thái Nguyên sẽ đầu tư xây dựng bổ sung 1.560 phòng học, 3.000 phòng bộ môn và phục vụ học tập (Giáo dục thể chất, Giáo dục nghệ thuật, Tin học, Ngoại ngữ, Đa chức năng, Tư vấn học đường...).
Địa phương vào cuộc
Nắm bắt nhu cầu của các nhà trường, nhiều địa phương đã vào cuộc tích cực, với những đầu tư nhằm bổ sung, hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đáp ứng điều kiện cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhà lớp học 2 tầng với 10 phòng học của trường Tiểu học và THCS Thị trấn Quân Chu (Đại Từ) đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng
Đối với huyện Phú Bình, năm học 2021 - 2022 toàn huyện có 61 trường với quy mô 1.145 lớp học, tăng 40 lớp so với năm học trước. Trong năm 2020, huyện Phú Bình đã đầu tư trên 100 tỷ đồng để xây mới và kiên cố hóa 8 công trình với 100 phòng học, phòng hoạt động chuyên môn.
"Sự đầu tư kịp thời của UBND huyện Phú Bình đã giúp ngành giáo dục địa phương tháo gỡ được khó khăn rất lớn về hệ thống phòng học, trường lớp. Đây là yếu tố vo cùng quan trọng, nhằm đảm bảo điều kiện dạy học, nhất là việc đáp ứng yêu cầu của chương trình mới" - ông Nguyễn Đình Toán, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phú Bình nhấn mạnh.
Đối với huyện Đại Từ, năm 2020 vừa qua, địa phương đã đầu tư xây mới 6 công trình nhà lớp với 61 phòng, sửa chữa 9 hạng mục, tổng kinh phí trên 45 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đó có trên 2,3 tỷ đồng có được từ nguồn xã hội hóa.
Trường Tiểu học và THCS Thị trấn Quân Chu (Đại Từ) vừa được đầu tư hơn 6 tỷ đồng, xây mới nhà lớp học 2 tầng với 10 phòng học. Hiện công trình đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến sẽ hoàn thành trước khi năm học mới bắt đầu.
"Việc được xây mới nhà lớp học sẽ giúp chúng tôi tránh được khó khăn lớn về phân bổ phòng tổ chức dạy học, các em sẽ không phải chia ca mà có đủ phòng để học 2 buổi. Nhà trường cũng sẽ có điều kiện để bố trí các phòng học chức năng, thư viện, để có thể triển khai theo chương trình mới" - cô giáo Hoàng Thị Tú, Hiệu trưởng nhà trường trao đổi.
Trong bối cảnh đang phải tập trung cho phòng, chống dịch bệnh như hiện nay, việc các địa phương vẫn dành sự đầu tư không nhỏ cho xây dựng trường lớp phòng học cho thấy sự quan tâm rất lớn cho giáo dục. Đây cũng là một thuận lợi căn bản, giúp cho các nhà trường vượt qua những khó khăn trước bối cảnh dịch bệnh khi mà năm học mới sắp đến, tập trung triển khai tốt yêu cầu mà chương trình giáo dục phổ thông mới đề ra.
2 tỉnh thành cho học sinh đi học lại từ tuần sau, nơi sớm nhất là ngày mai 16/8 Bắt đầu từ tuần sau, sẽ có 2 địa phương bắt đầu cho học sinh tựu trường là: Sơn La (ngày 16/8) và Hà Giang (ngày 20/8). Ảnh minh họa 1. Sơn La Sơn La sẽ là địa phương cho học sinh tựu trường sớm nhất khi bắt đầu từ ngày 16/8 đối với các cơ sở giáo dục phổ thông (bao gồm:...