Vùng biên A Dơi chuyển mình từ những nếp nhà mới, rừng cao su tiền tỷ
A Dơi (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) là xã biên giới, vùng sâu, vùng xa nằm trong diện đặc biệt khó khăn.
Với xuất phát điểm từ con số 0, sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội địa phương đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tạo diện mạo mới cho địa phương.
Đi lên từ con số 0
Xã A Dơi có 10 thôn đều thuộc diện đặc biệt khó khăn, diện tích tự nhiên toàn xã 29.3835 ha, dân số 724 hộ, 3.416 khẩu với 3 dân tộc cùng sinh sống là Pa Cô, Vân Kiều và dân tộc Kinh. Trong đó dân tộc Vân Kiều chiếm đa số với 473 hộ (2,243 khẩu), tương đương 65,3 % số dân toàn xã.
Khi bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM (năm 2011), xã A Dơi gần như đi lên từ con số 0 khi không có tiêu chí nào đạt. Cơ sở hạ tầng của xã thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn; kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao…
Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội xã A Dơi đã có bước phát triển, đáp ứng nhu cầu sinh hoạtvà sản xuất của người dân. T.T
Ông Hồ Xa Cách – Chủ tịch UBND xã A Dơi cho biết: Do tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số của xã chiếm tỷ lệ lớn, đời sống bấp bênh nên bà con cũng không được học hành đầy đủ, trình độ văn hóa hạn chế. Cái khó khăn nhất trong quá trình xây dựng NTM của A Dơi chính là làm thế nào để đạt tiêu chí hộ nghèo, nhà ở và sản xuất.
Tuy nhiên, xác định xây dựng NTM là chương trình có ý nghĩa, đem lại lợi ích cho chính bà con, đồng thời là chương trình dài hơi, có điểm khởi đầu nhưng không có kết thúc, cần sự nỗ lực của cả cộng đồng nên A Dơi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các buổi họp thôn. Các nội dung của chương trình xây dựng NTM cũng được lồng ghép vào các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Video đang HOT
Thông qua đó, các chủ trương, chính sách và phương pháp triển khai xây dựng nông thôn mới đã được thông tin, phổ biến sâu rộng, kịp thời đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Trong quá trình đó, xã đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình cao của nhân dân. Đáng chú ý là đã có 8 hộ dân tự nguyện hiến hơn 3.600m2 đất làm đường giao thông và công trình trường học.
Từ một xã đặc biệt khó khăn, đến tháng 7/2019, A Dơi đã hoàn thành 11/19 tiêu chí nông thôn mới. Đời sống nhân dân dược nâng lên đáng kể, bộ mặt nông thôn được khởi sắc, thu nhập bình quân đầu người đạt 7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 47,88%.
“Tới đây, địa phương sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển thương mại dịch vụ làm lĩnh vực trọng tâm của kinh tế xã” – ông Cách cho biết thêm.
Nâng cao thu nhập
Từ khi được Nhà nước đầu tư làm đường, giao thông thuận tiện hơn, bà con cũng đã bớt được phần nào sự vất vả. Gia đình nhà tôi nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, giờ đây thu nhập bước đầu đã ổn định, bình quân đạt 50 triệu đồng/năm”.
Bà Lê Thị Cam
Cũng theo ông Cách, để giải quyết các khó khăn của xã và thực hiện chỉ đạo của HĐND, UBND huyện, A Dơi đã chuyển đổi một số diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây cao su để nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân vùng dân tộc thiểu số từ cây công nghiệp.
Từ hiệu quả mà cây cao su mang lại, tới đây A Dơi tiếp tục vận động, tuyên truyền về các thôn để mở rộng diện tích trồng cây cao su, phấn đấu nâng số diện tích cao su lên 2ha/hộ.
Theo già làng Hồ Văn Cơn (thôn Prin Thành), nhờ chương trình xây dựng NTM mà A Dơi đã có điện, đường, trường, trạm, các công trình được xây dưng khang trang, đầy đủ. Bên cạnh đó, bà con trong thôn cũng được hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất đời sống ngày càng được cải thiện tốt hơn.
Bà Lê Thị Cam, thôn Trung Phước chia sẻ: Trước đây đường sá trong thôn toàn là đường đất đi lại rất vất vả. Thu nhập của gia đình chủ yếu từ cây sắn nên rất thấp và bấp bênh. Nhưng từ khi được nhà nước đầu tư làm đường, giao thông thuận tiện hơn, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng bà con cũng đã vơi đi được phần nào nỗi vất vả.
Đặc biệt là nhờ chủ trương chuyển đổi cây trồng mà kinh tế của người dân đã được nâng lên. Đến nay đã có khoảng 70% gia đình trong thôn được xóa đói giảm nghèo. Đơn cử như gia đình nhà tôi nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, giờ đây thu nhập của gia đình bước đầu đã ổn định, bình quân đạt 50 triệu đồng/năm – bà Cam cho biết thêm.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì chương trình xây dựng NTM tại xã vùng biên A Dơi vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Nhận thức về chương trình MTQG xây dựng NTM ở một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa rõ ràng dẫn đến việc phó thác cho cấp uỷ củng như chính quyền tự chỉ đạo thực hiện.
“Do đó, để hoàn thành chương trình xây dựng NTM, trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND xã A Dơi cho biết sẽ tiếp tục rà soát triển khai hoàn thiện các tiêu chí đã đạt được. Cùng với nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu, đó là triển khai thực hiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đến năm 2020 đạt thêm từ 1 đến 2 tiêu chí” – ông Cách chia sẻ.
“Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông về xây dựng nông thôn mới năm 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Trên - dưới đồng lòng, Quế An đổi thay
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cùng cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Quế An (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đổi thay đáng kể.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cùng cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn xã Quế An (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đổi thay đáng kể.
Ông Lương Văn Phước - Chủ tịch UBND xã Quế An cho biết, quá trình xây dựng NTM, Đảng ủy, chính quyền xã luôn chú trọng phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là vai trò gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên, nhằm động viên, khích lệ cho cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thường xuyên xuống cơ sở để lắng nghe, tranh thủ sự hiến kế của các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện các tiêu chí NTM.
Giao thông được đầu tư xây dựng đã tạo được sự liên kết, thông thương giúp người dân xã Quế An phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ảnh: T.H
Phong trào làm giao thông nông thôn ở Quế An là một "điểm nhấn" trong Chương trình xây dựng NTM với sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng của người dân thông qua việc hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí, ngày công.
Đến nay, đường xã, liên xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 11,3km, đạt 100%. Đường trục thôn, liên thôn đã nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn được 18,807km đạt 100%. Đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 10,975km. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa 1,350km.
Bên cạnh giao thông, hàng loạt công trình phục vụ dân sinh khác được địa phương đầu tư, nâng cấp như: Trường học, trạm y tế, điện, nhà văn hóa...
Tính đến tháng 3/2020 Quế An đạt 13/19 tiêu chí NTM, còn lại 6 tiêu chưa đạt gồm: Thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, tổ chức sản xuất, môi trường. Năm 2020, Quế An phấn đấu đạt thêm 2 tiêu chí thủy lợi, trường học.
Ông Phước cho biết, hiện nay ngoài xây dựng NTM, địa phương đang tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế để tăng thu nhập cho người dân. Các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả như: Chăn nuôi lợn, gà, vịt, các mô hình ươm cây giống, đặc biệt là trồng rừng... đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Từ nguồn vốn sự nghiệp phát triển sản xuất năm 2019 địa phương đã xây dựng dự án trồng sả theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm với tổng kinh phí là 613 triệu đồng, trong đó nguồn vốn sự nghiệp NTM là 250 triệu đồng. Địa phương đã hợp đồng với HTX An Hiệp Phát đang triển khai dự án này. Ngoài ra, tại xã có các mô hình phát triển kinh tế như: Cánh đồng kỹ thuật, mô hình chăn nuôi bò sinh sản...
Trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, các loại hình hoạt động kinh doanh như mộc, cơ khí, xây dựng, vận tải và kinh doanh buôn bán nhỏ trên địa bàn tiếp tục được phát huy. Xí nghiệp may Ánh Sáng III được xây dựng trên địa bàn xã đã góp phần giải quyết được hàng nghìn lao động tại địa phương.
Những năm qua, Quế An đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm nghèo nhanh, bền vững. Nhờ đó, mà thu nhập của người dân xã Quế An ngày một nâng cao. Hiện thu nhập bình quân của xã đạt 33,5 triệu đồng (năm 2019), tăng 4,5 triệu đồng so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo còn 2,97%.
TP Cẩm Phả đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật Nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được TP Cẩm Phả quan tâm chú trọng. Từ đó, đã tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân,...