Vùng 5 Hải quân kịp thời cứu kéo tàu cá Kiên Giang mắc cạn
Sau gần 5 giờ tích cực cứu kéo, đến 13h cùng ngày, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã đưa được tàu cá ra khỏi nơi mắc cạn an toàn.
Chiều 2/8, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân đã kéo tàu cá Kiên Giang số hiệu KG 93003 TS ra khỏi nơi mắc cạn thành công.
Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, khoảng 3h sáng 1/8, tàu cá KG 93003 TS đang neo đậu tại khu vực vịnh An Thới, Phú Quốc, Kiên Giang thì bị sóng đánh đứt dây neo, tàu trôi dạt vào bờ và mắc cạn. Trước nguy cơ tàu bị sóng đánh lật, chủ tàu đã liên hệ đề nghị Vùng 5 Hải quân cứu nạn khẩn cấp.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân kéo tàu cá Kiên Giang ra khỏi nơi mắc cạn.
Video đang HOT
Nhận được thông tin, lúc 6h30 cùng ngày, Vùng 5 đã điều Tàu 466, 470, 976 cùng hơn 50 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 127 và Tiểu đoàn 563 đến hiện trường, nhanh chóng triển khai các phương án cứu nạn.
Trung tá Lê Chí Quốc, Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 127 cho biết, do thời tiết mưa dông, sóng to, gió lớn nên công tác cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự chủ động, quyết tâm cao, sau gần 5 giờ tích cực cứu kéo, đến 13h cùng ngày, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã đưa được tàu cá ra khỏi nơi mắc cạn an toàn.
Tàu KG 93003 TS hành nghề thu mua hải sản, trên tàu có 3 thuyền viên do ông Nguyễn Văn Út, 45 tuổi, ngụ khu phố 7, phường Rạch Sỏi, TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang làm thuyền trưởng./.
Xử lý mạnh tay ngư dân đánh bắt cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Bình Định là địa phương rất mạnh tay trong xử phạt hành chính tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Sau thời gian dài tuyên truyền và ban hành những quyết định xử phạt hành chính rất nặng, thậm chí xử lý hình sự các chủ tàu vi phạm vùng biển nước ngoài khi đánh bắt hải sản, ngư dân tỉnh Bình Định đã dần thay đổi thói quen, chấp hành nghiêm túc Luật Thủy sản 2017. Không chỉ lắp đặt đầy đủ thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá, ngư dân Bình Định còn thực hiện nghiêm chế độ khai báo trên biển, đăng ký khi tàu về cảng... Đây là bước chuyển biến rõ rệt, hướng đến một nghề cá có trách nhiệm.
Bộ đội Biên phòng lên tận tàu cá tuyên truyền cho ngư dân.
Sau gần 3 tuần lênh đênh trên biển, ngư dân Huỳnh Văn Quốc, ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá BĐ 93317 cập cảng cá Quy Nhơn để bán sản phẩm. Ông Quốc cho biết, giờ đây, tàu cá của ông trang bị đầy đủ thiết bị giám sát hành trình, áo phao.
Đặc biệt, quy trình khai báo trước 1 giờ khi xuất bến hoặc vào bến được các chủ tàu tuân thủ nghiêm túc. Trước đây, về tới cảng cá, cứ thấy chỗ nào trống thì cho tàu vào neo đậu, ưu tiên bán hải sản trước. Thói quen này khiến cảng cá trở nên lộn xộn. Thời gian gần đây, các chủ tàu chủ động gọi điện đăng ký với Ban Quản lý cảng cá, sau đó cho tàu vào khai báo lịch trình, ngư trường để làm tư liệu truy xuất nguồn gốc đánh bắt, sau đó mới bán hải sản.
Ông Huỳnh Văn Quốc cho biết, giờ ai cũng muốn làm ăn đàng hoàng để sớm được rút thẻ vàng: "Tất cả anh em tàu thuyền đi đánh bắt xa bờ phải chấp hành nghiêm chỉnh theo Luật của Nhà nước đã ban hành. Mong bà con chấp hành theo Luật cho tốt, để giữ trật tự trị an và đồng thời mình làm ăn cho đàng hoàng, nghiêm chỉnh."
Trước đây, việc tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện việc chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp và tuyên truyền Luật Thủy sản 2017 dường như khoán trắng cho ngành nông nghiệp và địa phương. Còn bây giờ, các lực lượng như Bộ đội Biên phòng, Công an, Chi cục Thủy sản đều tích cực phối hợp tuyên truyền thực hiện Luật Thủy sản.
Hiện nay, tại cảng cá Quy Nhơn và cảng cá Đề Gi, huyện Phù Cát, ngoài lực lượng thực thi nhiệm vụ của Ban Quản lý cảng cá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh thành lập 2 tổ công tác liên ngành. Trong đó, tổ công tác trên bờ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lập lại trật tự tàu cá neo đậu tại cảng cá. Tổ kiểm tra dưới nước thực hiện việc tuần tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, tàu cá hoạt động khai thác thủy sản từ vùng lộng trở vào đến vùng nội thủy do tỉnh quản lý.
Thượng úy Bùi Thế Nhựt, Tổ Tuần tra kiểm soát ở cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: "Đợt tuần tra kiểm soát này chú trọng công tác tuyên truyền cho bà con ngư dân hiểu và nhận thức chấp hành đúng theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bà con ngư dân cần chấp hành đúng theo quy định khi hoạt động khai thác thủy sản hoặc khi ra vào cập cảng, neo đậu bán cá."
Tuyên truyền ngư dân về đánh bắt đúng lãnh hải nước ta.
Tỉnh Bình Định có số lượng tàu cá rất lớn với gần 6.500 chiếc, trong đó hơn 3.000 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Đến nay, toàn bộ số tàu cá này đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo đúng lộ trình đặt ra. Chỉ còn gần 100 tàu cá không đăng ký lắp thiết bị giám sát hành trình vì không đăng ký đánh bắt xa bờ. Đây là một nỗ lực lớn, thể hiện sự nghiêm túc vì một nghề cá bền vững của ngư dân và chính quyền Bình Định.
Bình Định cũng là địa phương rất mạnh tay trong xử phạt hành chính tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tháng 4 vừa qua, tỉnh này quyết định phạt 4 chủ tàu, mỗi tàu 900 triệu đồng theo Nghị định 42 của Chính phủ do đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài, thể hiện quyết tâm của địa phương nhằm thay đổi tư duy, hướng đến nghề cá bền vững. Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ngoài phạt hành chính, tỉnh còn đề nghị xử lý hình sự nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, địa phưng còn quy định việc sử dụng các thiết bị giám sát hành trình trên biển nghiêm túc để ngư dân ý thức hơn vì một nghề cá bền vững.
Rau xanh trên mảnh đất nhiễm phèn Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân đóng quân trên huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Thời tiết khắc nghiệt, đất đai nhiễm phèn mặn, khô cằn nhưng cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đã nỗ lực, khắc phục khó khăn, biến những dải đất cát bạc màu thành khu tăng gia tập trung xanh mát. Chúng tôi đến thăm Tiểu đoàn...