Vui học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
Từ ngày 16 đến 19-9, Sở Giáo dục và ào tạo (GD&T) TP Cần Thơ phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tổ chức Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) học sinh, sinh viên TP Cần Thơ lần thứ XII năm 2022.
Hội thao đã tạo sân chơi bổ ích cho các học sinh, sinh viên cũng như góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục QP&AN ở các trường.
Từ ngày 16 đến 19-9, Sở Giáo dục và ào tạo (GD&T) TP Cần Thơ phối hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tổ chức Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) học sinh, sinh viên TP Cần Thơ lần thứ XII năm 2022. Hội thao đã tạo sân chơi bổ ích cho các học sinh, sinh viên cũng như góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục QP&AN ở các trường.
Các VV tham gia Hội thao Giáo dục QP&AN học sinh, sinh viên TP Cần Thơ lần thứ XII năm 2022.
Năm nay, Hội thao Giáo dục QP&AN học sinh, sinh viên thành phố có 39 trường THPT và cao đẳng trên địa bàn thành phố tham gia. Sau lễ khai mạc, 333 vận động viên (VV) thi đấu 10 môn, như: đội ngũ tiểu đội, đội ngũ từng người không có súng, tháo lắp thông thường súng tiểu liên AK, kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương, chạy vũ trang 800m có vác súng tiểu liên AK, ném lựu đạn xa trúng đích… Các VV đã thể hiện quyết tâm đạt thành tích cao, bình tĩnh và thi đấu cao thượng. Em Bùi Phạm Lan Anh, học sinh lớp 10A8, Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, cho biết: “Hội thao đã giúp em trang bị thêm các kiến thức về QP&AN, kỹ năng sơ cứu vết thương và chuyển thương… Em cũng quen biết được nhiều anh, chị đến từ các trường; tham gia nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ”.
Không chỉ là sân chơi bổ ích cho các học sinh, sinh viên, Hội thao năm nay còn là dịp để các giáo viên môn Giáo QP&AN thể hiện kỹ năng quản lý, hỗ trợ chuyên môn cho các VV. Trước đó, các giáo viên tổ chức tập luyện cho học sinh, sinh viên để thi đấu đạt thành tích cao tại Hội thao, điển hình như thầy Võ Thành Thi, giáo viên môn Giáo dục QP&AN của Trường THPT Thới Lai, huyện Thới Lai. Thầy Võ Thành Thi giảng dạy môn Giáo dục QP&AN từ năm 2016. Những năm qua, thầy Thi đã có nhiều sáng kiến phục vụ giảng dạy môn Giáo dục QP&AN cũng như tổ chức nhiều hoạt động tương tác, gợi mở học sinh phát biểu khi học; kết hợp giảng dạy môn học và giáo dục truyền thống quê hương… Hội thao năm nay Trường THPT Thới Lai đạt giải Ba toàn đoàn đã tạo động lực rất lớn cho các giáo viên, học sinh ở trường. Thầy Võ Thành Thi chia sẻ: “Từ cuối tháng 8, chúng tôi tham mưu Ban Giám hiệu trường tuyển chọn 9 VV ở các khối lớp để tham gia Hội thao. Các em đã tích cực tập luyện và thi đấu quyết tâm. Sau Hội thao, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo ra nhiều sáng kiến trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục QP&AN cho học sinh cũng như chuẩn bị cho Hội thao lần sau”.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở GD&T thành phố, Hội thao Giáo dục QP&AN học sinh, sinh viên lần thứ XII năm 2022 có nhiều điểm mới so với các lần đã tổ chức trước đây, như: số lượng đoàn, VV tham gia tăng; các hoạt động có liên quan đến Hội thao được tổ chức long trọng, chuyên nghiệp… Ban Tổ chức Hội thao đã tổ chức cho các đoàn VV tham quan ền thờ Vua Hùng tại TP Cần Thơ; các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn các quận Ninh Kiều, Bình Thủy nhằm góp phần giáo dục truyền thống quê hương, dân tộc.
Ban Tổ chức Hội thao đã trao 262 giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho các VV và các đoàn có thành tích tốt. Trong đó, hai giải Nhất toàn đoàn ở các khối được trao cho Trường THPT Lưu Hữu Phước (quận Ô Môn) và Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ. Năm nay, thành tích của các trường khá đồng đều, trong đó 36/39 đoàn tham gia đều có VV đạt giải. Thời gian tới, Ban Tổ chức Hội thao sẽ tuyển chọn các VV ưu tú đại diện cho lực lượng học sinh thành phố tham gia Hội thao Giáo dục QP&AN học sinh THPT toàn quốc lần thứ III do Bộ GD&T tổ chức tại TP Cần Thơ vào tháng 12-2022.
Các trường ở Huế sẽ có Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực học đường
Lãnh đạo Sở Giáo dục đã phải họp khẩn với các phòng, ban liên quan để chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường tái diễn ngày từ đầu năm học.
Ngày 22/9, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tân - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Sở vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống bạo lực học đường ngay từ đầu năm học 2022 - 2023.
Vụ việc nữ sinh đánh bạn chảy máu đầu vừa mới xảy ra tại Trường trung học cơ sở Lộc Thủy. Ảnh cắt từ clip.
Trước đó, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế liên tiếp xảy ra các vụ học sinh đánh nhau sau đó quay clip tung lên mạng xã hội (3 vụ việc liên tiếp trong vòng một tháng qua) khiến dư luận bức xúc, phụ huynh lo lắng.
Mới đây nhất là vụ việc xảy ra ngày 14/9 tại Trường trung học cơ sở Lộc Thủy (huyện Phú Lộc). Theo đó, do mâu thuẫn trong việc nhờ mua nước uống, một nữ sinh lớp 8/4 của trường này đã dùng gậy đánh chảy máu đầu một bạn nữ học cùng lớp. Nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện để thăm khám và chăm sóc sức khỏe.
Trước thực trạng trên, ngày 19/9, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đã có cuộc họp khẩn với các phòng, ban liên quan thuộc Sở như: Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp và Chính trị, tư tưởng - Công tác học sinh, Giáo dục Phổ thông, Thanh tra Sở... để có giải pháp chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường.
Theo đó, mặc dù trong thời gian qua Sở đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp như: ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề phòng chống bạo lực học đường, tổ chức tập huấn đội ngũ, tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan chức năng như Công an, chính quyền địa phương...
Nhưng tình trạng này vẫn tái diễn, nhất là các vụ việc xảy ra vào đầu năm học 2022 - 2023 với đối tượng chủ yếu là các học sinh nữ cấp trung học cơ sở.
Tại phiên họp này, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng, nguyên nhân chủ yếu nằm ở khâu phòng ngừa. Công tác nhận định tình hình chưa nhanh nhạy, việc nắm bắt thông tin, dư luận trong học sinh chưa kịp thời, vụ việc còn chậm được phát hiện, khiến những mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh không được can thiệp, can ngăn giải quyết.
Đồng thời, do ý thức của người học, đạo đức, lối sống, tâm lí của các em bị nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng, các em thiếu kĩ năng kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, nguyên nhân còn đến từ công tác quản lí của nhà trường và gia đình, xã hội thiếu sự quan tâm thường xuyên...
Ông Đoàn Minh Thắng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh rằng, việc tăng cường giải pháp chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường là hết sức cần kíp.
Do đó, Sở đề nghị các phòng chức năng liên quan sớm tham mưu chỉ đạo, định hướng các giải pháp, theo dõi, nắm thông tin tình hình, cách xử lí các vụ việc để có hướng chỉ đạo xử lí dứt điểm, có biện pháp đủ mạnh để giáo dục học sinh vi phạm và răn đe, phòng ngừa các hành vi bạo lực tái diễn đối với học sinh.
Ông Tân cho hay, tại cuộc họp này, đã yêu cầu các cơ sở giáo dục thành lập ngay Ban phòng chống bạo lực học đường tại đơn vị do thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm Trưởng ban và các thành viên là các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, Ban này còn mời công an địa phương, đại diện cha mẹ học sinh làm thành viên.
Yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai phòng chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các thành viên để việc thực hiện hiệu quả.
Nâng cao trách nhiệm giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh. Quan tâm các em học sinh yếu thế, học sinh chưa ngoan để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp.
Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường bảo đảm công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật.
Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục/Trung tâm (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát, trang mạng xã hội...) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.
Thường xuyên nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời phát hiện để tư vấn và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học.
Nhiều nơi vẫn thiếu sách giáo khoa Việc thiếu sách giáo khoa lớp 10 trong năm đầu tiên triển khai ở bậc THPT đang gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh các trường THPT Năm học mới đã bước sang tuần thứ ba nhưng nhiều nơi học sinh (HS) vẫn không có đủ sách giáo khoa (SGK). Rất khó tìm mua đủ Theo chương trình giáo...