Vui buồn chuyện chuyển lớp
Việc chuyển lớp trong những ngày đầu có thể khiến teen khép kín nhưng chỉ cần bạn chủ động để mọi người hiểu được rằng mình không phải là một người “chảnh” thì dần dần teen sẽ có nhiều bạn hơn…
Do điều kiện hoặc hoàn cảnh nên nhiều teen buộc phải chuyển lớp. Thế nhưng, tùy theo độ thích nghi của từng teen mà có những sự thay đổi khác biệt khi chuyển đến lớp mới. Môi trường mới có thể giúp teen vươn lên nhưng cũng có thể làm teen sa sút về tinh thần và học tập.
Những lý do khiến teen chuyển lớp
Có vô vàn những lý do buộc teen phải thay đổi chỗ học. Hầu hết teen đều muốn mình gắn bó với lớp học của mình nhưng trong trường hợp nào đó teen buộc phải chuyển lớp. Đó có thể là teen phải chuyển nhà hay mức học không cho phép, hoặc chuyển lớp theo bạn của mình. Trong số đó có trường hợp chuyển lớp vì người yêu.
Nếu như ở lớp 10 “lạ nước lạ cái” thì việc chuyển lớp theo bạn mình cũng có thể chấp nhận được. Thế nhưng nhiều teen dù học lớp 12, đã gắn bó với lớp của mình 2 năm học rồi lại đùng đùng tuyên bố “Tui sẽ chuyển lớp sang học buổi sáng”, với lý do cực kì đơn giản “Tui đi tìm hứng thú mới, học mãi lớp này đâm ra chán”. Đó là trường hợp của T.D học sinh trường THPT NTMK.
Có thể nói 3 năm học THPT gắn bó với nhau, tình cảm với nhau nhất có lẽ là năm 12. Nhiều teen lại không hiểu được điều ấy vô tình gây rạn nứt giữa bạn bè với nhau. Đây là một vấn đề teen cần cân nhắc lại.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Sự thay đổi trong học tập và tinh thần của teen
Video đang HOT
Việc chuyển lớp đem lại lợi hay hại là do ý thức và trách nhiệm của từng teen. Nếu vì mục đích cá nhân như chuyển lớp vì người yêu thì sẽ đem lại tác hại rất nhiều. Trước hết, vì cùng chung một lớp học nên teen có thể quấn quít với nhau hơn mà sao nhãng việc học. Thứ hai, môi trường lớp mới sẽ khiến teen lạ lẫm không tìm được niềm vui, nếu teen nào có lối sống nội tâm thì việc chuyển lớp sẽ khiến cho teen ấy càng thêm thụ động và mặc cảm hơn.
Khi teen chuyển qua một ngôi trường mới thì việc trước tiên là teen phải kết bạn thật nhiều, trước hết phải tạo sự thân thiện ngay trong lớp để tránh tình trạng bị tẩy chay, coi mình chảnh. Nhiều teen vô tình không thích nghi được với lớp mới đã bị gắn cái mác như vậy.
Về vấn đề học tập thì nếu như teen cảm thấy tự ti, mặc cảm không biết cố gắng thì kết quả tất yếu là teen sẽ học sa sút. Còn teen nào chăm chỉ phấn đấu thì sẽ có được một “địa vị” trong lớp mới.
H.T học sinh trường THPT PCT vì mong muốn của gia đình nên T phải chuyển đến trường mới có điều kiện tốt hơn trường cũ. Biết được nhiều bạn chuyển trường đã sa sút học tập nên từ khi chuyển vô lớp mới, T đã cố gắng hòa đồng với mọi người, chăm chỉ học hành nên qua một năm học, T đã nhanh chóng đứng thứ 2 trong lớp, lớp cũ thì đứng thứ 3. Đây quả là một sự nỗ lực và cố gắng rất nhiều từ T. Chính vì hiểu biết được tâm quan trọng và mục đích của việc chuyển lớp nên T đã phấn đấu rất nhiều.
Bài học rút ra
Dù trong bất kì hoàn cảnh nào teen cũng phải tập cho mình một tính thích nghi cao. Việc chuyển trường có đem lại hiệu quả như mong muốn hay không là còn tùy thuộc vào ý thức của từng teen.
Có một điều chắc chắn là khi chuyển lớp teen sẽ rất nhớ lớp cũ của mình, không nên có bạn nơi lớp mới rồi mà quên bạn cũ được. Tình bạn sẽ luôn gắn bó nếu như lâu lâu teen có thể tổ chức một buổi giao lưu giữa lớp mới và lớp cũ của mình. Như thế teen sẽ có nhiều bạn bè hơn.
Việc chuyển lớp trong những ngày đầu có thể khiến teen khép kín nhưng chỉ cần teen chủ động để mọi người hiều được rằng mình không phải là một người “chảnh” . Teen có thể bắt chuyện với người bạn cùng bàn của mình trước tiên, thân thiện luôn là một lợi thế.
Theo PLXH
Một du học sinh về bức xúc vì bị áp đặt suy nghĩ xấu
Cho những ai có suy nghĩ sai lầm về du học và các du học sinh. Tôi - một du học sinh. Điều đó có làm cho tôi khác biệt?
1/ Học ở nước ngoài chương trình dễ ẹc, nhắm mắt cũng được A?
Tôi không bàn đến việc chương trình dễ hơn hay khó hơn, đó còn tùy vào mỗi người đăng ký những lớp học khác nhau. Điều duy nhất tôi muốn đề cập đến là cho dù dễ hơn hay khó hơn bạn đều phải học mọi thứ bằng thứ tiếng không-mẹ-đẻ (rào cản ngôn ngữ). Liệu điều đó có làm vấn đề trở nên dễ hơn cho bạn? Bạn không thể đi học thêm vì đa số các du học sinh như tôi, làm sao có thể trả nổi 1 giờ học thêm giá 20$-40$.
Tôi từng học ở VN, tôi biết học rất khó và áp lực. Nhưng chỉ áp lực chuyện học, chúng tôi còn cả những chuyện khác...
2/ Gia đình cách bạn nửa trái đất và bạn không có bạn bè
Gia đình tôi muốn nói ở đây là cha mẹ và anh chị em ruột. Nếu đặt bạn vào vị trí của chúng tôi, những con người - thậm chí còn là những đứa trẻ 15- 17 tuổi đầu xách vali xa cha mẹ, bạn sẽ cảm giác ra sao? Khi buồn chuyện học hành, không ai để tâm sự. Tuy thời đại kỹ thuật số, nhưng liệu bạn có nhìn được ánh mắt thông cảm, sẻ chia từ cha mẹ qua điện thoại, qua những webcam mờ ảo? Đôi khi, gần 12h đêm tôi mới về tới nhà, cảm thấy rất mệt, tôi nhìn điện thoại, không hề thấy ai gọi hối tôi về hay hỏi tôi đang ở đâu như lúc còn ở với ba mẹ, cảm thấy ấy rất cô đơn và lạc lõng... Có khi tôi nói bây giờ bạn không hiểu được cảm giác đó, chỉ cần bạn biết rằng nó còn ngàn lần khó chịu hơn là những lần la mắng qua điện thoại và buộc bạn về nhà vì đã 9h đêm.
Ngoài áp lực học tập, áp lực cả ở bạn bè cũng không nhỏ. Tùy thành phần, tùy trường bạn học sẽ cho bạn tỉ lệ có bạn nhiều hay không. Nhưng cho dù bạn có bạn bè nhiều đi nữa, cũng chẳng thể nào như những người bạn ở VN, chia nhau từng miếng bánh, ngụm nước ngọt. Thậm chí có những khi bạn buồn, bạn cũng không dám tâm sự với những người bạn kia vì bản thân bạn không hề biết họ. Nếu may mắn họ có thể giúp bạn, bằng không họ cũng có thể hủy hoại tất cả trong vòng 1 giây. Tiếng nói của bạn làm sao bằng những con người nói tiếng bản xứ và biết nhau lâu ngày, hay những tin nhắn "gossip"!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
3/ Cố gắng thích nghi
Từng lời nói, từng hành động của bạn nằm trong sự e dè vì văn hóa khác biệt. Tôi đã từng phải dè dặt vì tôi sợ mình phát ngôn bừa bãi và mọi người nghĩ tôi bị vấn đề thần kinh. Ở VN mình có bạn con trai mình sẽ đánh đùa nó để tỏ sự thân thiết. Nhưng không, tôi đã bị mọi người nhìn bằng ánh mắt kì cục khi dám giơ tay đánh 1 đứa con trai cùng lớp. Đã là thói quen, rất khó sửa chữa, chắc hẳn ai cũng áp lực đúng không?
4/ Prom -Party - Shopping = Phí phạm tiền của, đua đòi, du nhiều hơn học
Vâng, những thứ ở trên được mọi người cho rằng đó là chuyện phí phạm, đua đòi. Xin thưa, tôi rất bức xúc về vấn đề này. Ở đây, tôi chỉ muốn nói rằng, 3 thứ trên là 3 thứ duy nhất mà chúng tôi dùng để thư giãn. Nhìn lại nhé, chúng tôi không hề vũ trường, hay bar, club vì vốn rất đắt tiền, lại không đủ tuổi. Chúng tôi cũng không hề cà phê cà pháo, ngồi lết từ quán này sang tiệm nọ, trả hơn trăm ngàn cho những ly nước vốn dĩ thua cả nước suối.
Prom chỉ là một buổi tiệc "formal". Với những tấm hình chung với các bạn cùng trang lứa đi Prom, chúng tôi bị chỉ trích rằng đua đòi, mất lối sống người Việt. Thế còn những tấm hình nhan nhãn khác của các bạn "khoe hàng" đi bar, club ở chính tại VN thì sao? Hóa chăng những đứa sống xa nhà như chúng tôi mới hư hỏng được còn những bạn tại quê nhà thì ngoan ngoãn?
Thậm chí đến chuyện shopping cũng bị gọi là phun phí. Tôi biết, giá cả một khi đổi sang tiền ngoại thành ra rất cao. Khi còn ở VN, đời thuở nào tôi mới dám mua 1 cái áo thun trơn bình thường 400 ngàn? Đời nào tôi mới dám bỏ tiền mua 1 đôi giày 3 triệu để mang dưới chân? Một cái áo lạnh 4 triệu. Quá xa xỉ so với giá cả tiền Việt. Nhưng, liệu điều đó có gọi là phun phí khi bạn thật sự cần? Tôi không mua 1 cái áo lạnh 4 triệu để về lau bàn, tôi mua để mặc. Và bạn có cho là phung phí không nếu bạn bắt buộc phải mua 1 đôi bốt 3 triệu vốn để giữ chân bạn ấm vào mùa đông? Bên cạnh đó, nếu cha mẹ của những du học sinh có điều kiện cung cấp cho các bạn ấy tiêu xài, những người khác không có cái quyền gì để nói họ phung phí vì cha mẹ họ là người duy nhất có quyền nói đến chuyện đó. "You aren"t pay, you shouldn"t say!"
Kết
Tôi chỉ muốn chia sẻ những gì tôi đã trải qua và sẽ tiếp tục trong tương lai. Tôi hi vọng mọi người nhìn chúng tôi - những du học sinh với ánh mắt thoáng hơn là những con người có cuộc sống dễ dàng.
Nếu bạn thật sự có ý kiến với những gì tôi viết, bạn cứ thoải mái comment. Nhưng tôi chỉ nói vấn đề ở đây không phải chuyện đúng sai, là chuyện bạn có đồng ý nhìn mọi chuyện theo đúng góc độ tôi nhìn không mà thôi.
Những chuyện ở trên lấy từ kinh nghiệm mà tôi có được. Không hẳn sẽ đúng 100% thành phần các du học sinh vì cũng có những bạn ngoại lệ... Nhưng tôi - chúng tôi ở đây là những người bạn của tôi, cùng hoàn cảnh, cùng suy nghĩ và CÙNG BỊ ÁP ĐẶT SUY NGHĨ.
Theo PLXH
Hành trang gì cho teen du học? Sau khi hoàn tất thủ tục du học chỉ chờ ngày lên đường, nhiều bạn luống cuống không biết mình nên chuẩn bị gì khi đến một nơi xa lạ. Chuẩn bị tâm lí và tình cảm cho sự thay đổi Cứ lo lắng chuyện mình sẽ mua sắm những gì, thiếu thốn ra sao, ít bạn nào nhớ chuẩn bị cho mình...