Vực dậy ngành gỗ sau dịch Covid-19: Gỡ vướng từ chính sách
Để hỗ trợ cho các DN ngành gỗ phục hồi sau dịch Covid-19, một loạt chính sách đã được thông qua. Dù vậy, hiệu quả thực thi của các gói hỗ trợ này vẫn chưa đạt kỳ vọng.
Sản xuất đồ gỗ tại làng nghề mộc Vân Hà (huyện Đông Anh). Ảnh: Trọng Tùng
Doanh nghiệp khó tiếp cận chính sách
Một trong những chính sách đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua để hỗ trợ các DN gặp khó khăn sau dịch Covid-19 là Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định Lê Minh Thiện cho biết, qua khảo sát, hầu hết các DN thành viên đã được các ngân hàng thương mại hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01. Tuy nhiên, mức độ thực hiện thông tư này lại chưa thống nhất giữa các đơn vị.
Kết quả khảo sát hơn 200 DN ngành gỗ mới đây cho thấy, chỉ có 7% DN hoạt động bình thường; 86% DN phải thu hẹp quy mô sản xuất, còn lại 7% DN đã phải ngừng hoạt động do thiếu đơn hàng, nguyên vật liệu và vốn đầu tư.
Đơn cử như về hạ lãi suất cho vay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) hạ lãi suất cho vay cả VND và USD, nhưng một số đơn vị khác như Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chỉ hạ lãi suất cho vay VND, trong khi, DN ngành gỗ thường vay cả VND và USD.
Đối với chính sách giảm lãi suất (từ 0,5 – 2,5%/năm), các ngân hàng thương mại cũng đã triển khai đến các DN. Tuy nhiên, các ngân hàng đều đưa ra quy định rất chặt chẽ. Việc cho vay cần nhiều thời gian thẩm định. Chính vì vậy, đến nay rất ít DN ngành gỗ tiếp cận được gói chính sách về tín dụng.
Trong khi đó, Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất lại được đánh giá là chưa thực sự đáp ứng được nguyện vọng của các DN. Nguyên nhân là bởi chi phí thuê đất chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn sản xuất. Mặt khác, đối với các DN ngành gỗ, việc trả tiền thuê đất thường đã được thực hiện từ đầu năm, hoặc cho giai đoạn 3 – 5 năm.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách
Theo đánh giá, các chính sách hỗ trợ phục hồi ngành gỗ sau tác động của dịch Covid-19 được ban hành tương đối kịp thời. Dù vậy, để các DN tiếp cận được với các gói hỗ trợ nhanh và hiệu quả nhất, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập cho rằng, Chính phủ và các bộ ngành cần quan tâm, xem xét bổ sung chính sách mới để hỗ trợ DN như: Gia hạn thời hạn nộp bảo hiểm xã hội, miễn nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian nghỉ việc do dịch bệnh.
Video đang HOT
Cùng với đó, nghiên cứu, ban hành chính sách hoàn thuế VAT ngay sau khi xuất khẩu hàng hóa. Bổ sung gói tín dụng cho DN vay vốn lãi suất thấp để trả lương cho người lao động. Đồng thời, gia hạn thời gian nộp bảo hiểm thất nghiệp.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, dù vừa trải qua những tác động lớn từ dịch Covid-19, tuy nhiên, ngành gỗ vẫn có tiềm năng, lợi thế phát triển rất lớn. Điều quan trọng là các DN phải biết “đón đầu xu hướng” để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng.
Nhằm từng bước vực dậy ngành gỗ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc hoàn thiện các chính sách là cấp thiết. Trước mắt, Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm bớt điều kiện khi vay đối với các các DN, đặc biệt là quy định phải có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, hay vay và trả nợ đúng hạn. Bởi thực tế, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều DN khó có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiệu quả và cũng khó có thể trả nợ đúng hạn, do các nhà nhập khẩu chậm thanh toán.
Đối với Bộ NN&PTNT, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp cùng các hiệp hội phát triển và mở rộng thị trường. Nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển gỗ nguyên liệu gỗ quốc gia nhằm chủ động nguồn nguyên vật liệu trong nước, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Cùng với đó, đổi mới phương thức giao dịch, bán hàng và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho gỗ Việt.
Bốn nhóm giải pháp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu gỗ và lâm sản 2020
Các quốc gia thị trường lớn của ngành gỗ Việt Nam, các đối tác và nhà phân phối đều thông báo cắt giảm, hoãn vô thời hạn hoặc hủy các đơn hàng đã ký.
Sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Tại Hội nghị "Bàn giải pháp khôi phục chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản sau bệnh dịch COVID-19" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 15/5 ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh hiện nay chúng ta phải tập trung 4 nhóm giải pháp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, giải pháp thứ nhất là tập trung giải quyết, tháo gỡ ngay những khó khăn cho 4.600 doanh nghiệp cùng các cơ sở sản xuất.
Các nhóm chính sách đó là tín dụng, an sinh, chính sách, thuế, chậm nộp tiền sử dụng đất.
Tất cả những nhóm chính sách này, các ngành sẽ đồng hành tháo gỡ để tạo điều kiện ngay lập tức cho các doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất nhanh nhất.
Thứ hai, chúng ta phải tập trung khai thác nhanh các thị trường mở trong thời gian tới. Những thị trường, khu vực, quốc gia nào khống chế được dịch COVID-19 thì phải khai thác ngay được thị trường đó.
Giải pháp thứ ba là tất cả hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp phải rà soát lại chiến lược kinh doanh đảm bảo có nguồn lực, điều kiện tốt nhất để khi Quý 3, Quý 4 thời cơ đến là bùng nổ để đạt kết quả cao nhất.
Giải pháp thứ tư là chúng ta tiếp tục tái cơ cấu ngành theo hướng hiện đại, bền vững. Vùng nguyên liệu phải tổ chức xây dựng phát triển bền vững, đủ sức cung ứng nguyên liệu đa dạng.
Về khu vực chế biến, chúng ta phải hình thành được những tập đoàn lớn, những tụ điểm lớn, khu công nghiệp lớn về chuyên sản xuất đồ gỗ mang tầm cỡ khu vực và toàn cầu, có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Trước diễn biến dịch COVID-19 vẫn diễn ra phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và các quốc gia châu Âu, điều này sẽ tác động và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại các sản phẩm gỗ và lâm sản, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết Tổng cục và các hiệp hội dự báo giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 sẽ đạt khoảng 11,75 tỷ USD, tăng 3,9% so với 2019, giảm 6,6% so với mục tiêu tăng trưởng đầu năm đề ra.
Cụ thể, dự báo tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này trong quý 2 sẽ đạt khoảng 2,18 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong quý 3, nếu các quốc gia cơ bản khống chế dịch bệnh, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được ổn định trở lại bình thường.
Tổng giá trị xuất khẩu quý 3 sẽ đạt khoảng 3,12 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng khoảng 43% so với quý 3.
Quý 4 sẽ là thời điểm tăng trưởng cao nhất, dự kiến giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ đạt mức 3,82 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong quý 1 vừa qua, xuất khẩu gỗ và lâm sản có mức tăng trưởng ở mức hai con số, phù hợp với quy luật một số năm gần đây.
Tuy nhiên, sang đến tháng Tư, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tác động tại một số quốc gia là thị trường chính của ngành gỗ là Mỹ, các nước châu Âu, Australia, Canada... nên giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm mạnh, giảm 19,2% so với cùng kỳ 2019 và giảm trên 20% so với tháng Ba.
Nguyên nhân là các quốc gia thị trường lớn của ngành gỗ Việt Nam, các đối tác và nhà phân phối đều thông báo cắt giảm, hoãn vô thời hạn hoặc hủy các đơn hàng đã ký.
Khảo sát nhanh của các Hiệp hội, Tổng cục Lâm nghiệp tại hơn 200 doanh nghiệp cho thấy, 80% người mua dừng hoặc huỷ đơn hàng; hầu hết các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, chỉ có 7% doanh nghiệp hoạt động bình thường, 86% doanh nghiệp bị ngừng sản xuất 1 phần và khoảng 7% đã ngừng hoạt động toàn bộ do thiếu đơn hàng hoặc thiếu nguyên vật liệu và vốn đầu tư sản xuất.
Đánh giá về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm giảm khó khăn do dịch như như chính sách tín dụng, ông Nguyễn Quốc Trị cho biết mức độ thực hiện các chính sách có sự khác nhau giữa các ngân hàng. Do yêu cầu về đảm bảo hiệu quả của nguồn tín dụng, tránh tăng nợ xấu... nên đến nay rất ít các doanh nghiệp ngành gỗ tiếp cận được.
Với chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, đến nay 100% các doanh nghiệp đã được gia hạn nộp thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp, 80% doanh nghiệp được gia hạn nộp tiền thuê đất.
Tuy nhiên, việc gia hạn thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ thực hiện với những khoản còn thiếu của năm 2019 và khoản thuế tạm nộp của 3 tháng đầu năm 2020. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp đã nộp đầy đủ khoản thuế năm 2019.
Hay việc gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất mới chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp một phần rất nhỏ, do chi phí thuê đất chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn sản xuất.
Mặt khác, đối với các doanh nghiệp ngành gỗ, chủ yếu thuê mặt nằng, nhà xưởng tại các khu công nghiệp tập trung nên việc trả tiền thuê đất thường được thực hiện từ đầu năm hoặc cho giai đoạn 3-5 năm.
Nói về các chính sách hỗ trợ, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Woodsland, cho biết chính sách hỗ trợ cho người lao động còn nhiều vấn đề và bất hợp lý.
Theo ông Bằng, chính sách này chỉ hỗ trợ nộp chậm lại nhưng điều kiện được chậm rất khó. Điển hình như điều kiện doanh nghiệp giảm tổng tài sản 50% - như vậy chỉ có doanh nghiệp phá sản; hay doanh nghiệp phải có 50% lao động mất việc làm mới được hỗ trợ bảo hiểm xã hội trong khi Chính phủ, các bộ ngành khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ người lao động ở lại, đi làm luân phiên. Như vậy, chính sách lại đi ngược lại với tinh thần chỉ đạo.
Bên cạnh đó, người lao động đi làm 15-16 ngày/tháng nhưng doanh nghiệp cũng phải đóng toàn bộ bảo hiểm trong tháng. Điều này không những không hỗ trợ mà khiến doanh nghiệp còn khó khăn hơn. Thậm chí còn căng thẳng hơn khi doanh nghiệp đóng chậm bảo hiểm cho người lao động thì sẽ không được hưởng các chính sách ưu tiên khác, ông Vũ Hải Bằng nói.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Đồng tình với ông Vũ Hải Bằng, ông Đặng Văn Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định, kiến nghị các bộ, ngành xem xét lại yếu tố có 50% lao động nghỉ việc mới hỗ trợ. Đại dịch đã khiến công ty phải cắt giảm 40% lao động còn lại làm việc luân phiên.
Trước vướng mắc trên, các hiệp hội đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét bổ sung chính sách mới để hỗ trợ doanh nghiệp như gia hạn thời hạn nộp bảo hiểm xã hội, miễn nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian nghỉ việc do dịch bệnh, hoàn thuế VAT ngay sau khi xuất khẩu hàng hóa; gia hạn thời gian nộp bảo hiểm thất nghiệp, có thêm gói tín dụng hỗ trợ lãi suất... để hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp, người lao động để phục hồi và thúc đẩy sản xuất.
Với những kiến nghị của doanh nghiệp về các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết Bộ Nông nghiệp phối hợp các bộ, ngành liên quan tiếp tục tháo gỡ những điểm bất hợp lý. Các đơn vị sẽ tổng hợp báo cáo để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các ngành để sớm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của các doanh nghiệp./.
Tìm chính sách phục hồi kinh tế: Phải giảm mạnh lãi suất cho vay Việc giảm lãi suất chưa mạnh thời gian qua khiến lãi vay vẫn là gánh nặng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của doanh nghiệp, cá nhân Như Báo Người Lao Động đã thông tin, lựa chọn chính sách thích hợp cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong dịch Covid-19 đang là mối quan tâm hàng đầu để...