Vừa rút khỏi INF, Mỹ tuyên bố sẽ phát triển tên lửa
Mỹ cũng một lần nữa cáo buộc Nga cố tình vi phạm các điều khoản trong hiệp ước này, dẫn đến Mỹ buộc phải rút khỏi hiệp ước.
Lầu Năm Góc hôm 2-8 tuyên bố rằng Mỹ dự định sẽ phát triển các tên lửa mặt đất thông thường trước đây đã bị cấm theo hiệp ước kiểm soát vũ khí, cụ thể là loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung ( INF), vừa đúng ngày Washington tuyên bố chính thức rút khỏi hiệp ước kể trên.
“Bây giờ chúng tôi đã rút (khỏi INF), Bộ Quốc phòng sẽ hoàn toàn theo đuổi việc phát triển các tên lửa thông thường phóng từ mặt đất này” – người phát ngôn của Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố gửi qua email vào ngày 2-8.
Một hệ thống tên lửa Pers Breath 1B, không bị giới hạn bởi hiệp ước INF – tại khu vực thử nghiệm quân sự White Sands của Mỹ vào tháng 1 năm 1986. Ảnh: US ARMY
Mỹ cũng một lần nữa cáo buộc Nga cố tình vi phạm các điều khoản trong hiệp ước này, dẫn đến Mỹ buộc phải rút khỏi hiệp ước.
“Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước có hiệu lực từ hôm nay và Nga là bên duy nhất chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của thỏa thuận” – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Bangkok, Thái Lan, nơi đang diễn ra chuỗi các hội nghị ASEAN.
Theo Lầu Năm Góc, Nga đã sản xuất một vũ khí có khả năng tấn công từng bị cấm theo hiệp ước INF, điều này gây nguy hiểm cho an ninh và lợi ích tối cao của Mỹ và các đồng minh.
Video đang HOT
Cáo buộc này đề cập đến tên lửa SSC-8, được biết đến ở Nga là tên lửa 9M729, một loại vũ khí mà Moscow nói là hoàn toàn phù hợp với hiệp ước và thể hiện sự nâng cấp của một hệ thống tên lửa cũ.
Cũng trong ngày 2-8, Bộ Ngoại giao Nga cũng lên án việc Mỹ rút khỏi INF là “sai lầm trầm trọng”. Theo đài Sputnik, Moscow cho rằng Washington đã xúc tiến chiến dịch tuyên truyền, cố ý bóp méo thông tin, vu khống Nga vi phạm INF để tạo khủng hoảng.
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, việc Mỹ rút khỏi INF cho thấy nhu cầu phải có sự ổn định trong mối quan hệ song phương giữa hai nước. Moscow hiện vẫn sẵn sàng đối thoại nhằm khôi phục niềm tin lẫn nhau và tăng cường an ninh toàn cầu.
Giới chức Nga cũng kêu gọi Mỹ từ bỏ các kế hoạch triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung, đồng thời hứa sẽ thực hiện điều tương tự. Tuyên bố mới của Bộ Ngoại giao cũng khẳng định, Washington sẽ phải chịu mọi trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng leo thang căng thẳng với Moscow.
Tổ hợp tên lửa 9M729 được trưng bày ở ngoại ô Moskva, Nga hôm 23-1. Ảnh: Reuters.
“Nếu Mỹ không triển khai vũ khí này tại các khu vực nhất định thì Nga cũng sẽ hành động tương tự” – Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố.
Tháng trước, phái đoàn Mỹ tới NATO đã cố gắng đổ lỗi cho Nga về sự sụp đổ của INF. Đồng thời, một lần nữa khẳng định rằng Moscow phải cứu hiệp ước bằng cách hủy tất cả 9M729.
Hiệp ước INF được Mỹ và Nga ký kết vào năm 1987, trong đó cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 – 5.500 km. Mỹ hồi tháng 10-2018 tuyên bố sẽ rút khỏi INF bởi cho rằng tên lửa Novator 9M729 của Nga với tầm bay hơn 5.000 km vi phạm thỏa thuận. Đáp lại, Nga đã công khai mẫu tên lửa này, khẳng định tầm bắn của nó là 480 km và không vi phạm hiệp ước.
Nhiều nước lo ngại rằng việc hiệp ước INF chấm dứt sẽ mở đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và đặt châu Âu trong tầm ngắm của nhiều loại tên lửa hạt nhân. Pháp từng khẳng định hiệp ước này có vai trò then chốt trong duy trì ổn định ở châu Âu, trong khi Đức gọi đây là “một cột trụ quan trọng của kiến trúc an ninh châu Âu”.
TÚ QUYÊN
Theo PLO
Mỹ, Nga chính thức rút khỏi hiệp ước hạt nhân
Nga và Mỹ cùng chỉ trích nhau "phải chịu hoàn toàn trách nhiệm" cho việc Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung song phương (INF) đổ vỡ, đồng thời cảnh báo "sẽ có biện pháp đáp trả".
Lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ký INF ngày 8.12.1987 Reuters
Hôm nay 2.8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung(INF) ký với Liên Xô hồi năm 1987.
"Mỹ sẽ không còn là bên tham gia hiệp ước bị Nga cố tình vi phạm. Việc không tuân thủ hiệp ước của Nga gây tổn hại đến lợi ích tối thượng của Mỹ, trong khi việc phát triển và triển khai hệ thống tên lửa vi phạm hiệp ước đặt ra mối đe dọa trực tiếp cho Mỹ và đồng minh", Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh trong thông báo rút lui.
Hiệp ước có hiệu lực vào năm 1988 nhằm hạn chế việc phát triển và triển khai tên lửa phóng từ trên bộ có tầm bắn từ 500-5.500 km tại châu Âu.
Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước khi phát triển tên lửa hành trình 9M729 (NATO gọi là SSC-8) có tầm bắn 1.500 km trong khi Moscow khẳng định tên lửa này chỉ bay được 480 km, theo AFP. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố chấm dứt INF theo sau hành động của Mỹ.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tố cáo Nga "chịu hoàn toàn trách nhiệm" cho việc INF bị sụp đổ và đe dọa sẽ có biện pháp đáp trả thích hợp.
CNN dẫn lời quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tiết lộ thêm nước này sẽ sớm thử nghiệm một loại tên lửa hành trình mới phóng từ trên bộ trong vài tuần nữa để đáp trả việc Nga không tuân thủ INF.
Giới quan sát lo ngại việc các bên từ bỏ hiệp ước có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới. Trước đó cùng ngày, TASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov kêu gọi Mỹ và NATO cùng tạm hoãn triển khai các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại châu Âu như cách mà Moscow đã làm.
Đáp lại, ông Stoltenberg nói rằng đề nghị của Nga là không đáng tin vì nước này "đã triển khai tên lửa trong nhiều năm qua trong khi NATO thì không".
Theo thanhnien
Mỹ một lần nữa khẳng định về việc chấm dứt INF Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) vào ngày 2 tháng 8 năm nay. Điều này đã được Cố vấn Tổng thống Mỹ về An ninh Quốc gia John Bolton tuyên bố vào ngày 31/7 tại Washington. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton. Hiệp ước INF được ký...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Pakistan đóng cửa biên giới, hủy thương mại với Ấn Độ

Bác sĩ kể lại giờ phút cuối và điều tiếc nuối của Giáo hoàng Francis

Trung Quốc bác tin đàm phán thương mại với Mỹ, yêu cầu Nhà Trắng dỡ thuế

Trung Quốc đưa 3 phi hành gia lên trạm không gian Thiên Cung

Tỉ phú Elon Musk khẩu chiến bộ trưởng Tài chính Mỹ trước mặt ông Trump?

Nghịch lý loài kangaroo khổng lồ tiền sử sống 'thư giãn', khép kín trong hang

Trung Quốc ra mắt công nghệ đột phá giúp phát hiện tàu ngầm dưới nước

Hàn Quốc quan ngại về cấu trúc thép của Trung Quốc đặt tại Hoàng Hải

Cho trực thăng đi bắn tỉa hàng trăm gấu túi, tiểu bang Úc gây phẫn nộ

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bị truy tố tội tham nhũng

Ấn Độ giáng cấp quan hệ với Pakistan sau vụ tấn công Kashmir

Mất GPS, người lái UAV tập 'dò đường bay' trên tiền tuyến Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Cặp sao Vbiz dính nghi vấn chiêu trò "đẩy thuyền" để PR, bị soi thái độ lạ khi đụng mặt trên thảm đỏ
Sao việt
07:18:38 25/04/2025
Tìm kiếm cụ già 80 tuổi ở Đà Lạt bị lũ cuốn trôi mất tích
Tin nổi bật
07:16:12 25/04/2025
Quan hệ tình dục với 'bạn gái' 11 tuổi, lãnh án 9 năm tù
Pháp luật
06:50:22 25/04/2025
Từ ngôi sao được săn đón, nam thần đình đám "bỏ phố về quê" làm nông dân nâng khối tài sản lên hàng trăm tỷ đồng
Sao châu á
06:16:44 25/04/2025
Cách làm trứng vịt muối dễ nhất cho người mới bắt đầu
Ẩm thực
06:07:24 25/04/2025
Tổng tài triệu đô bỏ cả gia sản để vào showbiz: Visual tuyệt đối điện ảnh, đóng phim nào cũng gây bão
Hậu trường phim
05:53:02 25/04/2025
Nửa đêm giật mình tỉnh giấc, thấy cổng nhà mở toang, tôi hốt hoảng chạy đi tìm mẹ chồng, tưởng kiệt quệ thì khi về lại thấy một cảnh động lòng
Góc tâm tình
05:27:35 25/04/2025
Thoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết áp
Sức khỏe
05:27:34 25/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025