Vừa mới mở bán, AMD Ryzen 9 3950X đã cháy hàng chỉ trong 1 nốt nhạc trên toàn Nhật Bản
Khi AMD chính thức mở bán Ryzen 9 3950X tại thị trường Nhật Bản vào ngày 30/11/2019, đã có rất nhiều người phải đứng xếp hàng chờ cả ngày để mua chiếc CPU này.
Đã có rất nhiều nhà bán lẻ lớn tại Tokyo như Computer Shop ARK, Sofmap AKIBA shop, Tsuskumo PC Main Store ghi nhận đã có rất nhiều tín đồ PC đổ xô đi mua con CPU này. Họ cho biết khi cửa hàng mới mở cửa thì 3950X đã bị “loot” sạch chỉ trong vòng một nốt nhạc. Hiện tại thì kho hàng 3950X tại Nhật Bản đã được bán sạch bách, không còn một con nào cả.
Điều đặc biệt hơn là Ryzen 9 3950X tại thị trường Nhật Bản được bán với giá 100.000 JPY (khoảng 912USD), tức mắc hơn giá bán lẻ đề xuất (MSRP) khoảng 163USD. Dù vậy, 3950X vẫn bán đắt như tôm tươi tại thị trường này.
Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung không phải là thị trường duy nhất mà CPU AMD Ryzen 3000 “tỏa sáng”. Theo số liệu mới nhất của nhà bán lẻ online phổ biến tại thị trường Đức là Mindfactory thì câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại nước này, với doanh số và doanh thu CPU AMD đều đạt kỷ lục trong tháng 11.
Video đang HOT
Thậm chí tại Amazon, trong đợt Black Friday vừa rồi, CPU Ryzen 3000 nói riêng và CPU Ryzen nói chung là những con CPU đứng đầu danh sách bán chạy nhất, và nó cũng “bao” luôn nguyên danh sách top 10 CPU bán chạy nhất trên Amazon.
AMD Ryzen 4000 (Zen 3) sắp được ra mắt, và nếu cứ tiếp tục cái đà này thì ngôi vị mà Intel đang ngồi e là khó thể nào giữ vững.
Theo gearvn
AMD chiếm 82% CPU bán ra tại nhà bán lẻ lớn nhất nước Đức
Hãng AMD mới đây đã lập một kỷ lục doanh số bán CPU tại nhà bán lẻ lớn nhất nước đức là Mindfactory.de.
Cụ thể, AMD đã đạt được 82% tổng doanh số CPU vào tháng 11/2019, tăng từ mức 78% trong tháng 10. Sự gia tăng thị phần được chủ yếu đến từ vi xử lý Ryzen R7 3700X và R5 3600X.
Về tổng doanh thu, AMD chiếm 77% tổng số vi xử lý được bán do giá thấp hơn (giá bán trung bình) trong khi Intel đạt 23%. Tuy nhiên, khi nói về số vi xử lý được bán, AMD đạt mức 82%, tương đơng hơn 25000 vi xử lý được bán trong tháng 11, trong khi CPU Intel xuất xưởng với số lượng trung bình là gần 5000.
Dữ liệu cho thấy sự gia tăng thị phần chủ yếu bởi vi xử lý 7nm thế hệ thứ 3 hoàn toàn mới của AMD, cụ thể là Ryzen R7 3700X (8 lõi/16 luồng) và Ryzen R5 3600X (6 lõi/12 luồng). Đây là một xu hướng đã được phản ánh trong khảo sát của wccftech cũng như con số 8 lõi đang trở thành tiêu chuẩn mới cho toàn bộ thị trường. Với triết lý giá rẻ và hướng đến giá trị của AMD, tốc độ xung nhịp của Intel nhanh chóng trở nên không liên quan khi ngày càng nhiều người dùng thích CPU với logo màu đỏ.
Điều thú vị là theo biểu đồ, tháng 11/2019 trông gần giống như vào cuối năm 2016 khi AMD chưa hoàn toàn tạo được sự cạnh tranh. Sự thay đổi thực sự của người tí hon đã xảy ra đối với đối thủ gần như bất bại (Intel). Vi xử lý 9900KS của Intel vẫn là CPU có chỉ số ASP cao nhất và nếu Intel muốn giữ thị phần còn lại, hãng này cần phải giảm giá lần thứ hai và thực sự tuân theo triết lý định hướng giá trị từ bây giờ.
Đức không phải là quốc gia duy nhất AMD phá vỡ các kỷ lục. Hãng này đang sở hữu 8 trên 10 vi xử lý bán chạy nhất của Amazon. Bộ xử lý bán chạy nhất là Ryzen 2700X thế hệ thứ hai, cung cấp giá chỉ 23 USD tính trên từng lõi (đang có giá 209,99USD). Bộ xử lý bán chạy nhất của Intel là 9900K cho giá cao hơn đáng kể là 58 USD cho mỗi lõi (471,99USD). Đáng chú ý là trong khi 9900K vượt trội về hiệu năng chơi game, sự khác biệt về hiệu năng ở các mặt khác là không tiệm cận với chênh lệch giá.
Việc hai bộ xử lý thế hệ thứ hai của AMD cung cấp hiệu năng ngang ngửa các sản phẩm thế hệ thứ 9 của Intel với mức giá thấp hơn một nửa so với giá mỗi lõi đã nói lên những vấn đề nan giải mà Intel phải đối mặt. Với các bộ xử lý thế hệ thứ ba của AMD hiện không chỉ cung cấp số liệu hoàn hảo trên mỗi USD cao hơn mà còn có giá trị tuyệt đối cao hơn, Intel sẽ sớm không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giảm giá một lần nữa hoặc lại mất phần lớn thị phần.
Với quy trình 10nm dự kiến ra mắt đến cuối năm 2020 và nhiều tin đồn rằng Intel vẫn chưa sẵn sàng, có thể sẽ khó thấy hãng này cạnh tranh với AMD cho đến chuyển sang EUV 7nm vào khoảng năm 2021-2022. Vì vậy trừ khi Intel bắt đầu giảm giá nhanh, hãng có thể sẽ mất khá nhiều thị phần vào thời điểm đó.
Mặc dù Intel vẫn là công ty lớn hơn về mặt doanh thu, nhưng định vị bấp bênh và xu hướng hiện tại này đang đưa họ vào rủi ro. Nó cũng không giúp ích gì cho việc hãng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu thị trường cho các sản phẩm 14nm hiện tại. Năm 2020 rõ ràng sẽ là một cơ hội lớn cho AMD và là một trong những năm thử thách nhất đối với Intel.
Điều mà Intel sẽ thực hiện là kế hoạch đa dạng hóa về GPU vào cuối năm 2020, đây là chiến lược có thể giúp hãng chiếm lĩnh ồ ạt và tránh rủi ro tổng thể, cho phép họ tối ưu các quy trình cho GPU. Trong khi RTG của AMD vẫn chưa thực sự nổi bật, Intel có cơ hội thực sự bắt kịp và thực hiện một sự trở lại của chính mình.
Theo techsignin
Ba cựu kỹ sư của Apple thành lập công ty chip mới, cạnh tranh trực tiếp với Intel và AMD Bộ ba cựu kỹ sư của Apple đã thành lập một công ty chip mới để thiết kế bộ vi xử lý cho các trung tâm máy chủ. Ba nhà sáng lập này đã có hơn 20 năm kinh nghiệm với một trong số họ đã từng là kiến trúc sư trưởng sản xuất chip A - series của Apple. Nhà sản xuất...