Vua Minh Mạng và việc xác lập chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa
Từ hàng thế kỷ trước, dân tộc ta đã xác lập chủ quyền ở nhiều vùng biển rộng lớn, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Minh Mạng là một trong những ông vua nổi tiếng nhất của triều Nguyễn. Theo nhiều nhà sử học, Minh Mạng là vị vua trị vì quốc gia của người Việt rộng lớn nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến.
Đầu tư cho thủy quân
Không chỉ xác lập quyền sở hữu trên đất liền, vua Minh Mạng còn đặc biệt quan tâm việc lập chủ quyền của nước ta trên biển Đông, nhất là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong hơn 20 năm trị vì đất nước, nhà vua đã xây dựng Đại Nam thành quốc gia mạnh trong khu vực. Quân đội được tổ chức rất quy củ, trong đó, thuỷ binh được lập thành bộ riêng, với trang bị khá hiện đại so với thời bấy giờ.
Theo sách Đại Nam thực lục, Minh Mạng rất quan tâm việc xây dựng thuỷ quân. Ông cải tiến, định kích thước và kiểu dáng cho từng hạng thuyền, thống nhất trong phạm vi cả nước để các xưởng đóng cho chuẩn.
Năm 1822, vua cho mua một chiếc thuyền bọc đồng của Pháp, đặt tên là Điện Dương, sau đó sai thợ đóng lại theo mẫu. Thuyền bọc đồng được phân thành 4 hạng khác nhau, hạng rất lớn, hạng lớn, hạng vừa và nhỏ.
Video đang HOT
Châu bản triều Nguyễn, tư liệu quan trọng minh chứng Việt Nam đã thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Hồng Chuyên/Infonet.
Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết đến năm 1838, vua cho mua một chiếc tàu máy hơi nước cũ của Pháp, tháo ra nghiên cứu để lấy mẫu đóng thử. Tháng 4 năm sau, chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên của nước ta đóng xong và chạy thử thành công. Không chỉ đóng tàu để thực hiện mục đích giao thương, vua Minh Mạng còn hướng tới trang bị cho thuỷ quân.
Ông từng nói với Binh bộ Thượng thư Trương Đăng Quế rằng: “Trẫm muốn các ngươi trù tính kỹ càng, làm thành quyển sách thủy chiến, giao cho quân lính ngày đêm học tập, đó mới là cách phòng bị trước khi có việc”.
Sách sử cũng ghi lại lời ông: “Bờ cõi nước ta chạy dài theo ven biển, phái quân đi tuần bể, có nhiều đường ngách, hoặc phải bỏ thuyền mà đánh trên bộ, hoặc phải dời dinh mà vây dưới nước. Như thế thời bộ binh cần phải biết cách đánh dưới nước, thủy binh cũng cần phải biết cách đánh trên bộ, cần dụ các viên Thống quản ở kinh sức cho quân lính dưới quyền, cố gắng diễn tập sao cho hết thảy đều tinh, nên người quân mạnh”.
Năm 1834, vua Minh Mạng cho xây dựng pháo đài phòng thủ trên một số hòn đảo trọng yếu, lệnh cho quan chức các địa phương nơi có dân cư sinh sống tại các đảo, bãi ngoài biển phải dùng tiền công quỹ đóng thuyền cho họ đi lại và cấp cả gươm giáo, súng đạn để phòng bị giặc biển.
Triều đình cũng ban quy định về lệ đi tuần để đánh đuổi cướp biển, thuyền ngoại quốc có ý đồ xâm phạm hải đảo của quốc gia.
Ngoài hoạt động bảo vệ chủ quyền, khai thác tài nguyên biển, vua Minh Mạng còn lệnh cho thủy quân làm nhiệm vụ cứu hộ, giúp đỡ các tàu thuyền không cứ của nước ngoài gặp nạn trên vùng biển nước ta. Năm Bính Thân (1836), thủy quân đã cứu giúp thuyền buôn của nước Anh gặp bão tại Hoàng Sa, cứu hơn 90 người đưa vào bờ biển Bình Định cấp lương thực, nước uống, thuốc men. Hiện nay, chúng ta vẫn còn lưu giữ được rất nhiều Châu bản thời Nguyễn có nội dung liên quan việc thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, riêng đời vua Minh Mạng và Thiệu Trị, chúng ta vẫn còn giữ lại được ít nhất 11 Châu bản liên quan đến việc xác lập chủ quyền của nước ta ở Trường Sa, Hoàng Sa.
Theo Zing
Trung Quốc bị nghi bắt đầu hoạt động xây dựng mới ở Hoàng Sa
Hình ảnh chụp đảo đá Bắc, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tuần trước cho thấy Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây cảng trái phép.
Hình ảnh đảo đá Bắc từ vệ tinh hôm 6/3. Ảnh: PlanetLabs
Những hình ảnh chụp đá Bắc ngày 6/3, được công ty vệ tinh tư nhân Planet Labs cung cấp, cho thấy hoạt động gần đây trên đảo như phát quang đất và có thể chuẩn bị xây cảng, Reuters hôm nay đưa tin. Hoạt động ban đầu năm ngoái bị tàn phá do bão.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố không "quen" với bất cứ hoạt động nào tại đảo đá Bắc.
Các chuyên gia tin rằng cảng này nhằm hỗ trợ việc lắp đặt thiết bị quân sự phi pháp trên đảo.
Trung Quốc những năm gần đây tạm thời đặt trái phép các giàn phóng tên lửa phòng không và chiến đấu cơ ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm bảo vệ các cơ sở tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Đảo Bắc là một phần vòng cung đá san hô được dự đoán tạo thành lớp bảo vệ cho Phú Lâm, nơi có các cơ sở dân sự và một trạm thính sát.
Một quan chức Mỹ giấu tên không thể xác nhận về hoạt động xây dựng mới trên đảo đá Bắc nhưng nói ông không bất ngờ. "Điều đó phù hợp với điều họ đang làm, họ phát quang đất trên các đảo còn vì mục đích gì khác ngoài quân sự hoá", quan chức nói. "Không có lý do nào khác cho việc hiện diện tại đó".
Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012, nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi việc làm của các nước khác ở hai quần đảo này mà chưa có sự cho phép của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp
Theo VNE
Việt Nam phản đối Trung Quốc mở tuyến du lịch phi pháp ra Hoàng Sa Việt Nam phản đối Trung Quốc mở tuyến du lịch trái phép ra Hoàng Sa, khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: Quý Đoàn. "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

One UI 8 khắc phục nhược điểm lớn của One UI 7
Thế giới số
7 phút trước
Xem phim "Sex Education" rồi nhìn tờ giấy xét nghiệm ADN đặt trên bàn, tôi căm phẫn đập vỡ ảnh cưới rồi bỏ đi, mặc kệ chồng níu kéo
Góc tâm tình
13 phút trước
Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết
Sức khỏe
13 phút trước
Chồng Võ Hạ Trâm chi 5 tỷ bảo kê vợ, cha đẻ hit diễu binh liền cảnh cáo 1 điều
Sao việt
18 phút trước
Lê Tuấn Khang 'trượt tay' ảnh bạn gái, CĐM truy tìm, lộ visual 'ăn đứt' hoa hậu
Netizen
32 phút trước
Các nhãn hàng khó có thể yêu cầu Kim Soo Hyun bồi thường
Sao châu á
35 phút trước
Trúc Nhân bật khóc không ngừng khi gặp fan nhí đặc biệt
Tv show
38 phút trước
"Cha tôi, người ở lại" tập 34: Mẹ Quyên cầu cứu Việt, Phi bị bắt
Phim việt
41 phút trước
NSƯT Đăng Dương, Việt Hoàn tái hiện trang sử Điện Biên, 15.000 khán giả xúc động
Nhạc việt
45 phút trước
Miss World 2025: Ý Nhi 'lép vế' toàn tập trước style đậm "beauty queen" Thái Lan
Người đẹp
1 giờ trước