Vừa kết hôn, hai bác sĩ ở New York phải từ biệt để tham gia chống dịch
Ngoài việc chăm sóc và cổ vũ tinh thần các bệnh nhân, Kashif Chaudhry và Naila Shereen luôn dành thời gian nói chuyện với nhau qua FaceTime mỗi ngày để giải tỏa áp lực.
Kashif Chaudhry và Naila Shereen, hai bác sĩ trẻ, đã chuẩn bị một kế hoạch hoàn hảo cho đám cưới và tuần trăng mật của mình. Thế nhưng, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến mọi dự định của họ bị hủy bỏ, thậm chí đôi trẻ phải sống xa nhau trong nhiều ngày liền.
Là trưởng khoa Nội chuyên theo sát tình trạng sức khỏe của người dân, Shereen thường xuyên phải làm việc xoay vòng tại các bệnh viện khác nhau ở New York, nơi tâm dịch đang diễn ra.
Dù làm việc ngày đêm, Shereen cho biết các bác sĩ tại đây luôn cố gắng vực dậy tinh thần của chính mình và bệnh nhân bằng những việc đơn giản như trao đổi thức ăn hay thực hiện nhiều video clip hài hước mang thông điệp tích cực.
Bên cạnh đó, cô cũng dành thời gian để nói chuyện qua FaceTime với Chaudhry, chồng mới cưới của mình, đang ở cách xa khoảng 17 tiếng đi xe.
Chaudhry (37 tuổi) hiện là bác sĩ điện sinh lý tim tại Trung tâm Y tế Mercy ở Cedar Rapids, bang Iowa (Mỹ).
Anh nói: “Dù làm việc ở Iowa, tâm trí tôi luôn hướng về New York. Tôi lo cho Shereen, nhưng cũng rất tự hào về cô ấy”.
Kashif Chaudhry và Naila Shereen tổ chức đám cưới nhanh chóng rồi lên đường chống dịch. Ảnh: Reuters.
Hai tuần trước, Chaudhry và Shereen đã thuyết phục giám mục tại một nhà thờ ở New Jersey (Mỹ) giúp họ tổ chức buổi lễ tuyên bố kết hôn.
Video đang HOT
Vào thứ bảy tiếp theo đó, đôi vợ chồng mở một buổi tiệc nhỏ để ăn mừng cùng gia đình. Sau buổi lễ, Shereen vội vã chia tay chồng tại sân bay để gia nhập đơn vị tuyến đầu chống dịch.
“Chúng tôi đã nói lời tạm biệt. Điều đó thật sự rất khó khăn”.
“Tôi đã phải từ bỏ đám cưới lớn của mình nhưng điều đó không quan trọng bằng việc tôi đã kết hôn với người phụ nữ mình yêu”, Chaudhry chia sẻ.
Từng được ca ngợi về chống Covid-19, nay ca nhiễm vượt 1.000: Điều gì xảy ra ở Singapore?
Đầu tháng 3, Singapore chỉ có 100 ca nhiễm Covid-19 và các quốc gia trên thế giới coi quốc gia Đông Nam Á này là hình mẫu học tập, nhưng mọi chuyện đến nay đã không còn khiến giới chức Singapore lạc quan.
Theo SCMP, tính đến ngày 1.4, Singapore đã đánh dấu hơn 1.000 ca nhiễm Covid-19.
So với nhiều quốc gia đã ban bố lệnh phong tỏa, Singapore vẫn kiên quyết theo con đường xét nghiệm đại trà và chống dịch từ sớm để tiếp tục mở cửa trường học và các trung tâm thương mại.
Nhưng làn sóng ca nhiễm mới tiếp tục tăng. Riêng trong ngày 1.4 Singapore có 74 ca nhiễm và ngày 2.4 là 49 ca nhiễm mới.
Vậy chuyện gì đã xảy ra ở Singapore? Các chuyên gia nói rằng nguyên nhân số ca nhiễm tăng vọt ở quốc gia có 5,7 triệu dân là vì làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Ở giai đoạn đầu, các ca nhiễm ở Singapore có nguồn gốc từ Trung Quốc. Singapore đã ban hành lệnh hạn chế đi lại, cấm người từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia, Iran nhập cảnh. Mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng tích cực.
Người dân Singapore đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Nhưng làn sóng lây nhiễm thứ hai đến chủ yếu từ Anh, Mỹ khiến giới chức Singapore loay hoay đối phó. Điều đáng lo ngại là Singapore đã bắt đầu có ca nhiễm trong cộng đồng, không thể xác định nguồn gốc.
Để đối phó, Singapore đã áp dụng nhiều biện pháp siết chặt hơn như cấm toàn bộ người nước ngoài nhập cảnh, đóng cửa quán bar, các khu vui chơi về đêm, cấm tụ tập quá 10 người.
Người dân Singapore được khuyến cáo ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Gần đây, Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc gia Singapore Lawrence Wong nói rằng, "hai tuần tới là giai đoạn hệ trọng trong nỗ lực chống dịch ở Singapore".
Ông hối thúc chính phủ giải thích cho người dân hiểu rằng "mỗi người giờ đây đang đứng ở tiền tuyến chống dịch".
Nếu như vào ngày 29.2, Singapore phát hiện 6 ổ dịch thì đến tháng 4, số ổ dịch đã tăng lên tới 20. "Đây thực sự là dấu hiệu đáng lo ngại", giáo sư Jeremy Lim ở Singapore, nói.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam nói công chúng cần tự giác cách ly xã hội một cách quyết liệt hơn. "Nỗ lực như hiện tại là chưa đủ để chống dịch. Vấn đề nằm ở sự thiếu ý thức của người dân".
Tốc độ lây nhiễm ở Singapore có chiều hướng tăng mạnh.
Giáo sư Teo Yik Ying ở Singapore đồng tình: "Chính phủ cố gắng như thế nào mà người dân không tuân theo các chỉ dẫn thì không thể kiểm soát được dịch".
Singapore hiện cũng đang có 2 luồng tranh cãi về việc có cần thiết phải đeo khẩu trang hay không. Với việc Mỹ cũng bắt đầu thay đổi quan điểm, Singapore lại đối mặt với thách thức khác.
Chuyên gia Leong Hoe Nam nói Singapore đang gặp khó ở hai vấn đề. Đó là trang bị khẩu trang cho toàn dân và làm cách nào để người dân cách ly xã hội một cách triệt để hơn.
Nếu chính phủ Singapore không tìm ra cách, hệ thống y tế nước này dù rất có năng lực và nguồn lực, sớm muộn sẽ bị quá tải vì tình trạng lây nhiễm.
Chuyên gia Lim nói chính phủ Singpore đang cạn các phương án chống dịch. "Đóng cửa trường học, ngừng vận tải công cộng và đóng cửa các nhà hàng, trung tâm thương mại là những phương án còn lại. Tôi không biết chính phủ sẽ làm cách nào".
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
2 yếu tố hữu hiệu để kiểm soát dịch Những kinh nghiệm trong quá trình chống dịch, khi người dân hiểu và tuân thủ sẽ đóng góp rất lớn vào công tác ngăn chặn nguồn lây. Bộ xét nghiệm của Anh sẽ phân tích máu từ ngón tay, cho kết quả trong 15 phút - Ảnh: Sky News Mở rộng xét nghiệm Ông Anthony Costello - bác sĩ nhi và nguyên là...