Vừa học, vừa bán bánh mỳ, cựu sinh viên FPT kiếm tiền tỷ mỗi năm
Sinh ra và lớn lên tại đất cảng Hải Phòng, chàng cựu sinh viên Trần Huy Đức (sinh năm 1990) đã từng có ý định ấp ủ làm kinh doanh từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong suốt quá trình học tại Đại học FPT, Huy Đức đã lăn lộn làm thêm ở một số doanh nghiệp nhưng bản thân lại muốn đột phá, muốn thoát mình khỏi phận làm thuê.
Ôm mộng làm chủ khi còn là sinh viên năm 3
Ý chí ấy thôi thúc Huy Đức không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi để tìm ra con đường đi riêng của mình. Và ý tưởng kinh doanh đầu tiên lóe sáng lên trong đầu Huy Đức là kinh doanh đặc sản quê hương mình – bánh mỳ Hải Phòng.
Có lẽ rất nhiều người khi nhắc đến bánh mỳ Hải Phòng đều xuýt xoa vì nó có một hương vị vô cùng đặc biệt, khó có thể lẫn với những loại bánh mỳ khác trên thị trường. Và với suy nghĩ đó, Huy Đức đã mạnh dạn xây dựng thương hiệu bánh mỳ Hải Phòng chất lượng vừa để quảng bá cho quê nhà, vừa thực hiện ước mơ của bản thân mình.
Chàng sinh viên ấy đã không hề chần chừ, do dự; cậu đã nhập bánh mỳ que từ Hải Phòng ra Hà Nội để bán. Vì vốn ban đầu không nhiều và cũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên cậu bán cho bạn bè thân quen là chủ yếu. Cũng bởi chất lượng bánh mỳ, sự nhiệt tình của chàng sinh viên năm 3 đại học FPT mà rất nhiều bạn bè của Đức đã ủng hộ lâu dài.
Thành công chính là dám thất bại!
Sự nghiệp kinh doanh bánh mỳ quê nhà bắt đầu bằng việc bán online, mỗi ngày khoảng chừng 30 cái. Và cứ thế, tích tiểu thành đại, khi trong tay có một chút vốn thì Huy Đức đã thuê thêm gian hàng để bán ở các hội chợ khi có điều kiện. Số lượng bánh mỳ bán ra ở các hội chợ lên đến hơn 1.000 chiếc; nhưng tình hình không được khả quan… Dù vậy cậu không hề nản lòng!
Sau một năm dày công gây dựng thương hiệu cũng như bán hàng online thì cậu đã nhận lại được khá nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Vậy là cửa hàng bánh mỳ que từ đó mà hình thành.
Video đang HOT
Nhưng khó khăn vẫn chưa hết. Tiền thuê mặt bằng, tiền sắm dụng cụ, bàn ghế… là một vấn đề lớn đối với Huy Đức lúc đó; và cậu đã rủ rê một người bạn cùng góp vốn kinh doanh. Vì thời gian ban đầu, lượng khách chưa nhiều, gặp thêm một vài khó khăn nên sau 3 tháng chung vốn, bạn của Đức đã rút vốn. Đó là thời gian Đức rơi vào khủng hoảng nặng nề, đến mức cậu đã phải ăn bánh mỳ cả tháng trời…
Đức vẫn không quên tháng năm nhọc nhằn đó, cậu tâm sự: “Tất tần tật các công việc lớn nhỏ cửa hàng lúc đó đều do một tay mình cáng đáng. Có nhiều tuần không về nhà, mình ngủ luôn ở của hàng vì dọn dẹp xong, ngẩng lên đã 2 giờ đêm, 5h sáng hôm sau phải dậy sớm lấy hàng, dọn hàng để bán”. Khó khăn là vậy, đơn độc là vậy nhưng Đức chưa bao giờ từ bỏ. Bởi với cậu, thành công chính là dám thất bại.
Trong khoảng thời gian đó, bạn gái của Đức (giờ là vợ) đã thôi việc ở một công ty để giúp cậu kinh doanh. Sau 4 tháng, công việc kinh doanh khá khẩm hơn, Đức có thêm nguồn hỗ trợ nên doanh thu cũng tốt lên trông thấy. Cậu hớn hở chia sẻ “Số bánh bán ra cứ tăng dần từ 30, 40, 100 và bây giờ là gần 1.000 chiếc mỗi ngày”.
Cửa hàng bánh mỳ của Trần Huy Đức sau một năm hoạt động đã được nhiều người biết đến vì chất lượng tốt, dịch vụ tận tình, chu đáo. Lượng khách ngày càng đông, khách vừa ăn ở quán, khách vừa gọi mang đến tận nhà nên cậu đã thuê đội shipper. Nhưng nhận được một vài phản hồi thiếu tích cực về việc làm ăn không chu đáo của đội shipper, một lần nữa Huy Đức lại phải suy nghĩ.
Và không lâu sau, đội ngũ vận chuyển chuyên nghiệp lấy tên Giao hàng Ong Vàng đã ra đời; được đào tạo vô cùng bài bản, chuyên nghiệp từ cách nói chuyện với khách, giao hàng cho khách. Đến nay đội shipper Ong Vàng đã có 18 thành viên, mỗi tháng nhận giao từ 150 – 200 đơn hàng.
Ông chủ trẻ đầy bản lĩnh Trần Huy Đức vô cùng phấn khởi khi người dùng càng ngày càng đánh giá cao dịch vụ của đội Ong Vàng.
Sau bao nhiêu sóng gió và thất bại, đến nay doanh thu hàng tháng của bánh mỳ Huy Đức lên tới hơn 200 triệu đồng. Chàng cựu SV Đại học FPT nhờ dám dấn thân và không từ bỏ khi thất bại cuối cùng đã hái được quả ngọt sau tháng ngày tưởng như phải đóng cửa.
Mỹ Linh
Theo Dân trí
Chàng cựu sinh viên FPT đa tài, đúng chuẩn "con nhà người ta"
Học giỏi, đa tài, tự tin là những gì người ta thường nói về chàng trai Nguyễn Xuân Tài - cựu sinh viên Đại học FPT. Xuân Tài là chủ nhân của hàng loạt các clip đình đám như "Gái Phan là của trai Phan"; "Andy Chuối đi thi Ai là triệu phú", hay MV ca nhạc "Những năm tháng ấy"... và là gương mặt quen thuộc với nhiều bạn trẻ.
Nguyễn Xuân Tài (sinh năm 1994, Nghệ An), biệt danh Andy Chuối là chàng trai nổi đình nổi đám trên mạng xã hội với biệt tài sáng tác và cover nhạc.
Là sinh viên công nghệ nhưng Tài có một đam mê đặc biệt với âm nhạc. Ngay khi còn là sinh viên năm nhất, chàng trai xứ Nghệ đã thực hiện ý tưởng cover các ca khúc hot theo lối diễn vui nhộn để giải tỏa căng thẳng sau giờ học, cũng như muốn mang đến niềm vui cho bạn bè và những người xung quanh.
Sau mỗi video đăng tải lên mạng xã hội, Tài nhận được khá nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng mạng. Tạo ra những clip ý nghĩa và không kém phần hài hước đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Tài.
Những video đạt hàng triệu lượt xem trên kênh Youtube cũng như làm nên tên tuổi của anh chàng cựu học sinh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu có thể kể đến như "Gái Phan là của trai Phan"; "Andy Chuối đi thi Ai là triệu phú", "Hậu duệ mặt trời"...
Bên cạnh những bản cover đình đám, Xuân Tài còn dành nhiều thời gian để sáng tác bài hát. Hiện nay, Tài đã "trình làng" 5 tác phẩm âm nhạc, các ca khúc này chủ yếu về tuổi thơ, tình yêu trong sáng của tuổi học trò. Các tác phẩm có thể kể đến như: "Đêm chia tay", "Ký ức của tôi", "Những năm tháng ấy"...
Không chỉ tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật giải trí, Xuân Tài còn có nhiều thành tích học tập đáng nể. Ngay khi còn học THPT, chàng trai xứ Nghệ được biết đến là một anh chàng hoạt bát, năng động và học giỏi với nhiều thành tích nổi bật như: Đạt học sinh giỏi tỉnh Nghệ An môn Tin lớp 12, trưởng ban tổ chức rất nhiều sự kiện tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), học bổng tài năng 100% của Đại học FPT. Sau khi trở thành sinh viên FPT, Tài tiếp tục chinh phục các giải thưởng như: Giải Nhất Japanese Melody Contest 2013, được chọn thực tập 4 tháng tại Osaka (Nhật Bản) trong chương trình Global Talent, AIESEC FTU Hà Nội...
Chọn Đại học FPT để viết tiếp ước mơ
Chàng trai xứ Nghệ có niềm đam mê với công nghệ thông tin ngay khi còn học phổ thông, chính vì vậy, cậu luôn nung nấu trở thành sinh viên của Đại học Bách Khoa hoặc Đại học FPT. Sau khi đỗ liên tiếp Đại học Bách Khoa, Đại học Thủy Lợi và giành học bổng toàn phần Đại học FPT, Tài đã chọn FPT để viết tiếp ước mơ của mình.
Hiện tại, Xuân Tài đã ra trường gần hai năm nhưng những kỉ niệm về mái trường mến yêu cũng là nơi chắp cánh cho những ước mơ của anh vẫn hằn in trong tâm trí.
Gia nhập ngôi nhà FPT, Xuân Tài được học và trải nghiệm rất nhiều điều. Chàng trai 9X chia sẻ, FPT là một trường đại học năng động, và trẻ trung, các giảng viên không chỉ giàu nhiệt huyết mà còn nhiệt tình, gần gũi nên luôn tạo không khí vui vẻ, sảng khoái trong mỗi buổi học.
Theo chàng trai xứ Nghệ, phương pháp dạy học ở FPT khá hiện đại, đặc biệt chú trọng vào ngoại ngữ và hướng tới môi trường quốc tế với giáo trình nguyên bản từ nước ngoài. Điều này mang lại sự khác biệt và lợi thế cho sinh viên FPT khi đi xin việc sau khi ra trường.
Không giống như nhiều trường khác, thời gian thực tập của Đại học FPT dài hơn hẳn (4 tháng), đó là chưa kể đến các cơ hội lớn đối với sinh viên như: Học kỳ nước ngoài, tham dự các buổi hội thảo định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm với các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp liên kết với nhà trường.
Xuân Tài chia sẻ: "Mình may mắn khi được thực tập trong kỳ OJT ở vai trò Team leader và Business Analysis (chuyên viên phân tích nghiệp vụ phần mềm) một dự án trước khi bảo lưu một học kỳ để sang Nhật thực tập về phát triển website tại công ti Suzuki Shouten ở Osaka. Kỳ thực tập không chỉ giúp mình được va chạm với công việc thực tế mà còn định hướng tốt hơn về con đường mình đang chọn".
Trong khi nhiều bạn trẻ loay hoay tìm việc dù ra trường đã lâu thì chàng trai xứ Nghệ khi ấy đã có thu nhập đáng ngưỡng mộ, khoảng 15 vạn yên/tháng (30 triệu đồng) cho vị trí thực tập có lương tại xứ sở hoa anh đào. Sau kì thực tập, với sự cố gắng và nỗ lực của mình, Tài may mắn được vị Giám đốc ngỏ lời mời tham gia vào chi nhánh công ty tại Đà Nẵng - Việt Nam sau khi tốt nghiệp.
Tháng 5/2017, Xuân Tài cùng đội Việt Nam sang Nhật để thực hiện một dự án mới cùng công ty mẹ. Tài chia sẻ: "Thời gian đầu, mình cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là làm dự án với khách hàng Nhật yêu cầu cao khi mình chỉ mới ra trường chưa lâu. Tuy nhiên được các đồng nghiệp giúp đỡ rất nhiều nên mình cũng tự tin hơn".
Hiện tại, dù bận rộn với công việc của một lập trình viên nhưng Xuân Tài vẫn quay clip hát dành tặng mọi người. Chàng cựu SV FPT đa tài vẫn không ngừng học hỏi mỗi ngày để phát triển bản thân và hi vọng sẽ tạo ra các sản phẩm tốt hơn nữa cho cả công nghệ thông tin lẫn âm nhạc.
Chí Anh
Theo Dân trí
Đây là 4 điều tôi luôn nói với các con trước khi đưa chúng đến trường mỗi sáng Gần như mỗi ngày đều như vậy, khi bọn trẻ chuẩn bị cặp sách đến trường xong, tôi sẽ hôn chào tạm biệt và nhắc nhở chúng 4 điều đơn giản sau: "Cư xử tốt. Học hỏi nhiều. Vui vẻ đi. Làm hết sức". Bốn yêu cầu này cũng chính là những thứ tôi mong mỏi các con của mình có thể tiếp...