Vừa hát vừa xếp hàng xin phép
Sự chậm trễ trong việc cấp phép cho ca khúc không chỉ khiến các tác giả mà chính công chúng cũng chịu thiệt thòi.
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa công khai danh sách cả ngàn bài hát trước 1975 được phép phổ biến. Ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, cho biết lúc đầu nhà quản lý chỉ định công khai những bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến trên trang mạng của Cục. Tuy nhiên, sau đó Cục lại quyết định công khai tất cả các bài hát được cấp phép. Nhờ đó, danh sách các bài hát được cấp phép này sẽ phong phú hơn. Chẳng hạn, một bài hát được nghệ sĩ Việt Nam ở nước ngoài hát là Bonjour VietNam (biểu diễn Phạm Quỳnh Anh, tác giả Marc Lavoine) cũng có mặt trong danh sách.
Nghệ sĩ Ánh Tuyết trong đêm diễn tưởng nhớ Trịnh Công Sơn – Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Nhìn lại danh sách, có những bài hát đã được cấp phép từ 1989 như Suối mơ, Buồn tàn thu của cố nhạc sĩ Văn Cao. Cũng có cả những bài hát mới cấp phép hồi cuối năm ngoái như Đêm gọi người yêu của Dạ Cầm – Vũ Chương… Như vậy ít nhất hơn 20 năm đã trôi qua kể từ khi những bài hát trước 1975 được xem xét và cấp phép công bố. Tính trung bình mỗi năm có chừng 50 bài hát được cấp phép – một con số không nhiều.
Cũng chính vì thế, chỉ riêng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thôi thì đã thấy danh sách bài hát được cấp phép của ông thật ngắn ngủi. Nhạc sĩ với cây đàn guitar đã hát Nối vòng tay lớn mừng ngày giải phóng này mới chỉ có 32 bài hát sáng tác trước 1975 được cấp phép. Trong khi đó, theo nhà thơ Đỗ Trung Quân, số lượng sáng tác của ông trước 1975 phải lên tới chừng 200 bài. “Tôi nói đơn giản, chỉ riêng hợp tuyển giới thiệu bài hát của Trịnh Công Sơn trước 75 mà tôi giữ đã có mười mấy cuốn, mỗi cuốn chừng 10 bài. Như vậy, số lượng bài hát được cấp phép là quá nhỏ”, nhà thơ cho biết.
Với danh sách 32 bài hát của Trịnh Công Sơn hiện đang được Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố, có thể thấy có nhiều buổi diễn cũng như phim ca nhạc vi phạm vì hát “phạm” phải bài chưa được cấp phép trình diễn.
Video đang HOT
Trong số những bài chưa được cấp phép theo công bố mới nhất của Cục, có thể kể đến Biết đâu nguồn cộisáng tác năm 1972 là bài được hát trong bộ phim Em còn nhớ hay em đã quên. Mang âm hưởng dân ca, bài tình ca còn chuyển tải triết lý sống hỉ xả, được nhiều ca sĩ chọn hát trong các đêm nhạc Trịnh. Đóa hoa vô thường (1973) sau những ngày buồn với Khánh Ly đã sáng lên với chất giọng giàu lý tính của cô Bống Hồng Nhung. Chưa kể, Ánh Tuyết Band cũng từng hát Dã tràng ca, một sáng tác năm 1962 của cố nhạc sĩ tài hoa.
Chưa kể, với sức lan tỏa rộng rãi của băng đĩa, sự “cổ vũ” của các thiết bị âm thanh, sự gần gũi khách hàng của các quán karaoke thì việc “hát chui” những bài hát trên và nhiều hơn nữa tác phẩm Trịnh Công Sơn là điều khó kiểm soát. Bản thân những tác phẩm nêu trên đều từng được biểu diễn trên các sân khấu mà không có ảnh hưởng xấu gì. Vì thế, việc đẩy nhanh tiến trình rà soát, sớm bổ sung thêm những bài hát trước 1975, trong đó có bài hát Trịnh Công Sơn là điều cần làm.
Trả lời PV Thanh Niên, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Vương Duy Biên cho biết việc cấp phép hiện được thực hiện rất khoa học và thông thoáng. Tuy nhiên, nhà quản lý không phải là nhà khoa học nên việc sưu tầm tư liệu hẳn cũng có hạn chế. Chính vì thế, Cục Nghệ thuật biểu diễn rất mong cá nhân có liên quan hợp tác bằng cách đề nghị cấp phép cho những bài hát chưa có phép.
Nhưng trước mắt, để quá trình này nhanh gọn và hiệu quả hơn, Cục cũng cần lên một lộ trình cụ thể, phương án cụ thể để giải quyết vấn đề cấp phép cho các tác phẩm sáng tác trước 1975. Trong lộ trình đó, một số tác giả đặc biệt về tài năng cũng như sức lan tỏa của tác phẩm, chẳng hạn như Trịnh Công Sơn cũng cần có cách xét duyệt linh hoạt. Bởi nói cho cùng, nếu việc cấp phép cho những tác phẩm tốt chậm trễ, không chỉ tác giả mà chính công chúng sẽ phải chịu thiệt thòi.
Theo Thanh Niên
NSND, NSƯT cũng phải thi để được cấp thẻ hành nghề?
Liệu những cây đa cây đề của làng nhạc Việt có phải khăn gói đi học ôn và thi lấy chứng chỉ? Ai là người chấm thi và chấm dựa trên tiêu chí nào? Liệu có hay không những tiêu cực đằng sau việc học và thi?
Đó là vô vàn câu hỏi mà các ca sĩ hiện nay quan tâm trước việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn đang xây dựng đề án cấp thẻ hành nghề.
Ca sĩ Ngọc Anh: Nhiều thứ chưa rõ ràng!
Về cơ bản tôi ủng hộ. Tuy nhiên, nói thì rất dễ, nhưng làm thì khó, vẫn có nhiều thứ chưa rõ ràng. Nếu ai cũng phải đi thi thì một ca sĩ đã có nhiều năm cống hiến, đóng góp thì không thể đánh đồng với người vừa bước chân vào nghề, thậm chí chưa hát bao giờ cũng đi thi để lấy bằng cấp. Không khéo sẽ có cảnh nhà nhà đi học, người người đi học để lấy thẻ hành nghề và trở thành ca sĩ? Biết đâu đây lại là manh mối cho một số người ước mơ làm ca sĩ dù chưa có thành công gì và họ nghĩ là mình sẽ đi thi, lấy bằng cấp để rồi ai cũng gọi mình là ca sĩ.
Thậm chí, có những người đi học, được cấp thẻ rồi vứt đó và không làm nghề, trong khi một số người hát tốt, muốn làm nghề thật sự, nhưng vì một vài lý do nào đó lại không được cấp thẻ thì không được đi hát nữa.
Ca sĩ Ngọc Anh than nhiều thứ chưa rõ ràng trong việc cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ.
Chẳng lẽ bây giờ NSND, NSƯT những bậc lão thành đầu ngành cũng phải đi thi như những cô cậu trẻ con mới vào nghề để lấy bằng sao? Theo tôi, phải có quy định ai không phải thi và ai phải thi.
Tôi nghĩ hát nhép nên làm triệt để, bao năm nay cứ vàng thau lẫn lộn. Nhiều người chỉ dựa vào scandal, đánh bóng tên tuổi để gây dựng hình ảnh của mình rồi chạy sô ầm ầm, lấy giá cat-sê cao gấp bao nhiêu lần những người hát rất hay, cống hiến bao nhiêu năm.
Khi quán triệt không hát nhép, sẽ lộ ra chân tướng. Làm nghề gì, người giỏi cũng phải được tôn vinh thôi.
Ca sĩ Tấn Minh: Phải có chuẩn mực
Cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ là tốt, nhưng phải làm chuẩn, làm tới nơi và nghiêm túc. Nếu làm không tới, nó sẽ giống con dao hai lưỡi, nảy sinh tiêu cực và không thể làm sạch được nền âm nhạc Việt Nam. Tôi cho rằng, rất có thể, sẽ có những người không đủ tiêu chuẩn làm ca sĩ mà vẫn được cấp phép. Bộ VH-TT-DL phải đưa ra được những chuẩn mực và tiêu chí chung. Tôi cũng băn khoăn, tiêu chí này sẽ áp ra sao đối với các em không học bài bản ở các trường nghệ thuật.
Tôi cho rằng, những nghệ sĩ được giải thưởng Nhà nước, được phong ưu tú, nhân dân... hoặc sinh viên tốt nghiệp Nhạc viện, các trường đào tạo nghệ thuật thì không cần phải thi cấp phép lấy thẻ.
Thẻ hành nghề được cấp dựa trên cả những yếu tố về văn hóa, đạo đức cũng là chuyện nhạy cảm. Thế nào là văn hóa, không có văn hóa. Có những người học vấn cao, nhưng xử sự không có văn hóa thì sao, và có những người ít học, nhưng lại cư xử rất có văn hóa. Khái niệm "ăn mặc phản cảm" cũng chưa rõ, bởi cùng một bộ váy, có khi cô này mặc cực kì phản cảm, nhưng cô kia lại mặc rất gợi cảm, bởi vì nó còn phụ thuộc vào thái độ và văn hóa của người sử dụng nó.
Ca sĩ Lan Anh: Không thể đánh đồng!
Dự án này đã có cách đây khoảng chục năm rồi. Thực ra cũng tốt nếu có chứng chỉ cho ca sĩ, để hoạt động đỡ lẫn lộn, dễ quản lý thị trường ca nhạc hơn. Trong thời buổi ai cũng có thể làm ca sĩ, chả cần học hành gì, chỉ cần xinh xắn, mông má lên một chút là được, việc cấp thẻ là cần thiết. Có thẻ hành nghề này, những người làm chương trình sẽ không dám mời những người không có thẻ.
Ca sĩ Lan Anh cho biết nếu cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ thì những chương trình biểu diễn sẽ không dám mời những ca sĩ chưa được cấp thẻ.
Tôi nghĩ những người hoạt động chuyên nghiệp, có giải thưởng đương nhiên được cấp thẻ, chứ không phải thi, chứ không thể ai cũng bị đánh đồng đi thi được. Tôi nghĩ phải xem xét lại cho đề án hợp lý, nghiên cứu cho phù hợp.
Có thẻ hành nghề là đúng, nhưng làm thế nào để cho ra một cái thẻ thì lại là chuyện khác, phải sát, không được đánh đồng.
Ca sĩ Ánh Tuyết: Sẽ phát sinh tiêu cực!
Theo tôi, hiện nay Bộ đang lúng túng, muốn xiết chặt quản lý mà chưa biết xiết bằng cách nào. Nếu cấp thẻ hành nghề thì ai sẽ là người đi thi và ai sẽ chấm thi đây? Tôi nhớ có một cuộc chấm thi nào đó, mà nhạc sĩ Nguyễn Quang lại ngồi ghế hội đồng để duyệt tác phẩm bố mình là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9! Rất có thể sẽ có nhiều nghịch lý như thế diễn ra nếu người cầm cân nảy mực không đủ tài năng.
Chưa kể tới bao nhiêu chi phí đi lại, tập huấn, lệ phí, bồi dưỡng, chi phí in thẻ... và biết bao quy trình, thủ tục hành chính mới cho ra được một cái thẻ.
Nếu có làm, theo tôi, cần phân chia ra theo khu vực và theo đối tượng. Không thể có chuyện những người đã mất bao năm tạo dựng tên tuổi trong lòng công chúng rồi, giờ lại phải khăn gói đi thi, vô lý quá. Tôi cũng e rằng sẽ phát sinh nhiều tiêu cực như chạy chọt, hối lộ... trong quá trình tập huấn, thi thố và cấp thẻ.
Lê Thoa
Theo Đất Việt
Ngọc Anh: 'Việc cấp thẻ hành nghề vẫn chưa rõ ràng' Trước quyết định của Cục Nghệ thuật Biểu diễn xây dựng đề án cấp thẻ hành nghề, nhiều câu hỏi trái chiều từ các nghệ sĩ bắt đầu xuất hiện. Ca sĩ Ngọc Anh: Nhiều thứ chưa rõ ràng! Về cơ bản, tôi ủng hộ. Tuy nhiên, nói rất dễ, nhưng làm lại khó, vẫn có nhiều thứ chưa rõ ràng. Nếu ai...