Vừa được kết nạp Đảng, nữ sinh trường huyện trở thành 1 trong 3 thí sinh đạt điểm khối C cao nhất Hà Tĩnh
Vừa vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, em Tô Thị Ngân (SN 2002, học sinh lớp 12A6 – Trường THPT Mai Thúc Loan, Lộc Hà) lại có thêm niềm vui lớn khi xuất sắc trở thành 1 trong 3 thí sinh đạt điểm khối C cao nhất tại cụm thi Hà Tĩnh.
Thời gian nghỉ dịch Covid-19 là “cơ hội vàng” để tự học
Nữ sinh Tô Thị Ngân (học sinh lớp 12A6, trường THPT Mai Thúc Loan) là 1 trong 3 thí sinh có điểm thi khối C cao nhất Hà Tĩnh.
Với 28,5 điểm (Địa lý 9,25; Lịch sử 9,75; Ngữ văn 9,5), Ngân trở thành 1 trong 3 những thí sinh có điểm khối C cao nhất cụm thi tại Hà Tĩnh. Điều đặc biệt, nữ sinh này đến từ một ngôi trường ở huyện Lộc Hà.
Trước khi nhận niềm vui này, Ngân đã nhận được giấy báo tuyển thẳng vào Trường Đại học Luật Hà Nội. Kết quả này được nhà trường lựa chọn dựa trên điểm số 3 môn Văn, Sử, Địa trong suốt 3 năm THPT của các thí sinh.
Ba năm học THPT liên tiếp đều đạt danh hiệu HSG tỉnh môn Ngữ văn, điểm tổng kết môn học này của Ngân chưa bao giờ dưới 9,4 điểm.
Chia sẻ về số điểm mình đạt được trong kỳ thi quan trọng vừa qua, Tô Thị Ngân cho biết, bản thân em không bất ngờ về số điểm nhưng lại vô cùng bất ngờ về thứ hạng mà mình giành được.
Ngân bày tỏ: “Em có chút tiếc nuối với bài thi Địa lý vì nếu cẩn thận hơn thì sẽ không để lỡ điểm tuyệt đối. Còn đối với kết quả thi lần này, em nghĩ nhiều bạn khác sẽ giành được điểm thi cao hơn em.
Ngoài sự nỗ lực của bản thân, thành quả ngày hôm nay em đạt được nhờ rất nhiều vào sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và các bạn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả mọi người đã giúp đỡ, động viên em trong thời gian vừa qua.”
Video đang HOT
Góc học tập đơn sơ tại ngôi nhà nhỏ ở xã Mai Phụ – Lộc Hà là nơi Ngân dành nhiều thời gian để tự học.
Chia sẻ về “bí kíp” đạt điểm cao ở tổ hợp xã hội, Ngân cho biết, năm học vừa qua là một năm học đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thời gian nghỉ học do giãn cách xã hội, Ngân tận dụng thành “cơ hội vàng” để tự học ở nhà. Em không đặt quá nhiều áp lực, chủ yếu học trong sách giáo khoa và tìm hiểu thêm các tài liệu cần thiết.
Trong quá trình học, em thường chia các bài học ra thành sơ đồ rồi xem lại nhiều lần. Ngoài ra, Ngân còn dành thời gian để xem các phim tài liệu và hạn chế thức quá khuya.
“Em nghĩ quyết định đến 80% thành công đó là sự đam mê và yêu thích các môn học. Chỉ khi mình yêu thích thật sự thì mình mới hiểu bài chứ không phải chỉ đơn giản là học thuộc…” – Ngân chia sẻ.
Vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng khi 18 tuổi
Bên cạnh thành tích học tập xuất sắc, Tô Thị Ngân (ngoài cùng bên trái) vinh dự là 1 trong 7 học sinh của trường được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi 18 tuổi.
Bố mẹ làm nông nghiệp lại đau ốm liên miên nên điều kiện để Tô Thị Ngân có thể đi học thêm dường như không có. Tuy nhiên, sinh ra trong gia đình có 4 người con, trong đó 2 anh trai của Ngân đều đã vượt khó để trở thành các chiến sỹ công an khiến cô em út càng nỗ lực, quyết tâm học thật giỏi.
Hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả nên ngoài những giờ học, Ngân thường giúp đỡ bố mẹ làm thêm việc nhà
Trong suốt những năm học phổ thông, Tô Thị Ngân luôn xuất sắc giành danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Ba năm học THPT, em đều đạt danh hiệu HSG tỉnh môn Ngữ Văn, điểm tổng kết môn học này chưa bao giờ dưới 9,4 điểm.
Cô Trần Thị Cảnh Thuần (Giáo viên Ngữ Văn, Trường THPT Mai Thúc Loan) chia sẻ: “Ngân là cô học trò rất có ý thức vươn lên trong học tập, luôn chăm ngoan, cố gắng để đạt thành tích cao. Bên cạnh đó, em còn thường xuyên tham gia tích cực các hoạt động Đoàn. Với những nỗ lực ấy, đầu tháng 8 vừa qua, Ngân là 1 trong 7 bạn học sinh của nhà trường được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Tôi rất vui và tự hào về thành tích mà cô học trò nhỏ của mình đạt được…”.
Luôn tận tâm, hết lòng vì học trò, cô giáo Trần Thị Cảnh Thuần là người truyền động lực lớn cho Ngân
Với vóc dáng nhỏ bé, Ngân đành tiếc nuối “chia tay” ước mơ trở thành nữ chiến sỹ công an, thay vào đó cô nàng đang phân vân lựa chọn giữa trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Đông phương học của Trường ĐH KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Dù lựa chọn ngành nghề nào, nữ đảng viên trẻ Tô Thị Ngân cũng mong muốn phát huy khả năng, sử dụng những kiến thức được học để phát triển…
Phụ huynh nông thôn Hà Tĩnh làm đủ nghề cùng con "nuôi chữ"
Không ngại gian nan, vất vả để lo cho con cái học hành là chuyện bao đời của nông dân Hà Tĩnh. Ngày nay, người nông dân có thêm nhiều lựa chọn công việc hơn, nhờ đó, con cái của họ cũng được học hành bài bản hơn...
Niềm vui có sách áo mới của trẻ em nông thôn Hà Tĩnh trước năm học mới.
Kỳ nghỉ hè sắp kết thúc cũng là lúc vợ chồng chị Bùi Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Đông Thịnh, xã Hồng Lộc, Lộc Hà) phải lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn. Bởi, với một hộ nông dân đông con như gia đình chị, việc lo cho các con bước vào năm học mới thật sự là một gánh nặng.
Chị Thanh chia sẻ: "Vợ chồng tôi có 4 đứa con, đứa đầu vừa học xong đại học, đứa thứ 2 năm nay học đại học năm thứ 3 còn 2 đứa nhỏ đang học THCS và tiểu học. Vào đầu mỗi năm học mới, ngoài chuẩn bị số tiền khá lớn đóng các khoản theo quy định, chúng tôi còn phải sắm sửa áo quần, sách vở... cho các con. Vì vậy, cuối hè, vợ chồng tôi cùng ngồi lại tính toán rồi đi đến thống nhất, dành một nguồn cố định để tạo quỹ cho việc học của con và quỹ này được bổ sung liên tục trong suốt cả năm".
Nuôi 4 đứa con ăn học, vào năm học mới vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh lại phải lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn...
Để trang trải cho việc học của con, ngoài trồng 4 sào ruộng (mỗi năm 2 vụ) thì vợ chồng chị Thanh còn kiếm việc làm thêm lúc nông nhàn. Anh Hồ Minh - chồng chị Thanh làm thêm nghề phụ như hàn xì các mái che, cổng sắt...; còn chị, làm thêm 3 sào chè trên đồi và chăm chỉ đi chợ bán. Khoản thu nhập này dành hơn phân nửa bỏ "ống" để phục vụ đèn sách cho các con.
Để có tiền trang trải việc học hành cho các con, ngoài việc đồng áng , vợ chồng chị Thanh không ngại khó, ngại khổ, nhận làm thêm nhiều việc khác.
Luôn dành nhiều kỳ vọng "đổi đời" cho 4 đứa con bằng việc học, ông Nguyễn Đình Huy (61 tuổi, thôn Nam Phú, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) cũng bôn ba đủ việc. Ông Huy cho biết: "Những năm trước, mỗi khi kỳ nghỉ hè kết thúc là vợ chồng tôi "toát mồ hôi" nhìn trước ngó sau để làm thế nào đủ tiền cho con đóng học phí, sắm sửa áo quần... Năm nay, việc chuẩn bị vào năm học mới cho 2 đứa con đang học đại học có phần nhẹ nhàng hơn. Bởi, 2 đứa con đầu đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định, phụ giúp cha mẹ nuôi 2 em".
Những chuyến chạy chợ đã giúp vợ chồng ông Nguyễn Đình Huy (Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh) nuôi 4 đứa con ăn học
Tuy có con hỗ trợ nhưng ông Huy cũng không dựa hẳn vào đó. Vợ chồng ông vẫn phải là trụ cột để lo việc học cho 2 đứa sau. Làm 3 sào ruộng chỉ đủ gạo ăn nên ông Huy chọn nghề buôn bán để mưu sinh. Hằng ngày, ông chạy xe máy hàng chục cây số từ Thạch Trung lên Hương Khê hoặc ra Hồng Lộc (Lộc Hà) mua chè về bán ở chợ TP Hà Tĩnh và vùng lân cận. Mỗi chuyến ông lãi từ 150 - 200 ngàn đồng. Số tiền đó, vợ chồng ông dành để nuôi con ăn học. Ông Huy dự tính, khi các con học xong, vợ chồng ông sẽ nghỉ chạy chợ và tìm việc khác nhẹ nhàng hơn.
Trong khi đối với nhiều gia đình có điều kiện khá giả, việc chuẩn bị cho con cái bước vào năm học mới khá nhẹ nhàng thì đa phần các gia đình nông thôn việc đó luôn là một áp lực. Tại một cơ sở thu mua phế liệu ở gần Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh, chúng tôi gặp một nhóm chị em chuyên đi gom phế liệu về bán. Nhóm gồm 6 người, độ tuổi từ 40 - 50, người nào cũng có ít nhất từ 1 - 3 đứa con đang cắp sách tới trường.
Dù vất vả, Chị Trương Thị Hoa (giữa xã Đồng Môn, Thạch Hà) và nhóm chị em làm nghề thu mua phế liệu vẫn vui khi con được học hành đàng hoàng.
Chị Trương Thị Hoa (46 tuổi, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Mấy chị em trong nhóm chúng tôi đều làm nghề nông. Ai cũng có con đang tuổi đi học. Người ít như tôi thì 1 đứa, người nhiều như chị Kiều (xã Thạch Khê, Thạch Hà) thì 3 đứa. Dù vất vả, nhưng chúng tôi cũng luôn cố gắng chắt chiu, dành dụm để con cái được tới trường như bạn bè cùng trang lứa. Vả lại, chúng tôi cũng mong muốn con cái được học hành để sau này có nghề nghiệp, có cuộc sống ổn định hơn".
Thu nhập từ nghề thu gom phế liệu không cao nhưng khá ổn định. Ngày nhiều được 100 - 150 ngàn đồng, ngày ít được 50 ngàn đồng. Dù vậy, để chuẩn bị cho con bước vào năm học mới, các chị cũng cố gắng đi thường xuyên hơn, xa hơn để có thu nhập khá hơn...
Sự tảo tần của các bậc cha mẹ là để nâng đỡ cho con bước vào tương lai.
Năm học mới cận kề, chứng kiến những giọt mồ hôi rơi trên gương mặt của các bậc làm cha, làm mẹ là các gia đình nông dân Hà Tĩnh, chúng tôi không khỏi xúc động và nể phục. Họ không quản ngại vất vả, hy sinh để cùng con "nuôi con chữ", nuôi giấc mộng khoa bảng. Và, không phụ lòng cha mẹ, rất nhiều học sinh nông thôn đã vượt lên khó khăn, ghi tên mình tại những ngôi trường đại học danh tiếng, trên những bảng vàng của giáo dục Việt Nam...
Học sinh trường làng ở Hà Tĩnh đạt 8.0 IELTS Hồ Thị Hiền Thảo, học sinh lớp 11A5, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa có một kết quả thi IELTS ấn tượng với điểm số 8.0. Trong đó, kỹ năng Nghe (Listening) đạt điểm tuyệt đối 9.0/9.0 Ở kỹ năng Đọc hiểu (Reading), Thảo đạt 8.5/9.0; kỹ năng Nói (Speaking) đạt 7.0; kỹ năng Viết (Writing) đạt 7.0. Đây...