Vừa dạy học… vừa trông con
Nhà neo người, chồng hay phải đi rừng dài ngày, cô giáo Trần Thị Thuận (giáo viên Trường tiểu học Đồng Văn 1) nhiều lúc vừa phải dạy học kiêm luôn trông cậu con trai 4 tuổi.
Vóc người gầy nhỏ, cô giáo Thuận đã có 15 năm lăn lộn khắp các điểm trường khó khăn nhất của huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An).
Cô Thuận cho biết cậu con trai Lang Trung An đã đi học mẫu giáo nhưng nhiều khi phải đưa cậu con trai đến trường để vừa dạy học, vừa trông con.
Lớp 5A cô Thuận chủ nhiệm hầu hết là con em người dân tộc Thái ở xã Đồng Văn.
Trong khi mẹ dạy học, Lang Trung An tha thẩn chơi bên ngoài.
Video đang HOT
Dãy nhà gỗ của trường xuống cấp đã lâu, thỉnh thoảng nhớ mẹ, An lại nhòm qua khoảng hở nơi một tấm gỗ hỏng đã được gỡ bỏ.
Rồi ghé thăm lớp học kế bên.
Đôi khi cao hứng, bé An còn còn giao lưu với các anh chị trong lớp.
Mỗi lần phát hiện bé An nhòm qua khe, mẹ Thuận lúc thì nhắc nhở con bằng biện pháp cứng rắn…
…hay bằng những chiếc bánh luôn sẵn trong cặp sách.
Chỉ trong giờ ra chơi, bé An mới được mẹ cho phép vào trong phòng học
Không ít hôm, cô giáo Thuận phải trông con trong khi vừa dạy học. Nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của lớp 5A.
Theo 24h.com.vn
Người thầy nằm... dạy học
Nếu như những người thầy khác đều đứng trên bục giảng, hoặc ít nhất là ngồi trên những chiếc xe lăn, thì người thầy trong ký ức ấu thơ của Phạm Hoa Quỳnh (đại học Văn hoá Hà Nội) là người luôn... nằm để dạy học.
Lớp học bên bờ sông Chu
Quỳnh viết rằng: "Thầy giáo của tôi là một người rất đặc biệt. Cũng bởi vì thế mà tôi và tất cả những ai được ngồi lớp của thầy đều rất quý trọng và khâm phục thầy. Thầy tên là Nguyễn Trung Nghĩa, xóm Quyết Thắng 1, Xuân Bái, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Thầy Nghĩa đã dạy tôi khi tôi còn học lớp 2, khi ấy cứ mỗi ngày theo mẹ đi kiếm củi ven bên tả sông Chu, tôi không quên đem theo sách vở để ngồi lớp do thầy "nằm lớp".
Nói thầy Nghĩa nằm lớp dạy học, bởi năm 14 tuổi thầy bị căn bệnh thoái hoá toàn xương làm cho bại liệt nửa người..." Chính những tình cảm rất chân thành mà chúng tôi nhận được từ Hoa Quỳnh đã đưa những người thực hiện chương trình Tiếp sức người thầy tìm về bên tả ngạn sông Chu để gặp người thầy nằm lớp ấy.
Đến thăm lớp, từ ngoài sân đã nghe tiếng đám trẻ nhỏ đọc thuộc lòng một bài thơ lớp 2. Thấy có đoàn khách từ phương Nam tìm đến thăm thầy, bà con hàng xóm cũng tò mò han hỏi. Kể ra rồi mới biết, con cái của họ, gần như ai cũng học thầy. Có người giờ đã là giáo viên, có người học đại học rồi nhận công tác xa. Chuyện thầy Nghĩa nằm lớp dạy học chẳng biết từ bao giờ đã trở thành niềm tự hào của bà con lối xóm.
Một buổi chiều cách đây hơn 40 năm, khi còn đang học lớp 4, thầy Nghĩa từ trường trở về nhà với cơn sốt nhẹ kéo dài và cơ thể cứ thế yếu dần đi. Đến năm học lớp 7 thì thầy đã không còn lấy củi, bắt cá và rong chơi cùng các bạn bên bờ sông Chu được nữa. Việc học hành, vì vậy, cũng khép lại với thầy. Khoảng trời trong xanh bên ngoài từ đó cũng bị bó hẹp qua những song cửa sổ.
Được chẩn đoán là thoái hoá xương, gần 20 năm chạy chữa khắp nơi vẫn không khỏi, người mẹ già đành chấp nhận sự thật rằng con trai mình không thể tự bước đi, và chàng thanh niên Nguyễn Trung Nghĩa khi ấy mới thấm nỗi buồn khi phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều cần có người trợ giúp.
Công việc dạy học đến với thầy Nghĩa cũng giản đơn. Thầy kể rằng trong những tháng ngày nằm một mình trên giường bệnh, khi thấy những đứa cháu nhỏ con của anh chị mình không làm được bài tập về nhà, thầy đã giúp cháu giải những bài toán khó. Từ đấy, hễ có gì khó hiểu, các cháu lại hỏi thầy, trẻ con trong xóm thấy vậy cũng đến nhờ thầy giải toán.
Lớp học đặc biệt của thầy vì thế được hình thành và kéo dài cho đến ngày nay. Hỏi niềm vui là gì, thầy với tay lên đầu giường, lấy xấp thư có đến vài chục chiếc; có thư viết từ những năm 90, cũng có thư còn mới toanh mùi keo dán, thầy bảo rằng của học trò cũ gửi cho thầy rồi cười hiền lành, đưa cánh tay trái ra vuốt từng chiếc phẳng phiu.
Tuổi 60 của ông giáo
Đã hơn 20 năm trôi qua, ngôi nhà của thầy Nghĩa bây giờ đã được những nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng tươm tất. Dẫu sức khoẻ càng ngày càng yếu đi nhiều nhưng nghiệp trồng người thầy vẫn chưa buông. Khoảng 300 em học trò mà thầy Nghĩa góp công dạy chữ giờ đã trưởng thành, con cái họ lớn lên lại đến nhà, xin được học ông Nghĩa.
Học trò bây giờ không gọi ông giáo Nghĩa là thầy mà chúng gọi thầy bằng ông. Tay chân và cổ của ông bây giờ đều co cứng lại, chỉ còn cánh tay trái là có thể cử động được. Cha qua đời đã lâu, các anh chị đều thành gia lập thất và ra ở riêng, nhà chỉ còn mỗi mình thầy với một mẹ già. Bà cụ đã ở tuổi 90. Vậy nên, chuyện cơm nước cho mẹ, chuyện dạy học, thầy phải nhờ hết vào cánh tay trái của mình.
Cuộc sống của thầy, dẫu đã nhận được nhiều trợ giúp nhưng vẫn đạm bạc, giản đơn. Hàng tháng, một khiếm khuyết, một đã quá già xoay xở chi tiêu trong số tiền chính sách 600.000 đồng cùng gần 200.000 đồng tiền lãi từ quyển sổ tiết kiệm được gửi tặng bởi những nhà hảo tâm.
Có nhìn thấy thầy khó nhọc loay hoay vo gạo, nhóm lửa, nấu cơm chỉ bằng cánh tay còn lại bên chiếc giường nhỏ của mình mới cảm nhận hết được nghị lực phi thường của người thầy tật nguyền. Cứ vậy, hàng ngày, ở nơi góc nhà nhỏ hẹp, trên chiếc giường con, người thầy ấy lại góp chút sức tàn, giúp đám trẻ nhỏ trong xóm mở rộng thêm cánh cửa vào đời mà không nghĩ rằng mình đã làm nên việc có ý nghĩa lớn.
Theo SGTT
Cả làng dạy học Đ hơn mt lần tô được "mục sở thị" về những gia đình ba đờ làm nghề giáo ở đâó trên dả đất miền Trung, nhưng tiếng tăm về mng quê mà "nhà nhà dạy học", "ngườ ngườ học sư phạm" thì đây là lần đầu tiên. Và có lẽ đây cũng là làng quê duy nhất, đc đáo nhất, chẳng nơ nào...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

2 con giáp sắp tạm biệt vận xui, bước vào thời kỳ huy hoàng, 1 con giáp đã giàu lại càng giàu hơn
Trắc nghiệm
12:44:42 05/04/2025
Đối tượng truy nã nguy hiểm bị bắt sau 9 tháng lẩn trốn
Pháp luật
12:40:02 05/04/2025
Công thức làm ức gà sốt chanh dây chua ngọt hấp dẫn, cực đơn giản
Ẩm thực
12:39:21 05/04/2025
Địa Đạo bị chê bai vô lý, 1 mỹ nhân Việt phản bác cực gắt khiến netizen vỗ tay rần rần
Hậu trường phim
12:33:10 05/04/2025
Khi "thế hệ cợt nhả" làm ca sĩ và màn hát live "kinh hoàng" của Dương Domic
Nhạc việt
12:29:47 05/04/2025
Cú lia camera 10 giây để lộ chuyện sao nữ Vbiz và chồng kém 11 tuổi sắp đón con đầu lòng?
Sao việt
12:23:03 05/04/2025
Vì sao màn tạo dáng của Thanh Hằng bị nhà thiết kế cắt bớt, tắt bình luận?
Thời trang
12:19:51 05/04/2025
Sau hơn 10 năm "đường ai nấy đi", thành viên SNSD bất ngờ gây sự Jessica
Sao châu á
12:19:34 05/04/2025
G-Dragon: Người đàn ông hiếm hoi "cân đẹp" mọi trang phục sến súa
Phong cách sao
12:16:25 05/04/2025
Phát hiện 3 thủ phạm mới thúc đẩy bệnh trầm cảm
Sức khỏe
12:12:32 05/04/2025