Vụ việc Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM: Bộ có thể xử lý đặc biệt?

Theo dõi VGT trên

Việc Bộ GD-ĐT chính thức đồng ý với UBND TP.HCM chuyển sinh viên Trường ĐH Hùng Vương sang trường khác thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận khiến dư luận đặt câu hỏi: giải pháp này đã thật sự hợp lý chưa và Bộ có vi phạm chính quy chế đào tạo?

Vụ việc Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM: Bộ có thể xử lý đặc biệt? - Hình 1

Sinh viên Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Phóng viên Báo Thanh Niên đã trao đổi với GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, về những thắc mắc này. Ông Ga cho biết:

Do con dấu bị chiếm giữ trái phép, đến nay Trường ĐH Hùng Vương không thể tổ chức cho sinh viên (SV) tốt nghiệp theo đúng kế hoạch đào tạo. Nói cách khác, hoạt động đào tạo đối với SV năm cuối của trường đã bị tự ngừng, gây thiệt hại cho người học. Trong trường hợp này, theo quy định tại điểm b, khoản 4, điều 9 của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 40/2011/NĐ-CP), trường có trách nhiệm khôi phục quyền học tập của SV năm cuối theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trường ĐH Hùng Vương đã có văn bản đề nghị, UBND TP.HCM đã nhất trí và Bộ đồng ý với đề xuất của trường về việc chuyển SV năm cuối sang một số trường ĐH khác để làm tốt nghiệp là phù hợp với quy định tại Nghị định số 49.

Chưa tính toán đến việc cấp bằng

Thưa ông, Bộ có phương án cấp bằng như thế nào sau khi SV thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khóa luận ở các trường khác?

Trong quá trình xử lý vụ việc tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, quyền lợi của SV được đưa lên hàng đầu. Về thời gian thi tốt nghiệp, Bộ cũng để trường chủ động trên nguyên tắc ưu tiên cho SV. Nếu SV cần ôn tập, trường phải thu xếp xem khả năng lúc nào các em đủ điều kiện thì mới tổ chức thi. Về bằng cấp, trước mắt SV cứ yên tâm thi tốt nghiệp, sau một tháng, Bộ sẽ xem xét, tính toán cấp bằng như thế nào hợp lý và đảm bảo quyền lợi cho SV nhất.

Nếu trong thời gian này Trường ĐH Hùng Vương giải quyết được con dấu thì trường này cấp bằng là tốt nhất. Trong trường hợp bất đắc dĩ là con dấu không thể nào có được trong thời hạn quy định thì Bộ sẽ nghiên cứu phương án khác. Bộ sẽ bàn với các trường để có hướng xử lý đặc biệt cấp bằng cho SV. Tuy đây là vụ việc chưa có t.iền lệ nhưng trong quá khứ vẫn có những trường hợp đặc biệt và Bộ cũng có thể xử lý đặc biệt. Trong quy chế không lường trước được việc này thì mình phải có biện pháp xử lý.

Nhưng có nhiều trường ngoài công lập chất lượng tốt và có đào tạo các ngành học của Trường ĐH Hùng Vương, sao Bộ lại chuyển SV này qua các trường công lập?

Bằng cấp và chương trình đào tạo, chuẩn chất lượng của các trường công lập và ngoài công lập đều như nhau. Luật Giáo dục cũng quy định không phân biệt giữa trường công lập và ngoài công lập. Vì vậy, chuyển SV từ trường ngoài công lập qua thi tại các trường công lập không có vướng mắc gì. Bộ chọn trường thuận lợi nhất, có nhiều ngành phù hợp nhất trong thành phố để SV dễ dàng thi.

Video đang HOT

Ngoài ra, việc UBND TP.HCM và Bộ GD-ĐT đồng ý cho các trường công lập tổ chức thi tốt nghiệp cũng đã tính toán đến quyền lợi của SV. Đây là các trường có uy tín tốt, được xã hội thừa nhận để không có sự dễ dãi trong việc thi tốt nghiệp/bảo vệ khóa luận. Sau này, người ta không nghi ngờ về chất lượng của các em, giúp các em không bị ảnh hưởng bởi chuyện ở Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM trước đó.

Các trường nhận sinh viên

Theo quyết định của Bộ GD-ĐT, 4 trường ĐH sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thi tốt nghiệp cho 1.563 SV Trường ĐH Hùng Vương gồm: Sài Gòn, Mở TP.HCM, Công nghệ TP.HCM, Nông Lâm (thuộc ĐH Huế)

Bộ nói không sai quy chế

Nhưng Quy chế 25 đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy có quy định SV năm cuối không được phép chuyển trường. Vậy việc Bộ đồng ý cho SV chuyển sang thi tốt nghiệp ở trường khác có trái với quy chế không, thưa ông?

Việc Bộ đồng ý cho phép chuyển SV năm cuối của trường này sang một số trường khác không vi phạm Quy chế đào tạo ĐH và CĐ chính quy ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT. Vì rằng, điều 9 của quy chế này quy định về điều kiện và thủ tục SV được xét chuyển trường; không áp dụng cho trường hợp cơ sở đào tạo đề xuất chuyển SV sang cơ sở đào tạo khác. Mặt khác, quyết định cho phép chuyển SV cũng do lãnh đạo Bộ ký thì hoàn toàn có giá trị pháp lý.

Hiện tại không có phương án nào khả thi hơn nữa để giúp SV ngoài phương án này. Chúng ta không thể để SV bơ vơ mãi được. Vả lại, chính lãnh đạo Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cũng thừa nhận mình không thể đảm bảo được việc tổ chức thi tốt nghiệp và phải nhờ đến các cơ quan quản lý.

UBND TP.HCM làm thay việc của trường?

Theo quy trình xử lý vụ việc tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, lãnh đạo trường (cụ thể là hiệu trưởng tạm quyền) sẽ liên hệ với các trường có ngành phù hợp, ký hợp đồng với các trường này để chuyển SV thi tốt nghiệp. Sau đó, trường sẽ báo cáo lên UBND TP.HCM và Ủy ban sẽ đề nghị Bộ GD-ĐT đồng ý phương án này. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vai trò của lãnh đạo Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM khá mờ nhạt. UBND TP.HCM liên tục ra công văn khẩn chỉ đạo việc hợp tác với các trường khác. Chưa kể, trong Công văn số 5517/UBND-VX – PV, UBND TP.HCM còn liên hệ với Trường ĐH Nông Lâm (thuộc ĐH Huế) để nhờ… hỗ trợ. Cụ thể, Ủy ban đề nghị Trường ĐH Nông Lâm (thuộc ĐH Huế) hỗ trợ việc tổ chức thi cho 55 SV năm cuối của ngành công nghệ sau thu hoạch (Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM) và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên theo quy định.

Theo TNO

Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm

Có ý kiến đề nghị nên áp dụng học chế tín chỉ ngay từ bậc THPT để đạt hiệu quả cao. Đây xem như là một trong những thay đổi cụ thể cho đổi mới giáo dục sau năm 2015.

Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm - Hình 1

Học chế tín chỉ có thể áp dụng cho học sinh các trường THPT chuyên để học sinh có khả năng sớm vào ĐH - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học sinh chủ động, nhà trường đ.ánh giá toàn diện

Vào tháng 7 năm nay trong một hội nghị giáo dục tại TP.HCM do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, tiến sĩ Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đề xuất nên áp dụng học chế tín chỉ ngay từ bậc phổ thông. "Tại một trường trung học ở Mỹ mà tôi có dịp đến nghiên cứu năm 2011, một số môn như toán và văn gồm nhiều tín chỉ xuyên suốt trong 3 năm học. Đồng thời, ở mỗi môn học, có thể chia nhỏ thành nhiều học phần với những phần bắt buộc và tự chọn", ông Minh nói.

Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm - Hình 2Với khả năng của mình, HS trường chuyên có thể hoàn thành sớm chương trình phổ thông hiện hành và dư sức tiếp cận những kiến thức ở các bậc học ĐH. Vì vậy, đưa học chế tín chỉ từ THPT sẽ tạo điều kiện cho HS vào ĐH sớm Tín chỉ giúp học sinh vào đại học sớm - Hình 3

Ông Nguyễn Thanh Hùng _ Phó hiệu trưởng Trường PT Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP.HCM

Theo ông Minh, đây là mô hình đào tạo tiên tiến mà học sinh (HS) và nhà trường đều được hưởng lợi. HS tăng cường khả năng tự học, phát huy tính tích cực, chủ động. Học chế này cũng giảm tải được chương trình học cho HS (học những học phần yêu thích, phù hợp với bản thân). Về mặt tổ chức quản lý, cũng có lợi khi các trường không phải thực hiện một kỳ thi nặng nề mà vẫn đ.ánh giá tổng thể được sự phát triển toàn diện của HS.

Tại Việt Nam, thật ra một số trường phổ thông quốc tế cũng đang dạy theo học chế này. Một phụ huynh có con học trường quốc tế đang dạy chương trình phổ thông của Anh chia sẻ: "Ngay từ lớp 10, HS đã được định hướng và lựa chọn ngành nghề. Sau đó, tùy vào sức học mà đăng ký các tín chỉ phù hợp, lựa chọn giáo viên yêu thích". Phụ huynh này nhận xét thêm: "Các môn học thiết thực, không thấy nặng nề vì HS luôn trong thế chủ động tiếp nhận kiến thức".

Có thể bắt đầu từ trường chuyên

Tuy có nhiều lợi điểm nhưng lãnh đạo nhiều trường THPT ở TP.HCM thừa nhận đưa tín chỉ vào giảng dạy ở bậc THPT là quá mới mẻ và e ngại tính khả thi trong điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên của nước ta hiện nay còn thiếu thốn. Tình trạng quá tải trường lớp như hiện nay thì việc bố trí phòng ốc theo học tín chỉ là không đơn giản.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Bác Dụng, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), có thể thực hiện học chế này từ các trường chuyên. Ông Dụng cho biết: "Chế độ tín chỉ phù hợp với trường chuyên và tránh lãng phí với chương trình ở ĐH". Ông Dụng phân tích: HS năng khiếu đã có định hướng và tiếp nhận kiến thức chuyên sâu ở bậc phổ thông nhưng khi lên đến bậc ĐH lại học chương trình bình thường, không có sự liên thông nên rất lãng phí. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường PT Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), khẳng định: "Tín chỉ rất phù hợp với HS các trường chuyên, năng khiếu". Ông Hùng giải thích: "Với khả năng của mình, HS trường chuyên có thể hoàn thành sớm chương trình phổ thông hiện hành và dư sức tiếp cận những kiến thức ở các bậc học ĐH. Chẳng hạn, có khi mới lớp 11 nhưng nhiều HS đã hoàn thành chương trình phổ thông. Vì vậy, đưa học chế tín chỉ từ THPT sẽ tạo điều kiện cho HS vào ĐH sớm". Tuy nhiên, ông Hùng nhấn mạnh: "Vào ĐH như thế nào còn phụ thuộc vào quy chế tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH ".

Để làm được điều này, theo nhiều chuyên gia, cần phải tái cấu trúc hệ thống giáo dục và chương trình hiện hữu. Theo ông Huỳnh Công Minh, có thể thực hiện học chế tín chỉ với điều kiện giảm số lượng môn học phổ thông hiện nay. Ông Minh cho biết: "Chương trình THPT của các nước bao gồm 6-8 môn với 2 môn công cụ là toán và văn, tích hợp các môn lý, hóa, sinh thành môn khoa học tự nhiên, tương tự đối với các môn khoa học xã hội".

Một trong những thay đổi được đ.ánh giá cao của đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục" vừa được thông qua là đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Theo đó, sau năm 2015, ở bậc THPT thay vì phải học 13 môn như hiện nay, HS chỉ học 6 môn (trong đó có 3 môn tự chọn). Sự thay đổi này có thể xem là t.iền đề giúp học chế tín chỉ có điều kiện triển khai ở THPT.

Ý kiến:

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng

"Phải thay đổi cách xây dựng, biên soạn để có một chương trình tích hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế. Khi đó học chế tín chỉ không những giúp HS chủ động học tập mà còn định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hiệu quả". Hoàng Thị Hồng Hải _ (nguyên Trưởng phòng GD Q.Tân Phú, TP.HCM)

Cần đặt ra trong tương lai

"Chế độ học tập này cần đặt ra trong tương lai, có quy hoạch cụ thể để giúp HS linh hoạt và nhà trường thể hiện năng lực".

Nguyễn Kim Dung _ (Viện phó Viện Nghiên cứu giáo dục)

Học tín chỉ là gì ?

Một cách hiểu đơn giản, theo học chế tín chỉ, HS, SV được phép tự lựa chọn chương trình miễn sao đáp ứng đủ số tín chỉ với ngành/môn học đó là có thể tốt nghiệp. Nếu theo niên chế, mỗi học kỳ, trường sẽ đưa ra thời khóa biểu và bắt buộc người học phải theo đúng thời khóa biểu đó. Học tín chỉ, người học tự đề ra thời khóa biểu, giảm bớt số môn hoặc học vượt trong học kỳ đều được. Người học có thể ra trường sớm hơn các bạn cùng khóa nếu đủ khả năng.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Quang Linh bất lực với Lôi Con, công bố ngày rời Angola, về VN sinh sống
17:21:58 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"
23:13:31 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
Xôn xao hình ảnh khác lạ của "người hùng" U23 Việt Nam Vũ Văn Thanh: Góc nghiêng hốc hác không thể nhận ra
20:30:07 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo bất ngờ được ủng hộ chỉ trích HLV Ten Hag

Sao thể thao

00:57:20 21/09/2024
Cựu hậu vệ Manchester United, Paul Parker, đã ủng hộ những bình luận của Cristiano Ronaldo khi anh chỉ trích tinh thần của HLV Ten Hag không dám cổ vũ các học trò vô địch Premier League lẫn Champions League.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng ở Hà Giang

Pháp luật

23:53:38 20/09/2024
Ngày 20/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Đặng Ngọc Luyến.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Sáng tạo

23:25:45 20/09/2024
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

Chồng bác sĩ bay vào Sài Gòn cổ vũ Thanh Lam đến tận 12h đêm

Sao việt

23:09:27 20/09/2024
Trên trang cá nhân, ca sĩ Thanh Lam kể chị nhận lời tham gia một gameshow tại Sài Gòn vì bị MC Trấn Thành dụ dỗ. Đây là điều mà chị gọi là cuộc cách mạng đổi mới với mình.

Công bố 5 Chị đẹp tiếp theo nhập cuộc: MisThy - Ngọc Thanh Tâm và 1 học trò "quay lưng" với Thu Phương!

Tv show

23:03:22 20/09/2024
Tối 20/9, chương trình Chị Đẹp Đạp Gió công bố 5 mỹ nhân tiếp theo là Ngọc Thanh Tâm, MisThy, Maitinhvi, Kiều Anh và vận động viên Châu Tuyết Vân sẽ xuất hiện để tranh tài trong mùa 2.

"Xôi lạc bánh khúc đây" bất ngờ xuất hiện trên show truyền hình Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:42:46 20/09/2024
Giai điệu Xôi lạc bánh khúc đây được idol người Việt Hanbin mang lên sân khấu khiến người hâm mộ không khỏi tự hào.

Triệu Lệ Dĩnh đón tin vui

Sao châu á

22:39:00 20/09/2024
Truyền thông Hoa ngữ mới đây đưa tin, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Phim ảnh của tỉnh Hà Bắc.

Hé lộ sân khấu chứng kiến Tuấn Hưng "kết đoàn" với Duy Mạnh: BTC đã tính cả chuyện diễn dưới mưa!

Nhạc việt

22:36:44 20/09/2024
Đêm nhạc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng sẽ tổ chức vào tối 21/9 ở Tam Đảo. Sơ đồ bán vé và chỗ ngồi cũng đã được đăng tải với tổng cộng 7 hạng vé được bán ra cho đêm nhạc này.

Giải mã loạt chi tiết đáng chú ý nhất 'The Crow'

Phim âu mỹ

22:01:04 20/09/2024
Sau 30 năm kể từ phiên bản đầu tiên kinh điển, thương hiệu The Crow chính thức trở lại với dự án phim mới, được lấy cảm hứng từ chính truyện gốc của James O Barr.

Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?

Hậu trường phim

21:56:46 20/09/2024
19 t.uổi nhưng đã dắt túi nhiều vai diễn gây dấu ấn trong lòng khán giả, nữ diễn viên trẻ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sắc màu mới cho làng điện ảnh Việt trong tương lai.

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

Tin nổi bật

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.