Vụ Trương Mỹ Lan: Từ chối lương cao, về quê làm nông vẫn vướng vào lao lý
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, bị cáo Mai Hồng Chín xin nghỉ việc về quê, dù lương cao, do mất niềm tin vào lãnh đạo.
Ngày 6.11, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phần xét hỏi đối với các bị cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổ.i, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm về các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở giai đoạn 1. Các bị cáo kháng cáo xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt.
Phiên tòa được chú ý bởi bị cáo Mai Hồng Chín, bị cấp sơ thẩm là TAND TP.HCM xử phạt 10 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì đây là mức án quá nặng.
Hợp thức hóa hàng trăm hồ sơ vay vốn
Trình bày tại tòa, bị cáo Chín khai nhiều lần bày tỏ không đồng ý ký duyệt các hồ sơ tái thẩm định. Tuy nhiên, lãnh đạo SCB đã yêu cầu bị cáo tiếp tục công việc này, giải thích rằng các hồ sơ đã được Ngân hàng Nhà nước và cơ quan thanh tra chấp thuận, hay các hồ sơ này là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng và sẽ có phương án bán tài sản đảm bảo.
Vì lo lắng về công việc nên cuối cùng bị cáo Mai Hồng Chín quyết định nộp đơn xin nghỉ việc vào tháng 7.2019. Theo bị cáo, dù lúc đó mình được trả lương cao, nhưng do mất niềm tin vào lời nói của lãnh đạo ngân hàng, nhận thấy sự bất nhất giữa lời nói và hành động, nên bị cáo từ bỏ công việc, trở về quê làm nông.
Bị cáo Chín thừa nhận sai phạm của mình. Nguyên nhân là do bị cáo không lường trước được những hậu quả nghiêm trọng, nên đã đặt niềm tin sai lầm vào những lời chỉ đạo của các lãnh đạo cấp trên tại SCB.
Các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. ẢNH: NHẬT THỊNH
Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 9.2018 – 6.2019, bị cáo Chín đã ký hợp thức 95 hồ sơ vay vốn trái quy định tại SCB, tạo điều kiện để Trương Mỹ Lan rút tiề.n của SCB sử dụng, gây thiệt hại hơn 94.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, liên quan đến vụ án, bị cáo Lê Khánh Hiền (50 tuổ.i, cựu Tổng giám đốc SCB) bị TAND TP.HCM xử phạt 5 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trương Mỹ Lan ‘cương quyết xin lại’ tòa nhà Times Square
Trước đó, SCB đã có công văn nhắc đến thành tích của bị cáo Hiền trong đề án tái cơ cấu, giúp ổn định tính thanh khoản, hiện đại hoá công nghệ thông tin tại ngân hàng này. Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 6.2012 – 5.2013, bị cáo đã ký hợp thức 72 hồ sơ vay vốn trái quy định tại SCB. Việc làm này đã tạo điều kiện cho bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiề.n của ngân hàng để sử dụng, gây thiệt hại hơn 3.877 tỉ đồng.
Hồi tháng 4.2024, xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án t.ử hìn.h về tội tham ô tài sản, 20 năm tù về tội đưa hối lộ và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt chung là t.ử hìn.h.
Tòa buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường cho SCB hơn 673.800 tỉ đồng, bị cáo Lan phải chịu hơn 673 tỉ đồng án phí dân sự sơ thẩm. Tòa tuyên tiếp tục kê biên hàng loạt các bất động sản khủng liên quan đến bị cáo Lan, bao gồm biệt thự cổ 110 – 112 Võ Văn Tần (Q.3), và tòa nhà 19 Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM)…
Theo tòa, bị cáo Lan là chủ của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo sở hữu và chi phối hơn 91,5% cổ phần SCB, là người thực tế có quyền lực chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB; tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB.
Từ đó, trong giai đoạn từ 2011 – 2022, bị cáo Lan đã chỉ đạo các cựu lãnh đạo chủ chốt tại SCB giải ngân cho nhóm bị cáo hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiề.n hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiề.n cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2022, nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ đồng tiề.n lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Song tòa xem xét nguyên tắc có lợi cho các bị cáo, khi trừ đi giá trị tài sản đảm bảo các khoản nay, từ đó bị cáo Lan và đồng phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trên số tiề.n thiệt hại là khoảng 498.000 tỉ đồng.
Vụ án Vạn Thịnh Phát: Giải mã các mắt xích
Trong vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan xây dựng những mắt xích quan trọng để thực hiện hàng loạt hành vi vi phạm.
Ngày 7-3, ngày thứ 3 của phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, thẩm phán Phạm Lương Toản, chủ tọa phiên tòa, xét hỏi xong các bị cáo là cựu lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số bị cáo thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Không vượt nổi cám dỗ
Đứng ở bục khai báo, các bị cáo là thân tín của bị cáo Trương Mỹ Lan khai nhận từng tin tưởng bị cáo Lan tuyệt đối.
Nếu như các vị trí chủ chốt tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được bị cáo Lan giao cho người nhà nắm giữ thì "bộ sậu" thân tín tại SCB chủ yếu là người bên ngoài. Khai tại tòa, các cựu lãnh đạo SCB cho biết được bị cáo Lan lựa chọn, đưa vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Bị cáo Lan chỉ đạo điều hành, lũng đoạn SCB thông qua đội ngũ này.
Trong ngày xét xử thứ 3, các bị cáo là cựu lãnh đạo SCB và một số bị cáo thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã được xét hỏi
Một số người đã vượt qua sự hấp dẫn về lương thưởng, cảm thấy bản thân giúp sức cho những sai phạm ở SCB nên chủ động xin nghỉ việc. Tuy nhiên, nhiều người khác thì không.
Điển hình là bị cáo Trương Khánh Hoàng, cựu quyền Tổng giám đốc SCB từ tháng 9-2019 đến tháng 8-2022. HĐXX cho biết người được bị cáo Trương Mỹ Lan trả lương, thưởng nhiều nhất SCB này khai rằng biết rõ các khoản vay bị cáo Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, vì được trả mức lương rất cao, với vai trò lãnh đạo của mình, bị cáo đã giúp bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiề.n hơn 182.000 tỉ đồng, gây thiệt hại cho SCB số nợ lãi phát sinh hơn 65.000 tỉ đồng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cùng chồng đã có đơn về việc khắc phục hậu quả vụ án Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Còn bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB, khai sau khi vụ án được phanh phui, bị cáo nhận thấy từ lâu đã trở thành công cụ phạm tội của bị cáo Lan.
Theo bị cáo Văn, từ ngày 18-11-2013 đến 11-12-2017 đã ký hợp thức hồ sơ cho 290 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB số tiề.n hơn 60.000 tỉ đồng. Còn từ ngày 9-2-2018 đến 25-7-2020, bị cáo ký hợp thức hồ sơ 348 khoản vay, giúp sức tích cực cho bị cáo Lan chiếm đoạt số tiề.n hơn 192.000 tỉ đồng và gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh hơn 101.000 tỉ đồng.
Vợ chồng cùng muốn khắc phục hậu quả
Lờ.i kha.i của các bị cáo cũng thể hiện, không chỉ lợi dụng lòng tin của người thân tín, bị cáo Trương Mỹ Lan còn lợi dụng các công ty đối tác để "rút ruột" SCB.
Bị cáo Nguyễn Thanh Tùng, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Dầu khí Đông Dương, khai sau dịch COVID-19, công ty rơi vào khó khăn. Qua tư vấn từ bạn bè, bị cáo tiếp cận bị cáo Trương Mỹ Lan với mục đích vay vốn vực dậy công ty. Rất nhanh sau cái gật đầu của bị cáo Lan, bị cáo Tùng đã vay được hơn 1.700 tỉ đồng. Tuy nhiên, bị cáo Tùng chỉ thực nhận hơn 400 tỉ đồng, số còn lại về tay bị cáo Lan. Dù xác định đã cấu kết với bị cáo Lan tạo lập hồ sơ vay khống nhưng bị cáo Tùng không biết mục đích chiếm đoạt tài sản của bị cáo Lan.
Thông tin từ phiên xét xử cũng thể hiện để hợp thức việc rút tiề.n từ SCB, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo bị cáo Hồ Bửu Phương, cựu Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, phối hợp nhóm nhân viên tập đoàn gồm Nguyễn Phương Anh, Đặng Phương Hoài Tâm để thực hiện mục đích.
Bị cáo Nguyễn Phương Anh đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiề.n hơn 297.000 tỉ đồng (gây thiệt hại hơn 128.000 tỉ đồng). Trong khi đó, bị cáo Hồ Bửu Phương giúp sức chiếm đoạt số tiề.n hơn 163.000 tỉ đồng (gây thiệt hại số tiề.n nợ lãi hơn 99.000 tỉ đồng); bị cáo Đặng Phương Hoài Tâm giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiề.n hơn 171.000 tỉ đồng (gây thiệt hại số tiề.n nợ lãi hơn 57.000 tỉ đồng)
Trong ngày 7-3, HĐXX lần lượt nhận được đơn của vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ về việc đề nghị ủy quyền cho con gái và cháu trai thu hồi các khoản nợ bên ngoài để thu hồi tài sản, nộp khắc phục hậu quả vụ án.
Chủ tọa phiên tòa cho biết quan điểm của HĐXX là khuyến khích các bị cáo nộp tiề.n khắc phục hậu quả vụ án. Do đó, nguyện vọng trong đơn được chấp nhận. Tuy nhiên, bị cáo cần cung cấp đầy đủ danh sách những người thiếu nợ, số tài sản bị thiếu, địa chỉ cụ thể... Chủ tọa đề nghị luật sư của bị cáo tham mưu thêm cho bị cáo về vấn đề này.
Đối với số tài sản nộp khắc phục vụ án, HĐXX sẽ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Những "thùng trái cây triệu đô"
Chủ tọa hỏi bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn vì sao SCB huy động hơn 511.000 tỉ đồng nhưng hầu hết chỉ cho bị cáo Trương Mỹ Lan vay; bị cáo có thấy ngân hàng là công cụ của bị cáo Trương Mỹ Lan không?
Bị cáo Văn khai thời điểm đó rất tin tưởng tài năng của bị cáo Trương Mỹ Lan sẽ giúp SCB vượt qua giai đoạn tái cơ cấu, từ niềm tin đó nên khi thấy các khoản vay của bị cáo Lan, bị cáo nghĩ sẽ có hiệu quả. Cũng theo bị cáo Văn, bản thân chỉ làm công ăn lương, không hưởng lợi. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường phải thuộc về bị cáo Trương Mỹ Lan.
Liên quan đến hành vi đưa 5,2 triệu USD hối lộ cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (thời điểm này làm trưởng đoàn thanh tra thuộc Ngân hàng Nhà nước), bị cáo Văn khai đã 3 lần gửi các "thùng trái cây" được dán băng keo kín cho bị cáo Nhàn. Với câu hỏi "bị cáo có làm gì để đối phó với đoàn thanh tra không", bị cáo Văn khai thời điểm đó không biết vì sao SCB có đoàn thanh tra liên ngành đến làm việc. Bị cáo hỏi những người khác thì được thông tin đoàn thanh tra có "thiện chí" hỗ trợ SCB xác định đúng đắn hơn quá trình tái cơ cấu. Những lần đưa "trái cây" đến cho bị cáo Nhàn, bị cáo chỉ nghĩ đây là mối quan hệ riêng của lãnh đạo ngân hàng.
Ngăn chặn giao dịch gần 3.000 bất động sản trong vụ án Vạn Thịnh Phát Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các doanh nghiệp liên quan, cơ quan điều tra đã tạm giữ, kê biên, ngăn chặn giao dịch gần 3.000 bất động sản. Dự kiến, vào ngày 5/3 tới đây, TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn...