Vụ Trương Mỹ Lan: Cục Thi hành án dân sự thông tin về tổ chức thi hành án
Liên quan đến tổ chức thi hành vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, các đương sự cần thường xuyên truy cập trang thông tin điện tử Cục Thi hành án dân sự TP.HCM để nắm thông tin.
Người dân nắm thông tin giải quyết vụ án Trương Mỹ Lan ở đâu?
Thông tin từ Cục Thi hành án dân sự TP.HCM cho biết, mọi thông tin liên quan đến quá trình tổ chức thi hành vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, được đăng tải trên trang thông tin điện tử Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tại mục: “THÔNG TIN THI HÀNH VỤ ÁN VẠN THỊNH PHÁT”.
Các đương sự cần thường xuyên truy cập đường link trên để theo dõi, cập nhật và biết thông tin chính xác, kịp thời. Do đó, các trái chủ và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án không cần thiết liên hệ trực tiếp, tập trung đông người tại trụ sở Cục Thi hành án dân sự TP.HCM.
Đối với vụ án tại giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1 của vụ án, bản án phúc thẩm vào tháng 12.2024 của TAND cấp cao tại TP.HCM đã có hiệu lực. Hiện Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã thụ lý và ban hành quyết định thi hành án (chủ động và theo đơn yêu cầu) để tổ chức thi hành án theo quy định.
Đơn đề nghị miễn, giảm phí thi hành án của các trái chủ trong vụ án Trương Mỹ Lan, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM sẽ ghi nhận, báo cáo cơ quan có thẩm quyền. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Bản án tuyên xử lý kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; buộc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp lại tiền để khắc phục, đảm bảo, thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.
Cục Thi hành án dân sự đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức để xác minh pháp lý tài sản nhằm khẩn trương, đưa tài sản kê biên trong vụ án ra xử lý trong thời gian sớm nhất.
Đối với vụ án tại giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2 của vụ án, TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm vào tháng 10.2024. Sau phiên tòa sơ thẩm, bà Trương Mỹ Lan đã thực hiện quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật, hiện TAND cấp cao tại TP.HCM đang thụ lý, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Trong thời gian này, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã chủ động xây dựng các phần mềm thụ lý, thông báo thi hành án, thanh toán tiền thi hành án. Việc này đảm bảo các đương sự là trái chủ trong bản án giai đoạn 2 được nhận thông báo thi hành án, và nhận tiền trong thời gian sớm nhất, khi bản án có hiệu lực pháp luật, được thụ lý thi hành.
‘Núi’ tài sản của Trương Mỹ Lan đáng giá bao nhiêu?
Cục Thi hành án dân sự TP.HCM nhận được nhiều đơn đề nghị, liên hệ trực tiếp của các trái chủ và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc yêu cầu thi hành án, đề nghị miễn giảm phí thi hành án.
Theo đó, đối với các đơn yêu cầu thi hành án: do bản án hình sự sơ thẩm tháng 10.2024 của TAND TP.HCM chưa có hiệu lực pháp luật nên Cục Thi hành án dân sự TP.HCM chưa có căn cứ để thụ lý.
Đối với các đơn đề nghị miễn, giảm phí thi hành án: việc nộp, miễn, giảm phí thi hành án dân sự được quy định tại thông tư số 216 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Tuy nhiên, đối với đơn đề nghị miễn, giảm phí thi hành án của các trái chủ trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM sẽ ghi nhận, tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn.
Hiện cơ quan thi hành án đã tạm thu khoảng 8.000 tỉ đồng (tiền thi hành án của bà Trương Mỹ Lan, các đương sự trong vụ án để đảm bảo thi hành án).
Cũng theo Cục Thi hành án dân sự TP.HCM, sau khi bản án phúc thẩm giai đoạn 2 có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án (các trái chủ) và người phải thi hành án là bà Trương Mỹ Lan có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án. Người phải thi hành án có quyền tự nguyện thi hành án. Trường hợp có điều kiện nhưng không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án.
Ngân hàng SCB đề nghị tiếp tục truy tìm, kê biên tài sản của bà Trương Mỹ Lan
Không đồng ý với cách tính thiệt hại của cơ quan tố tụng, đại diện Ngân hàng SCB còn đề nghị HĐXX tiếp tục truy tìm, phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Chiều 14/3, TAND TP.HCM tiếp tục ngày thứ 10 phiên xét xử đối với bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng các bị cáo về những sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
HĐXX xét hỏi đối với những người có liên quan và bị hại. Ngân hàng SCB được xác định là bị hại và là người có quyền lợi liên quan tới vụ án.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Trình bày tại tòa, ông Hà Thế Định (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) không đồng tình với xác định số tiền thiệt hại là 498.000 tỷ đồng của CQĐT.
Theo ông Định, thiệt hại mà bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây ra cho SCB là 677.000 tỷ đồng tiền gốc và hơn 84.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh tính đến thời điểm mở phiên tòa (ngày 5/3).
Đại diện SCB đề nghị HĐXX giao cho SCB toàn quyền sử dụng, khai thác đối với 1.166 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan dùng bảm bảo cho các khoản vay của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, không phân biệt tài sản đó có đủ điều kiện pháp lý đảm bảo hay không.
Đồng thời, phía SCB cũng đề nghị HĐXX tiếp tục truy tìm, phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng các tổ chức có liên quan còn chưa được kê biên, phong tỏa giao cho SCB để khắc phục hậu quả.
Đại diện Ngân hàng SCB đề nghị tiếp tục truy tìm, kê biên tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Ngân hàng này còn đề nghị HĐXX giao cho SCB được quyền quản lý, sử dụng các tài sản, vật chứng đảm bảo xử lý nợ. Trong trường hợp không tự xử lý được thì yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ.
Ngoài ra, đại diện Ngân hàng SCB cũng đề nghị HĐXX xem xét buộc 5 công ty thẩm định giá gồm: Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú, Công ty TNHH thẩm định giá MHD, Công ty Tầm nhìn mới, Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ bất động sản DATC, Công ty cổ phần thẩm định giá EXIM liên đới bồi thường cho SCB.
Theo cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện nhiều hành vi sai phạm trong các quy định cho vay, gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỷ đồng.
Hàng nghìn tỷ đồng liên quan cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã đi đâu? Số tiền 2.578 tỷ đồng được các bị can rút tiền mặt cùng với tiền thu được từ bán cổ phiếu ROS cho nhóm tài khoản chứng khoán do Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) quản lý, sử dụng. Trong kết luận điều tra bổ sung vụ án liên quan cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP...