Vụ trưởng Đại học: ‘Nhầm điểm ưu tiên không phải do phần mềm tuyển sinh’
“Một số thí sinh bị nhầm điểm ưu tiên dẫn đến đang đỗ thành trượt do chưa nghiên cứu kỹ quy định, các trường chưa hướng dẫn đúng hoặc đánh giá sai hồ sơ của thí sinh”, Vụ trưởng Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng chia sẻ với VnExpress.
Vụ trưởng Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng.
- Hơn 30 thí sinh thi vào Đại học Huế được báo không đỗ do nhầm lẫn điểm ưu tiên khi nhập học. Bộ nhìn nhận sự việc này như thế nào thưa bà?
- Trong khoảng 12.000 chỉ tiêu của Đại học Huế, có hơn 30 trường hợp bị nhầm về đối tượng và khu vực ưu tiên. Nhầm lẫn này rất đáng tiếc, nhất là đối với thí sinh và gia đình. Chúng tôi chia sẻ với các em về sự không may này, tuy nhiên trong tuyển sinh, nhầm lẫn rất khó tránh.
Trước đây, những việc như vậy được giải quyết trong phạm vi của từng CĐ, ĐH, giữa nhà trường với thí sinh. Kỳ thi năm nay sử dụng cơ sở dữ liệu chung nên có thông tin chung từ các trường và sự thống nhất chỉ đạo xử lý trong cả nước. Chúng tôi không xem nhẹ vấn đề này nhưng cũng muốn các thí sinh yên tâm rằng có thể giải quyết hợp lý trên cơ sở kinh nghiệm từ những năm trước.
- Những sai sót nói trên nguyên nhân do đâu?
- Chúng tôi đang yêu cầu Đại học Huế báo cáo và cho kiểm tra đối với từng trường hợp cụ thể. Tuy chưa có kết quả cuối cùng nhưng trong quá trình xử lý một số trường hợp tương tự, chúng tôi thấy chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Hầu hết các sai sót là do thí sinh chưa nghiên cứu kỹ quy chế và các quy định liên quan để đăng ký dự thi với những thông tin chính xác. Chính sách ưu tiên được quy định khá chi tiết vì phải xác định đúng đối tượng thực sự cần thiết, tránh việc lạm dụng và đảm bảo công bằng trong toàn hệ thống. Nhiều thí sinh thấy quy định phức tạp đã tìm đến các kênh trợ giúp từ trường THPT, trường CĐ, ĐH, các phương tiện truyền thông hoặc các đường dây nóng, email trợ giúp của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, một số em đã không tận dụng cơ hội này để nhầm lẫn đáng tiếc.
Khi tập trung tại các cụm thi và đăng ký xét tuyển tại các trường, thí sinh đều được hướng dẫn kiểm tra thông tin, đề nghị chỉnh lý sai sót, nếu có. Quy trình này đã hạn chế khá nhiều sai sót nhưng đáng tiếc vẫn chưa thể loại bỏ hẳn.
Thứ hai, một vài trường ở địa phương chưa hướng dẫn chi tiết để các em hiểu chính xác về trường hợp cá biệt của mình hoặc nếu cần thiết thì liên hệ với ai, ở đâu để được giải đáp… Cá biệt cũng có những cán bộ của trường CĐ, ĐH chưa đánh giá đúng hồ sơ thực của thí sinh khi kiểm tra hồ sơ nhập học…
Video đang HOT
Như vậy, đối với Đại học Huế, sai sót chắc không nằm ngoài các nguyên nhân trên.
Đến Đại học Y dược Huế làm thủ tục nhập học, nữ sinh Lê Xuân Lài cùng bố nhận được thông báo trượt đại học vì lý do cộng sai điểm ưu tiên. Ảnh: Đắc Đức.
- Trưởng phòng đào tạo Đại học Huế cho biết phần mềm tuyển sinh của Bộ tự động cộng điểm cho thí sinh theo địa chỉ hộ khẩu dẫn đến sai sót đối với thí sinh học ở trường thuộc địa phương khác. Vậy trách nhiệm của Bộ trong trường hợp này như thế nào?
- Kỳ tuyển sinh đang thực hiện cơ chế “tiền đăng, hậu kiểm” (thí sinh tự đăng ký hồ sơ trước, các trường sẽ kiểm tra sự chính xác sau). Cơ chế này tạo tiền đề để tiến tới việc đăng ký trực tuyến ở những năm sau khi điều kiện cho phép. Phần mềm tuyển sinh chung do Bộ quản lý tiếp nhận cơ sở dữ liệu từ các địa phương. Dữ liệu này được các trường THPT nhập từ phiếu đăng ký dự thi của thí sinh. Sau khi nhập liệu, trường đã in thông tin để các em ký xác nhận chính xác rồi mới chuyển lên Sở, Bộ để dùng chung.
Khi thấy có hiện tượng sai sót nói trên, bộ phận kỹ thuật đã kiểm tra lại phần mềm và thấy rằng vẫn đảm bảo chính xác theo quy chế. Tuy nhiên, nếu thông tin “tiền đăng” – tức là thông tin trong phiếu đăng ký dự thi không chính xác hoặc nhập liệu không chính xác (so với hồ sơ thực) mà không được chỉnh sửa ở các quy trình sau (như đã nói trên) thì số điểm ưu tiên được phần mềm cộng cũng sẽ không phù hợp với hồ sơ thực của thí sinh và phải được chế độ “hậu kiểm” xác định lại.
Cũng có thể số liệu cộng ưu tiên của phần mềm chính xác nhưng đánh giá hồ sơ thực tại một số trường ĐH, CĐ không chính xác nên cho rằng điểm được cộng không chính xác…
Như vậy, có thể có sai sót nhưng không có nguyên nhân từ phần mềm quản lý tuyển sinh.
- Vậy phương án giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh ra sao?
- Nguyên tắc xuyên suốt trong giải quyết sai sót của Bộ là đảm bảo quyền lợi hợp lý cho thí sinh, không trái Quy chế tuyển sinh. Việc giải quyết cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân sai sót đối với từng trường hợp.
Nếu địa phương hướng dẫn sai, dẫn đến thông tin đăng ký dự thi của thí sinh sai, Bộ sẽ xem xét để đưa ra cơ chế giải quyết phù hợp; nếu trường CĐ, ĐH hiểu sai Quy chế, Bộ sẽ chỉ đạo trường thực hiện theo đúng quy chế… Cơ chế thời gian qua Bộ đã áp dụng với một số trường hợp là xác định điểm thực cho các em, nếu không trúng tuyển sẽ cho phép lựa chọn lại trường/ngành học phù hợp với điểm thực đó. Nghĩa là, thí sinh không bị trượt oan nhưng cũng không hạ điểm trúng tuyển để giải quyết những sai sót này, nếu có.
Nếu nhầm lẫn do thí sinh thì các em vẫn phải tự chịu trách nhiệm. Thực tế là các em đã có ít nhất 3 lần để rà soát điều chỉnh thông tin, nếu chưa hiểu rõ thì có các kênh tư vấn, trợ giúp… được cấp tài khoản để kiểm tra trên hệ thống bất cứ lúc nào… Tuy nhiên, Bộ cũng khuyến khích các trường nếu tính lại điểm thực của thí sinh vẫn đủ điều kiện trúng tuyển một ngành nào đó của trường và các em cũng có nguyện vọng thì trường quyết định cho theo học.
Hiện nay, các đường dây nóng và các email tư vấn tuyển sinh của Bộ, của các trường CĐ, ĐH vẫn tiếp tục hoạt động. Nếu các thí sinh thấy quyền lợi của mình chưa được đảm bảo thì có thể liên hệ để được tư vấn theo các kênh này.
Theo VNE
Kinh nghiệm dạy tập đọc Nhạc cho học sinh THCS
GD&TĐ - Môn Âm nhạc ở trường THCS được chia thành những phân môn như: Học hát, Nhạc lý - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức.
Đây là các phân môn luôn song song và tồn tại, cùng phát triển trong nghệ thuật âm nhạc. Tất cả đều rất quan trọng, trong đó phân môn tập đọc nhạc được xem là một phần rất quan trọng trong âm nhạc nói chung và âm nhạc ở trường THCS nói riêng.
Theo thầy Nguyễn Văn Thọ - Giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) - tập đọc nhạc là phần học khó vì sự phong phú về kiến thức cũng như thực hành.
Nếu học tốt sẽ là kiến thức bổ trợ để học sinh học tốt các phân môn khác như: Học hát, nhạc lý, âm nhạc thường thức hay rộng hơn nữa là học đàn, ký âm...
Những lưu ý để dạy tập đọc nhạc hiệu quả
Thầy Nguyễn Văn Thọ cho rằng, giáo viên muốn có một giờ dạy tập đọc nhạc tốt, trước hết cần nắm được mục đích, yêu cầu của bài tập đọc nhạc. Về phía học sinh,phải nắm được giai điệu, tiết tấu và lời ca, đọc đúng, chính xác, thể hiện sắc thái, tình cảm.
Đặc biệt, giáo viên phải chuẩn bị giáo án đầy đủ, trình bày các bước theo trình tự và khoa học.
Cùng với đó, giáo viên chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như: Bảng phụ đã kẻ sẵn bài tập đọc nhạc, viết to, rõ ràng,...các loại tranh ảnh minh họa khi cần thiết, có thể kết hợp các phương tiện kĩ thuật hiện đại bằng giáo án điện tử, máy chiếu projecter...
"Giáo viên càng vững vàng về kiến thức, có nhiều sáng tạo trong quá trình giảng dạy thì bài giảng sẽ càng phong phú, sinh động. Ngoài ra, phương pháp truyền thụ nên gắn gọn, đầy đủ, khoa học nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất.
Giáo viên cũng lưu ý nên dùng lời nói nhẹ nhàng, nét mặt tươi tắn, trang phục gọn gàng, biết cách thu hút và gây được hứng thú cho học sinh qua cách truyền đạt; luôn làm chủ được kiến thức, biết cách giải quyết tình huống, thể hiện và tạo ra những điểm nhấn, trọng tâm của bài giảng. Qua mỗi bài tập đọc nhạc đều có nội dung liên hệ với thực tế cuộc sống đời thường" - Thầy Nguyễn Văn Thọ lưu ý.
Phương pháp dạy phân môn tập đọc nhạc và ghép lời ca.
Dạy tập đọc nhạc và ghép lời ca thường có những công đoạn sau: Tìm hiểu bài (Giáo viên hỏi: Số chỉ nhịp, tên nốt nhạc, hình nốt nhạc; học sinh trả lời; giáo viên cho học sinh nghe giai điệu mẫu); Phương pháp, cách lấy hơi trong quá trình học; Phương pháp dạy hát lời có hiểu biết kí xướng âm; Phương pháp học hát qua nghe băng tiếng và cuối cùng là phương pháp dạy hát kết hợp trò chơi.
Ví dụ, khi dạy ghép lời cho bài tập đọc nhạc "Ngày đầu tiên đi học", sau khi giới thiệu bài hát và tác giả, giáo viên cho học sinh luyện thanh từ 1-2 phút (đọc gam đô trưởng), sau đó, dạy đọc từng câu.
Cũng với bài này, dạy ghép lời ca, thầy Nguyễn Văn Thọ sử dụng các cách sau:
Cách 1: Giáo viên chia lớp thành hai dãy, một dãy đọc nhạc, một dãy hát lời ca; giáo viên gọi một bàn đọc nhạc, một bàn hát lời ca và đổi lại.
Cách 2: Giáo viên dạy xong từng câu và cho ghép lời ngay; cũng chia lớp thành nhiều hình thức như trên.
Cách 3: Yêu cầu học sinh đọc nhạc như hát, có hiểu biết xướng âm và tự ghép lời ca.
Phần cuối, củng cố bài, giáo viên chia lớp thành hai dãy, một dãy đọc nhạc gõ phách, một dãy hát lời kết hợp gõ phách và khớp đàn.
Theo GD&TĐ
Trường quê đón Bằng chuẩn quốc gia mức độ I GD&TĐ - Sáng nay (4/9), Trường mầm non Vĩnh Hòa (Ninh Giang, Hải Dương) long trọng tổ chức khai giảng năm học mới 2015-2016 và Lễ đón Bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, bà Nguyễn Thị Tiến - Phó giám đốc Sở GD&ĐT trao Bằng đạt chuẩn quốc gia...