Vụ tiêu cực ở Ninh Bình có diễn tiến như thế nào?
Trong cuộc làm việc gần đây nhất với Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an (C45) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), đại diện của FIFA đã nhận định, Cơ quan Công an tỉnh Ninh Bình (PC45) cũng như C45 đang đi đúng hướng, công tác điều tra vụ tiêu cực ở CLB Ninh Bình được tiến hành khẩn trương.
Công tác điều tra vụ tiêu cực ở CLB Ninh Bình vẫn đang được tiến hành – Ảnh: Khả Hòa
Là những người theo dõi diễn tiến vụ việc, chúng tôi thấy nhận định trên của FIFA hoàn toàn chính xác.
Chỉ ít ngày sau khi từ Malaysia trở về, CLB Ninh Bình đã có đơn trình báo do chủ tịch đội bóng Ninh Bình Phạm Văn Lệ ký, gửi ông Đinh Quang Vinh, Phó Giám đốc thủ trưởng cơ quan điều tra công an tỉnh Ninh Bình, về những cầu thủ nằm trong diện thi đấu dưới phong độ bình thường ở trận Kelantan gặp Ninh Bình ngày 18.3.
Lãnh đạo CLB Ninh Bình đã nêu đích danh hai cầu thủ bị nghi ngờ là tiền vệ Trần Mạnh Dũng và hậu vệ Lê Quang Hùng.
Trong đơn trình báo có nội dung như sau: “Ban huấn luyện nhận thấy hai cầu thủ này có dấu hiệu rủ rê một số cầu thủ trong đội và móc nối với một số phần tử bên ngoài dàn xếp tỷ số và đánh bạc trên mạng làm ảnh hưởng lớn đến thành tích của CLB cũng như vấn đề trật tự xã hội.
CLB đề nghị cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra những đối tượng có liên quan để có hình phạt thích đáng và chấn chỉnh lại trật tự CLB”.
PC45 đã lập tức tiến hành triệu tập các cầu thủ có liên quan đến vụ việc. Và chỉ sau ít ngày thẩm vấn, cùng với nghiệp vụ của mình, PC45 đã nhanh chóng lấy đuợc lời khai của số cầu thủ này. Trong đó có lời khai của hai cầu thủ bị bắt tối qua là Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Mạnh Dũng.
Tiền vệ Trần Mạnh Dũng (trái) được xem là chủ mưu trong vụ cá độ ở CLB Ninh Bình – Ảnh: Khả Hòa
Cụ thể, ngày 15.3, tại khách sạn The Vissai Ninh Bình, tiền vệ Trần Mạnh Dũng đã gặp gỡ thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng cùng một vài cầu thủ khác để bàn việc cùng cá độ và được đồng ý.
Sau khi thống nhất số tiền đặt độ là 2 tỉ đồng, Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Mạnh Dũng dùng điện thoại di động (lắp sim của Malaysia) liên lạc với đối tượng Đào Đức Lợi, sinh năm 1978, trú tại An Hưng (An Dương, Hải Phòng) để đặt cá độ, Đào Đức Lợi đồng ý nhận cá độ.
Chiều ngày 18.3, khi ra sân, Trần Mạnh Dũng gọi điện cho Lợi để đặt cá độ nhưng Lợi chỉ nhận cá độ với số tiền 1 tỉ 20 triệu đồng. Trận này, Ninh Bình thắng 3-2, các đối tượng trên thắng cá độ được số tiền 800 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngày 19 .3, đội Ninh Bình về TP. HCM, Trần Mạnh Dũng gọi điện yêu cầu Đào Đức Lợi chuyển tiền thắng cá độ. Để tránh bị phát hiện, Lợi bảo Trần Mạnh Dũng nhờ người khác ở TP.HCM nhận hộ tiền và Lợi nhờ tiệm vàng ở Hải Phòng chuyển tiền vào khách sạn Nhật Hạ.
Do không có người quen ở đây, Trần Mạnh Dũng trao đổi lại với Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Mạnh Dũng nhờ bạn là Trần Công Thành, sinh năm 1981, trú tại phường Phạm Thái Bình, quận 1, TP.HCM lấy hộ số tiền 800 triệu đồng mà Lợi chuyển. Sau khi nhận được số tiền trên, Nguyễn Mạnh Dũng đưa lại cho Trần Mạnh Dũng để chia cho những người cùng tham gia cá độ.
Thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng (giữa) cũng tích cực góp tay trong vụ cá độ tại CLB Ninh Bình – Ảnh: Khả Hòa
Tại cơ quan điều tra, các cầu thủ đã nộp lại số tiền mà mình được chia, trong đó, Trần Mạnh Dũng đã nộp lại số tiền nhiều nhất là 90 triệu đồng, còn Nguyễn Mạnh Dũng là 75 triệu đồng.
Có một điều có thể xem là rất “đặc biệt” ở vụ việc này là trong thời gian cơ quan công an tiến hành điều tra, thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng đã trả lời phỏng vấn báo chí để tự minh oan cho mình.
Vào chiều 14.4, qua điện thoại, Nguyễn Mạnh Dũng đã tuyên bố chắc như đinh đóng cột với phóng viên Thanh Niên Online rằng “Tôi không ca đô, cung không nhân tiên tư Trân Manh Dung. Tôi không huy hoai tương lai cua minh môt cach ngu xuân như vây”.
Dũng còn khẳng định: “Tôi không co tôi gi ca. Trong ca 3 lân triêu tâp tai cơ quan công an, tôi đêu khăng đinh la tôi không nghe lơi ru rê cua Trần Mạnh Dung.
Tôi 17.3, tôi va Lê Văn Duyêt, Lê Quang Hung đang năm trên giương ơ khach san Malaysia thi Trân Manh Dung bươc vao phong va hoi co đô trân nay không? Dung giai thich la Dung con nơ nân nhiêu qua nên cân tiên đê tra.
Tôi tư chôi ngay va bao vơi Manh Dung la tư trươc đên giơ, anh không bao giơ dây dưa vao ca đô nên đưng ru anh. Con Quang Hung thi đông y vi bao muôn kiêm tiên xây mô cho anh trai. Duyêt cung noi đông y.
Tôi không ngu xuân đê nhân mây chuc triêu tiên ca đô đê lam mât hêt uy tin va tương lai”.
Chưa thể khẳng định, hai cầu thủ bị bắt tối qua có tội hay vô tội vì họ mới chỉ bị bắt tạm giam để cơ quan điều tra làm rõ hành vi đánh bạc.
Nhưng cũng tối qua, phóng viên Thanh Niên Online gọi điện cho chủ tịch Tập đoàn The Vissai Ninh Bình Hoàng Mạnh Trường, ông đã thông báo tin hai cầu thủ bị bắt với giọng rất buồn: “Sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình – PC45 khởi tố vụ án vào ngày 15.4, tôi biết việc khởi tố bị can với cầu thủ Ninh Bình chỉ còn vấn đề thời gian vì sớm muộn sẽ có cầu thủ bị bắt tạm giam.
Trần Mạnh Dũng là đội phó đội U.23 Việt Nam còn Nguyễn Mạnh Dũng cũng từng được gọi vào tuyển quốc gia. Chúng tôi đã từng tin tưởng họ nhưng giờ này, tôi không cho rằng họ trong sạch”.
Theo VNE
Bầu Kiên: Từ siêu xe Phantom Rồng đến đôi dép tổ ong
Nhìn bầu Kiên trước vành móng ngựa, người nhỏ thó gày gò đi đôi dép tổ ong rẻ tiền, ít ai ngờ người này từng sở hữu một trong những siêu xe Bentley đầu tiên tại Hà Nội.
Chính bầu Kiên cách đây hơn 2 năm đã nổ phát pháo đầu tiên và trở thành người tiên phong trong câu chuyện chống tiêu cực trong bóng đá. Bầu Kiên hầu tòa và "di sản" mà ông bầu này để lại cho bóng đá là hai đội bóng đã ngừng hoạt động và V.League vẫn ngổn ngang bởi tiêu cực.
Ám ảnh bóng ma... Phantom
Nhìn bầu Kiên trước vành móng ngựa, tóc bạc trắng, người nhỏ thó gày gò, vận quần áo giản dị và đi đôi dép tổ ong rẻ tiền, ít ai có thể ngờ con người này đã từng là một quyền lực trong bóng đá Việt, từng sở hữu một trong những siêu xe Bentley đầu tiên tại Hà Nội.
Và cũng trong thời gian ngắn trước khi bị bắt khoảng một tháng, ông bầu Nguyễn Đức Kiên đã bệ vệ bước xuống từ chiếc Rolls- Royce Phantom Rồng phiên bản riêng cho năm Rồng (năm tuổi của bầu Kiên) có giá triệu USD.
Nhắc đến chiếc xe Phantom Rồng của bầu Kiên, nhiều người cảm thấy ngưỡng mộ. Một dịp, không thấy ông Kiên cưỡi chiếc Bentley biển "thửa" 5888 đến sân Hà Nội, thay vào đó là con Phatom Rồng đen trũi, lừng lững đậu oai vệ phía cửa sân Hàng Đẫy - đối diện báo Thể thao ngày nay. Điều hơi lạ là cả hai chiếc xe lừng lẫy của bầu Kiên đều đeo biển TP.HCM và giống nhau ở đuôi 88.
Nguyên Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội Nguyễn Đức Kiên.
Nhiều người cho rằng doanh nhân tuổi rồng thì thích đi xe... rồng. Trong làng bóng đá có hai ông bầu tuổi rồng nổi tiếng là bầu Kiên (sinh năm 1964 - Giáp Thìn) và bầu Thụy (sinh năm 1976 - Bính Thìn) đều chơi Phantom Rồng. Song, rồng chẳng thấy bay lên mà toàn... lộn đầu xuống đất. Bầu Kiên thì bị bắt, bầu Thụy thì bỏ của chạy lấy thân vào cuối mùa bóng 2013, khi đội Ximăng Xuân Thành Sài Gòn bỏ giải thì bầu Thụy cũng "từ biệt" bóng đá luôn. Người ta nói, xe thì xịn nhưng chữ Phantom (trong tiếng Anh là... bóng ma) nên rất... ám.
Chiếc xe Phantom Rồng và chiếc... dép tổ ong màu trắng ngà mà bầu Kiên đi khi ra tòa đúng là hai hình ảnh trái ngược của một đời người. Khi ở đỉnh cao giàu có, lúc gần như chẳng còn gì.
Giấc mơ Super Liga dang dở
Trong bóng đá, những đội bóng của bầu Kiên không thuộc dạng "có số má" ở V.League, năm nào cũng rập rình xuống hạng. Nhưng cái giỏi của bầu Kiên là chọn đúng thời điểm để "tách- nhập" chuyển phiên hiệu CLB.
Lễ tổng kết mùa giải 2011, bầu Kiên tới họp "lậu", tức là không được mời. Thế nhưng chính bài phát biểu của ông bầu này trong lễ tổng kết đã trở thành một quả bom trong dư luận. Bầu Kiên nói đúng và nói trúng những vấn đề tiêu cực trong bóng đá nội: Từ chuyện bản quyền truyền hình V.League, vấn nạn trọng tài, sự lộng hành của các ông bầu, nạn mua bán điểm...
Thông minh, hoạt ngôn và lập luận gãy gọn, bầu Kiên thuyết phục toàn bộ những người điều hành bóng đá nước nhà. Nhiều người còn nhớ như in hình ảnh trong một cuộc họp về bóng đá mà bầu Kiên chủ trì. Phòng họp đột ngột mất điện chỉ còn lại duy nhất thứ ánh sáng từ chiếc iPad hắt thẳng vào khuôn mặt bầu Kiên tạo ra một hình ảnh vừa liêu trai, vừa đầy quyền lực.
Con người từng được cựu Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ tuyên bố: "Sẵn sàng nhường ghế Chủ tịch VFF cho anh Kiên" đang đứng trước vành móng ngựa, dù vẫn là những câu trả lời gãy gọn, thậm chí bị cho là "trống không" với chủ tọa phiên tòa, nhưng cái "uy" đã từng có và đã từng thể hiện trong môi trường bóng đá đã không còn...
Điều đáng ngạc nhiên là cuộc phỏng vấn cuối cùng trước khi bị bắt (ngày 20/8/2012) - cuộc phỏng vấn mà bầu Kiên dành cho các phóng viên thể, bầu Kiên thêm một lần khẳng định: "Không thể khoanh tay đứng nhìn những biểu hiện tiêu cực trong bóng đá. Cần phải có ban chuyên trách thẩm định và xử lý những trận đấu có biểu hiện tiêu cực". Hơn một tiếng sau cuộc phỏng vấn ấy, bầu Kiên bị công an bắt tạm giam, khám xét nơi ở...
"Bầu" Kiên trong một trận bóng của mình.
V.League hậu bầu Kiên là một cuộc tháo chạy của các ông bầu và những nhà bảo trợ. Hàng loạt đội bóng giải thể, từ CLB bóng đá Hà Nội của chính bầu Kiên, đến Navibank Sài Gòn, K.Khánh Hòa, K.Kiên Giang, SQC Bình Định, XMXT Sài Gòn. Hay những đội hạng nhất như Lâm Đồng, Vũng Tàu, Trẻ Đà Nẵng... cũng giải thể vì thiếu kinh phí.
Khi chưa bị bắt, bầu Kiên phản pháo VFF: "Các nhà điều hành thừa khả năng nhận biết ra các trận đấu có biểu hiện tiêu cực, vấn đề là có dám mở mắt nhìn thẳng và xử lý mạnh hay không. Các anh có biết vì sao tập đoàn Hòa Phát bỏ bóng đá không? Vì họ mất hết niềm tin, mất hết sự tin tưởng giải đấu. Nếu tất cả các doanh nghiệp cùng rút lui, các anh sẽ thi đấu với ai? Phải nói rằng tôi đã quá thất vọng về cách làm việc của VFF".
Đúng như phát biểu "để đời" của bầu Kiên: "Bóng đá là một sân khấu mà người ta có xem được cả bốn mặt"- tiêu cực dù có khéo léo che dấu đến đâu rồi cuối cùng cũng bị phát lộ.
Vụ việc các cầu thủ V.Ninh Bình tham gia cá độ bị phát lộ chỉ là một phần tảng băng chìm V.League. Ông bầu Hoàng Mạnh Trường đã nhanh chóng bỏ đội bóng bằng cách nghỉ chơi V.League và hôm qua, trong cuộc gặp của BTC giải V.League và lãnh đạo các đội bóng, nhiều ý kiến khẳng định là từ nay cho đến hết mùa giải 2014: "Không ai chắc chắn là sẽ không có thêm 2 hoặc 3 đội nữa sẽ bỏ giải".
Bầu Kiên bị bắt trong một vụ việc không liên quan gì đến bóng đá nhưng ảnh hưởng của nó lên bóng đá quá lớn. Đó là vấn đề lòng tin bị mất mát khi ngọn cờ tiên phong chống tiêu cực trong bóng đá lại bị bắt và bị xét xử bởi tiêu cực trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Cách đây hơn 2 năm, khi bầu Kiên (cũng giữ vai trò Phó chủ tịch HĐQT VPF) bị bắt, lãnh đạo VPF khẳng định: "Không ảnh hưởng gì tới VPF cũng như bóng đá Việt Nam". Sự thật không phải như vậy. Giấc mơ về một giải đấu Super Liga của bầu Kiên với những trận đấu sạch, những cầu thủ trung thực và bóng đá có thể tự kiếm tiền nuôi sống nó... vẫn cứ chỉ là giấc mơ dang dở.
Và người ta lại thấy trong bóng đá, bầu Kiên dự tính vẽ ra một "chiếc Phantom Rồng" bằng giấc mơ Super Liga nhưng cho đến giờ này, V.League đang rách như một... đôi dép tổ ong.
Theo Lao động
Còn tổ chức kiểm tra tải trọng xe trên đường, còn... "chung chi"! Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định quan điểm ủng hộ chủ trương cân xe, xử lý xe quá tải của Chính phủ. Cần kiểm tra liên tục và lâu dài Đại diện hiệp hội, ông Đinh Nam Dinh, Phó chủ tịch Hiệp hội...