Vụ Thuduc House: Không phạm tội nhưng vẫn bị giữ lại 116 tỉ đồng?
Ông Lê Trọng Đại (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án xảy ra tại Thuduc House) cho rằng cấp sơ thẩm giao Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thu hồi hơn 116 tỉ đồng của ông là không đúng.
Ngày 25.4, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục diễn ra phần tranh luận của các luật sư bào chữa cho các bị cáo, người liên quan trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House).
Ông Lê Trọng Đại kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm năm 2023 của TAND TP.HCM. Lý do là bản án sơ thẩm đã quyết định: “Giao Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thực hiện thu hồi hơn 116 tỉ đồng từ ông Lê Trọng Đại chuyển về tài khoản của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an để đảm bảo cho việc xử lý khi bắt được Trịnh Tiến Dũng (hiện đang bị truy nã)”.
Theo ông Đại, quyết định trên của cấp sơ thẩm không phù hợp với quy định pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng ông.
Tại bản án sơ thẩm cũng đã nêu rõ phần kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra xác định “không đủ căn cứ để xử lý đối với Lê Trọng Đại về tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới”.
“Cáo trạng của Viện KSND tối cao đã nêu rõ liên quan đến nội dung giao dịch của tôi là tách ra để tiếp tục điều tra làm rõ. Mặc dù tôi không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng việc tách ra (nếu có) để tiếp tục làm rõ, thì không có căn cứ để hội đồng xét xử yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự buộc tôi phải nộp số tiền nói trên vào tài khoản của Cơ quan Cảnh sát điều tra”, ông Đại nêu.
Các bị cáo tại tòa, hiện Trịnh Tiến Dũng đã bỏ trốn nên đang bị truy nã. Ảnh NGÂN NGA
Luật sư Phan Trung Hoài (bảo vệ quyền lợi cho ông Đại) đề nghị tòa cấp phúc thẩm hủy một phần bản án sơ thẩm đối với phần quyết định buộc ông Đại phải nộp lại hơn 116 tỉ đồng.
Video đang HOT
Bởi theo luật sư, ông Đại chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đại diện Viện kiểm sát cấp sơ thẩm cũng không đề nghị buộc ông phải nộp lại số tiền này. Thực chất, đây là số tiền mà ông Đại cho Trịnh Tiến Dũng mượn, là giao dịch dân sự giữa các bên. Đồng thời, tại kết luận điều tra cũng nêu rõ không đủ căn cứ để xử lý đối với ông Đại về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Quan hệ của ông Đại và Dũng là giao dịch dân sự (vay mượn, hợp tác kinh doanh một số bất động sản), số tiền 116 tỉ đồng là ông Đại cho Dũng vay. Do Dũng không ở Việt Nam nên số tiền USD ban đầu được chuyển về Việt Nam nhưng không được ngân hàng chấp nhận, nên Công ty AVI là công ty trong nước trả lại cho ông Đại thông qua hợp đồng vay. Ông Đại hoàn toàn không liên quan bất cứ điều gì đến hành vi bị coi là vi phạm pháp luật trong vụ án này.
Trước đó, từ năm 2016 – 2020, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo nhiều người thành lập một số doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các công ty “ma” (không có hoạt động kinh doanh thực tế), hoặc mua CMND từ nguồn trôi nổi và thuê làm giả để thành lập công ty.
Để chuyển tiền ra, vào Việt Nam, lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, Dũng đã chỉ đạo cấp dưới chuẩn bị sẵn một số hàng hóa, linh kiện điện tử là hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng, hàng có giá trị thấp.
Để hợp thức hóa đầu vào, Dũng và Lưu Thị Ngát (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Khánh Hưng) thành lập và sử dụng 17 công ty vỏ bọc xuất hóa đơn giá trị gia tăng khống để hợp thức hóa đầu vào cho Công ty Sài Gòn Tây Nam, Thuduc House và Công ty Hoàng Nam Anh để các công ty này xuất khẩu và hoàn thuế giá trị gia tăng.
Từ đó, Trịnh Tiến Dũng và đồng phạm vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới gần 1.760 tỉ đồng; lừa đảo chiếm đoạt hơn 537 tỉ đồng thuế giá trị gia tăng.
Giữa năm 2023, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 67 bị cáo trong vụ Thuduc House từ phạt tiền đến 30 năm tù về nhiều tội danh. Sau đó có 43 bị cáo kháng cáo xin giảm án. Trịnh Tiến Dũng đang bỏ trốn nên bị truy nã.
Hôm nay 26.4, phiên tòa tiếp tục làm việc.
Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo
Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công chức công tác tại Cục Thuế thành phố.
Ngày 22/4, TAND TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Công ty CP phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và Cục Thuế TP.HCM.
Phiên phúc thẩm được mở theo đơn kháng cáo của 43 bị cáo trên tổng số 67 bị cáo.
Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Trọng Đại (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) có kháng cáo đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM. Bởi, tại bản án sơ thẩm đã quyết định: "Giao Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thực hiện thu hồi hơn 116 tỉ đồng từ ông Lê Trọng Đại chuyển về tài khoản của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an để đảm bảo cho việc xử lý khi bắt được Trịnh Tiến Dũng".
Theo ông Đại, quyết định trên của cấp sơ thẩm không phù hợp với quy định pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng ông.
Bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM. Ảnh: N.X
Đặc biệt, trước khi phiên xét xử phúc thẩm diễn ra, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công chức công tác tại Cục Thuế thành phố.
Theo Cục Thuế TP.HCM, trong quá trình công tác, các bị cáo luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, quyết liệt đấu tranh nhằm phát hiện hành vi gian dối, vi phạm pháp luật, trục lợi tiền hoàn thuế, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế là tinh vi.
Tại phiên tòa, các bị cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt và đưa ra các tình tiết giảm nhẹ mới như đóng thêm tiền khắc phục hậu quả, có hồ sơ bệnh án đang điều trị bệnh, bằng khen của các cơ quan, tổ chức... Đồng thời, các bị cáo cũng đề nghị HĐXX xem xét về trách nhiệm dân sự trong vụ án vì cho rằng bản thân không hưởng lợi số tiền đã chiếm đoạt
Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Vũ Bảo Hoàng (cựu tổng giám đốc Thuduc House) thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm. Bị cáo Hoàng thừa nhận có ký một số hồ sơ mua bán do các phòng ban trình lên, lúc đó bị cáo chỉ nghĩ là các hợp đồng mua bán bình thường vì giá trị của các hợp đồng này so với quy mô hoạt động của Thuduc House là không lớn.
Về việc ký các hồ sơ hoàn thuế, bị cáo Hoàng khai bản thân nhận thức công ty của mình không có chuyện được hoàn thuế. Tuy nhiên, khi cấp dưới sau khi đi tập huấn về cho biết Cục thuế cho phép hoàn thuế nên mới ký hồ sơ và sau đó được hoàn thuế thật. Cạnh đó, Thuduc House có ban kiểm soát nhưng ban này không có cảnh báo gì nên an tâm ký các hồ sơ hoàn thuế.
Phiên sơ thẩm, bị cáo Hoàng bị tuyên phạt 6 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo buộc, bị cáo Hoàng là Tổng giám đốc của Thuduc House, bị cáo chịu trách nhiệm chung, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Bị cáo đã đồng ý với phương án kinh doanh đề xuất cho Thuduc House không trực tiếp đàm phán, thỏa thuận mua bán linh kiện điện tử, mà chỉ ký hợp đồng với các công ty trong nhóm của Trịnh Tiến Dũng, sau đó ký hợp đồng xuất khẩu với các công ty nước ngoài được chỉ định sẵn.
Sau khi xuất khẩu, Thuduc House sử dụng các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và nước ngoài, lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT. Hành vi của bị cáo đã giúp Trịnh Tiến Dũng chiếm đoạt 365 tỉ đồng tiền hoàn thuế; để ngoài sổ sách, vi phạm quy định về kế toán gây thiệt hại cho Thuduc House 7,7 tỉ đồng.
Bị cáo Lưu Thị Ngát (nguyên Giám đốc Công ty Khánh Hưng)- người đưa hối lộ 7 tỷ đồng cho ba cán bộ Chi cục Thuế, khai, bị cáo thành lập các công ty ma theo chỉ đạo của người tên Đặng Ngọc Phú, thành lập xong cũng không biết các công ty này có hoạt động hay không và cũng không xuất hoá đơn cho Thuduc House hay Công ty Sài Gòn Tây Nam.
Phiên sơ thẩm, bị cáo Ngát bị tuyên phạt 16 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo bản án sơ thẩm, để các công ty ma được hoạt động, Ngát đã móc nối, đưa hối lộ cho 3 bị cáo nguyên là cán bộ Chi cục thuế quận 1, quận 3, quận 5 gồm: Đào Thị Nga, Nguyễn Phương Nam và Ngô Huỳnh Lũy, để các bị cáo này tạo điều kiện cho các công ty ma hoạt động bán hóa đơn GTGT, kê khai khống hàng hóa đầu vào để được khấu trừ thuế.
Cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM xin hưởng án treo Theo bị cáo, mình không có động cơ vụ lợi, thực hiện nhiệm vụ theo chức trách, hiểu biết pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài Chính và Tổng Cục thuế từng thời kỳ. Hậu quả vụ án đã khắc phục 100%, ngân sách Nhà nước không bị thất thoát. Trước đó tại cấp sơ thẩm, TAND TP.HCM cho rằng bị cáo Hạnh đã chỉ đạo, ký các quyết định hoàn thuế cho Thuduc House đối với 15 kỳ (từ tháng 6/2018 - 6/2019) trái quy định, gây thất thoát 331 tỉ đồng. |
Cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Nguyễn Thị Bích Hạnh và 66 bị cáo hầu tòa 67 bị cáo bị Viện KSND tối cao cáo buộc với 10 tội danh. Trong đó, có 25 bi cáo là cựu cán bộ, công chức Cục Thuế TP.HCM, Hải quan TP.HCM. Sáng 6.6, TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm xét xử 67 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục...