Vụ tàu ngầm Indonesia mất tích: Mỹ điều máy bay đến hỗ trợ tìm kiếm
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby ngày 22/4 cho biết quân đội Mỹ sẽ điều một đội không vận đến Indonesia hỗ trợ công tác tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala 402, mất tích cùng 53 thủy thủ từ ngày 21/4 khi đang diễn tập ở ngoài khơi bờ biển Bali.
Cảnh sát biển tham gia tìm kiếm tàu ngầm mất tích tại cảng Celukan Bawang, Indonesia, ngày 22/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Kirby cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ “rất đau buồn” khi nghe tin về sự việc, đồng thời bày tỏ chia sẻ với các thủy thủ Indonesia và gia đình họ. Ông cũng thông báo: “Theo đề nghị của Chính phủ Indonesia, chúng tôi đã điều các thiết bị không vận để hỗ trợ tìm kiếm con tàu mất tích”.
Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ trao đổi với người đồng cấp Indonesia Prabowo Subianto trong ngày 23/4 “để chia buồn và thảo luận cách thức Mỹ có thể hỗ trợ”.
Video đang HOT
Việc xuất hiện mảng dầu loang ở nơi con tàu được cho là đã nổi lên làm dấy lên phỏng đoán rằng khoang chứa nhiên liệu đã bị hư hại, gây lo ngại về khả năng đây là một thảm họa chết người.
Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, Đô đốc Yudo Margono cho biết tàu ngầm KRI Nanggala 402 có đủ dự trữ oxy cho thủy thủ đoàn trong 72 giờ, tức là đến sáng 24/4. Thời gian đang sắp hết và lực lượng cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm các dấu hiệu định vị tàu.
Trước Mỹ, đã có Ấn Độ, Singapore và Malaysia tham gia nỗ lực cứu hộ. Hiện Australia, Pháp và Hàn Quốc cũng đã đưa ra đề nghị giúp đỡ.
Lầu Năm Góc lập lực lượng đặc nhiệm sẵn sàng đối đầu Trung Quốc
Hôm 1/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã trao quyết định thành lập lực lượng đặc nhiệm về Trung Quốc.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, lực lượng đặc nhiệm về Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ do Ely Ratner đứng đầu. Theo John Kirby, lực lượng này đang chạy đua nước rút để xác định các ưu tiên của Bộ Quốc phòng trong việc đối phó với đối thủ Trung Quốc.
" Cuộc họp ngày hôm nay xác định rõ sứ mệnh, kế hoạch thời gian và phần việc sắp tới của tổ công tác, kèm theo đánh giá thống nhất về các chính sách, chương trình, quy trình của Bộ Quốc phòng trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc", Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết tại lễ ra mắt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Reuters)
Lực lượng đặc nhiệm về Trung Quốc sẽ đưa ra các khuyến nghị, đề xuất cho Lầu Năm Góc về các ưu tiên, lộ trình cụ thể và hành động để đối phó với các thách thức từ Trung Quốc. Trong những năm qua, đã có nhiều sáng kiến giải quyết các hành động khiêu khích ngày càng tăng của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Bộ Quốc phòng Mỹ muốn đánh giá về những cách thức tốt nhất để bảo vệ trật tự quốc tế, dựa trên luật lệ đã duy trì hòa bình cho các cường quốc kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Nỗ lực của Lầu Năm Góc là một phần trong quan điểm của chính quyền Tổng thống Joe Biden về mối quan hệ Mỹ - Trung. Theo John Kirby, lực lượng đặc nhiệm về Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ xem xét, đánh giá cụ thể sự tương tác của Lầu Năm Góc với Trung Quốc.
"Những gì Bộ trưởng Lloyd Austin muốn ông Ely Ratner làm là có các đánh giá về các thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho Mỹ và những gì cần làm để đảm bảo sẵn sàng đối phó trước các thách thức đó", Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nói.
Những động thái đầu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhận được sự quan tâm của giới quan sát. Nhiều người muốn biết liệu chính quyền Biden sẽ cứng rắn hay hay mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc sau 4 năm chính sách hỗn loạn dưới thời Trump.
Lầu Năm Góc thanh lọc loạt cố vấn thời Trump Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc, gồm nhiều người được Trump cất nhắc cuối nhiệm kỳ. Trong thông báo ngày 2/2, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết những người bị sa thải là thành viên 42 ban cố vấn của Lầu Năm Góc, trong bối cảnh cơ quan này...