Indonesia ghi nhận số ca mắc COVID-19 và tử vong cao nhất theo ngày
Ngày 13/1, Indonesia thông báo ghi nhận 11.278 ca mắc mới COVID-19 và 306 ca tử vong, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Nhân viên y tế làm việc tại khu điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Nam Tangerang, Indonesia . Ảnh: THX/TTXVN
Như vậy, cho tới nay, Indonesia đã có 858.043 ca mắc và 24.951 trường hợp tử vong.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này đã ghi nhận 1.453 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số người mắc lên 492.700 người. Nước này cũng ghi nhận thêm 146 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh này lên 9.699 người.
Với dân số 110 triệu người, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 6,68 triệu người kể từ khi đại dịch bùng phát hồi tháng 1 năm ngoái.
Một quan chức thuộc lực lượng quốc gia đối phó với COVID-19 cho hay nước này sẽ ký hợp đồng với hãng dược phẩm AstraZeneca vào ngày 14/1 nhằm mua 20 triệu liều vaccine. Hiện, Philippines đã ký hợp đồng mua 25 triệu liều vaccine của hãng dược phẩm Sinovac Biotech (Trung Quốc) và 30 triệu liều của hãng Novavax (Mỹ).
Chính phủ nước này cũng đang đàm phán với ít nhất 7 hãng dược phẩm khác để mua 148 triệu liều vaccine trong năm 2021. Nước này đặt ra mục tiêu chủng ngừa cho 50 đến 70 triệu người dân nước này trong năm nay nhằm đạt miễn dịch cộng đồng.
* Tại Trung Đông, số ca mắc COVID-19 trong ngày tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 3.000 ca/ngày trong tuần này. Bộ Y tế UAE tối 12/1 thông báo nước này đã ghi nhận 3.243 ca mắc mới. Đây là mức cao nhất trong vùng Vịnh khi mà 5 quốc gia khác cùng khu vực này chỉ ghi nhận dưới ngưỡng 500 ca/ngày.
Các biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ gần như hoàn toàn tại UAE, song các biện pháp giãn cách xã hôi và phòng dịch vẫn có hiệu lực. Trước tình hình này, Chính phủ UAE đã thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng và nước này chỉ đứng sau Israel về tỷ lệ tiêm chủng. UAE đặt ra mục tiêu tiêm vaccine cho hơn một nửa trong số gần 9 triệu người dân nước này trong quý I/2021.
* Theo Đài phát thanh KBS của Hàn Quốc , nhiều khả năng chính phủ nước này sẽ điều chỉnh mức độ giãn cách xã hội từ tuần sau do những biện pháp phòng dịch cứng rắn triền miên đang khiến cuộc sống người dân, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh của tiểu thương, hộ kinh doanh, gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó là số ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu giảm dần.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul , Hàn Quốc , ngày 14/12/2020. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul , kể từ ngày 8/12 năm ngoái, Hàn Quốc đã áp dụng lệnh giãn cách xã hội mức 2,5 đối với thủ đô Seoul và địa phương lân cận; mức 2 đối với các địa phương còn lại; đồng thời thực hiện các biện pháp phòng dịch tăng cường dịp cuối năm như lệnh cấm tụ tập trên 5 người cho đến ngày 17/1/2021.
Trước tiên, Chính phủ Hàn Quốc có thể sẽ gỡ bỏ lệnh cấm tụ tập trên 5 người và duy trì mức độ giãn cách xã hội như hiện hành.
Trong thời gian qua, nhiều người dân than phiền do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, nguồn thu nhập bị ảnh hưởng xuất phát từ lệnh cấm tụ tập kéo dài. Do đó, cơ quan phòng dịch đang cân nhắc về phương án phù hợp, vừa giúp người dân mở cửa hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo tuân thủ phòng dịch. Tuy nhiên, do xu hướng số ca nhiễm mới giảm chậm trong tuần qua, cơ quan phòng dịch đang xem xét khả năng gỡ bỏ lệnh hạn chế tụ tập lần lượt theo từng ngành nghề kinh doanh.
Chính phủ Hàn Quốc đang chuẩn bị các biện pháp mới tập trung vào các lĩnh vực xảy ra tranh cãi về tính công bằng trong tiêu chuẩn phòng dịch thời gian gần đây, xem xét nới lỏng đối với cơ sở thể thao trong nhà và cho phép các quán cà phê hoạt động, thay vì chỉ được phép mua mang về hoặc giao hàng.
Về việc hạ giãn cách xã hội ở Seoul và địa phương lân cận từ mức 2,5 xuống mức 2, cơ quan phòng dịch sẽ cân nhắc đến số ca nhiễm mới phát sinh trong tuần này có duy trì ở mức 400 – 500 ca/ngày hay không, cũng như xu hướng lây nhiễm tập thể và năng lực của hệ thống y tế.
* Cùng ngày, Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) thông báo đình chỉ chuyến bay của hãng hàng không Air China và chuyến bay của hãng hàng không Pakistan International Airlines sau khi một số hành khách trên các chuyến bay gần đây của hai hãng này dương tính với virus SARS -CoV-2.
Theo đó, tổng cộng 5 hành khách trên chuyến bay từ Johannesburg (Nam Phi) đến Thâm Quyến do Air China khai thác vào ngày 31/12/2020, đã mắc COVID-19. CAAC đã quyết định đình chỉ chuyến bay này trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 18/1.
Tương tự, chuyến bay mang số hiệu PK854 khởi hành từ Islamabad đến Tây An của hãng hàng không Pakistan International Airlines cũng bị đình chỉ trong 4 tuần, từ ngày 18/1 tới, sau khi 10 hành khách trên chuyến bay này vào ngày 2/1 vừa qua, mắc COVID-19.
Theo chính sách mới của CAAC, việc đình chỉ các chuyến bay sẽ được mở rộng từ 1 đến 2 tuần nếu có 5 người mắc COVID-19, và kéo dài trong 4 tuần nếu số người mắc bệnh này là 10 người.
Bác sĩ Indonesia e ngại vaccine Covid-19 Trung Quốc
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 của bác sĩ Indonesia thuộc diện cao nhất thế giới, nhưng chiến dịch tiêm chủng vaccine CoronaVac không giúp họ bớt lo lắng.
Gần 1,5 triệu nhân viên y tế Indonesia sẽ là những người đầu tiên ở quốc gia đông dân thứ tư thế giới này được tiêm vaccine CoronaVac của công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech, sau khi Indonesia kích hoạt chiến dịch tiêm chủng từ hôm nay. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.
"Tôi không phản đối vaccine. Tôi chỉ đang phản đối Sinovac", Yusdeny Lanasakti, một bác sĩ ở tỉnh Đông Java nói.
Nhân viên sân bay và binh sĩ Indonesia di chuyển các lô vaccine của Sinovac tại sân bay Soekarno-Hatta gần Jakarta hôm 12/1. Ảnh: Reuters .
Indonesia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp CoronaVac hôm 11/1 dựa trên các thử nghiệm tại nước này cho thấy nó đạt hiệu quả 65,3%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Sinovac chưa bình luận về vấn đề trên. Trong khi đó, Bambang Heriyanto, lãnh đạo của Bio Farma, công ty Indonesia tham gia vào các cuộc thử nghiệm, cho hay dữ liệu của Brazil vẫn ở trên tỷ lệ tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 50%.
Hiệp hội Y tế Indonesia cũng khuyến khích việc sử dụng CoronaVac, trong bối cảnh ít nhất 259 bác sĩ nước này đã chết vì Covid-19.
"Chúng ta có thể kéo giảm tỷ lệ tử vong cao trong các bác sĩ và nhân viên y tế", lãnh đạo hiệp hội Daeng M. Faqih nói.
Số bác sĩ tử vong ở Indonesia chỉ bằng khoảng 1/3 so với Ấn Độ, nhưng Ấn Độ có dân số gấp hơn 5 lần và số người chết vì Covid-19 cao hơn 6 lần Indonesia.
Dominicus Husada, một bác sĩ nhi ở Đông Java, nói rằng ông sẵn sàng tiêm chủng nhưng có một số câu hỏi về CoronaVac chưa được trả lời, như khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu và nó giảm đi như thế nào theo thời gian.
Các bác sĩ muốn có nhiều thông tin hơn về vaccine này để bớt lo ngại, Tri Maharani, một bác sĩ ở Đông Java, người từng mắc Covid-19 và sẽ không tiêm CoronaVac, cho biết.
Dicky Budiman, một nhà dịch tễ học tại đại học Griffith Australia, thêm rằng "nếu các chuyên gia y tế đã nêu nghi vấn thì có nghĩa là đã có những vấn đề căn bản". Tình trạng này có thể là do chiến lược không tối ưu, hoặc chính phủ không cung cấp đầy đủ thông tin cho các chuyên gia, đặc biệt là về lợi ích và rủi ro của vaccine.
Nhân viên y tế kiểm tra các thùng vaccine của Sinovac tại thành phố Surabaya hôm 13/1. Ảnh: AFP .
Siti Nadia Tarmizi, quan chức cấp cao Bộ Y tế Indonesia, cho hay sẽ không có biện pháp xử phạt nào đối với những bác sĩ từ chối tiêm chủng, nhưng khuyến cáo các nhân viên y tế không nên lo lắng. Trong khi đó, Harif Fadhillah, chủ tịch Hiệp hội Y tá Indonesia, cho hay hầu hết y tá sẵn sàng tiêm vaccine.
Bên cạnh công tác hậu cần, nỗi hoài nghi về vaccine Trung Quốc cũng là một thử thách đối với chính phủ Indonesia khi thực hiện mục tiêu tiêm chủng cho hơn 180 triệu người ở hàng nghìn hòn đảo của quốc gia này trong vòng 15 tháng tới.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 12/2020 cho thấy chỉ 37% người Indonesia sẵn sàng tiêm vaccine, 40% nói sẽ cân nhắc và 17% từ chối. Sinovac là nhà cung cấp vaccine lớn nhất của Indonesia nhưng nước này cũng mua hàng triệu liều của AstraZeneca và Pfizer-BioNTech, những loại vaccine cho hiệu quả hơn 95%.
Để thúc đẩy niềm tin với chiến dịch tiêm chủng quốc gia, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã trở thành người đầu tiên tiêm vaccine của Sinovac hôm nay. Tuy nhiên, Agnes Christie Supangkat, một bác sĩ ở Jakarta, cho hay cô không thấy thuyết phục và sẽ không tiêm vaccine.
"Dường như tiến trình phát triển vaccine được hối hả thực hiện để ngăn chặn đại dịch, nhưng mới chỉ có vài thử nghiệm hoàn thành", cô nói.
Máy bay Indonesia gặp nạn từng 'đắp chiếu' 9 tháng Chiếc Boeing của hãng Sriwijaya Air ngừng bay gần 9 tháng hồi năm ngoái vì Covid-19, rồi được kiểm tra để hoạt động lại nhưng gặp nạn. Bộ Giao thông Vận tải Indonesia hôm 12/1 cho biết chiếc máy bay Boeing 737-500 mang số hiệu SJ 182 của hãng hàng không Sriwijaya Air đã phải ngừng hoạt động từ cuối tháng 3/2020, vài...