Vụ tàu Hải Thành bị đâm chìm, 9 người tử vong: Chỉ phạt tiền
Sau nhiều ngày xét xử, chiều 11/5, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên án vụ tàu Hải Thành 26-BLC bị đâm chìm trên biển hồi tháng 3/2017 khiến 9 thuyền viên thiệt mạng.
Theo đó, bị cáo Trần Kiên (sinh năm 1985, thuyền phó tàu Petrolimex 14) bị phạt 700 triệu đồng, Nguyễn Xuân Sang (sinh năm 1989, thuyền viên tàu Petrolimex 14) bị phạt 650 triệu đồng. Với 2 bị cáo nguyên là thuyền viên tàu Hải Thành 26 là Nguyễn Viết Thắng (sinh năm 1972) và Hoàng Tiến Khôi (sinh năm 1991), mỗi người bị phạt 300 triệu đồng. Cả 4 bị cáo bị kết tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
HĐXX xác định lỗi thuộc về trách nhiệm của 2 tàu, 70% lỗi thuộc về tàu Petrolimex và 30% lỗi thuộc về tàu Hải Thành 26-BLC. Với mức độ lỗi trên, chủ tàu Petrolimex là Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu Vitaco có trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 18 tỉ đồng cho chủ tàu Hải Thành 26-BLC.
Ngoài ra, chủ tàu Petrolimex cũng phải bồi thường cho gia đình của 9 thuyền viên tử vong số tiền từ 130 triệu đồng đến hơn 200 triệu đồng.
Các bị cáo bị tuyên phạt tiền thay vì phạt tù
Theo cáo trạng, ngày 23/3/2017, tàu Hải Thành 26-BLC chở 3.000 tấn clinker từ cảng Hải Phòng đi Cần Thơ, trên tàu có 11 thuyền viên do Nguyễn Viết Thắng làm thuyền trưởng. Trong số 11 người này, 6 người không có trong danh sách thuyền viên và không có chứng chỉ chuyên môn.
Khoảng 23h50 ngày 27/3/2017, ông Thắng bàn giao ca trực buồng lái cho ông Khôi là sĩ quan boong và thợ máy Ninh Văn Quỳnh đến buồng lái trực ca và điều khiển tàu từ 0h đến 4h ngày hôm sau.
Video đang HOT
Sau khi nhận ca trực, thợ máy Quỳnh lái tàu, ông Khôi làm nhiệm vụ cảnh giới thì phát hiện thấy 1 tàu (sau này được xác định là tàu Petrolimex 14) tiến gần về phía bên phải của tàu Hải Thành 26-BLC, khoảng cách 3-4 hải lý. Ông Khôi đã sử dụng hệ thống thông tin liên lạc VHF gọi 5 lần để thông báo hướng đi, còn Quỳnh cầm đèn pin chạy ra mạn phải, chiếu vào tàu mục tiêu để ra hiệu tránh đâm va. Tuy nhiên, không có tín hiệu trả lời từ tàu này.
Khi hai tàu đến gần nhau, có khả năng xảy ra đâm va cao thì Quỳnh bảo Khôi giảm ga để giảm tốc độ của tàu và điều khiển tàu qua bên trái. Tuy nhiên, tàu mục tiêu đã đâm thẳng vào mạn phải của tàu Hải Thành 26 khiến tàu này nghiêng qua trái và bị chìm cùng với toàn bộ thuyền viên và hàng hóa trên tàu.
Khôi và thuyền trưởng Thắng ôm được phao cứu hộ của tàu Hải Thành 26 nổi lên rồi phát tín hiệu cấp cứu. Đến 6h30 cùng ngày, cả hai được tàu Petrolimex 14 đến cứu.
Về phía tàu Petrolimex 14, qua điều tra xác định, khoảng 16h ngày 27/3, tàu Petrolimex 14 do ông Phạm Văn Lộc (thuyền trưởng) điều khiển, trên tàu có 24 thuyền viên rời cảng Nhà Bè, TPHCM hành trình đi Quảng Ngãi. Đến 23h45 ngày 27/3, thuyền phó 2 là Trần Kiên và thủy thủ Nguyễn Xuân Sang lên nhận bàn giao ca trực.
Sau khi nhận ca, Kiên chỉ đạo Sang cảnh giới, còn Kiên đi vào buồng hải đồ để làm phúc trình hàng hải. Một lúc sau, thấy có ánh đèn phía bên trái chiếu vào mặt ở khoảng cách gần nên Sang giật mình. Sang đến bàn điều khiển, chỉnh cho tàu chuyển sang chế độ lái tay và bẻ lái sang phải. Tuy nhiên, do tàu Hải Thành 26-BCL ở cự ly quá gần nên không tránh kịp và đã đâm thẳng vào.
Biết tàu đã đâm va với mục tiêu không xác định, ảnh hưởng đến an toàn của tàu nhưng Kiên không báo cho thuyền trưởng biết.
Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau thấy tàu bị nghiêng nên Kiên gọi điện thông báo cho đại phó của tàu Petrolimex 14 toàn bộ sự việc. Đại phó này đã báo vụ việc lên thuyền trưởng Lộc.
Trạm VTS Vũng Tàu đã thông báo cho Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 để tham gia tìm kiếm cứu nạn. Khoảng 6h30 cùng ngày, tàu Petrolimex 14 đã cứu được thuyền trưởng Thắng và sĩ quan boong tàu Hải Thành 26-BCL. 9 thuyền viên khác trên tàu Hải Thành 26-BCL đã tử vong và được tìm thấy sau đó.
Xuân Duy
Theo Dantri
Vượt sóng dữ cứu thuyền viên bị mất bàn tay trên tàu cá
Đang đánh cá trên biển, không may bàn tay phải của anh Thảo bị đứt rời do quấn vào tời, mất nhiều máu... Trước tình huống nguy cấp, thuyền trưởng gửi yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã kịp thời ứng cứu người bị nạn.
Sau khi nhận được thông tin, lực lượng cứu nạn đã tiếp cận tàu cá có thuyền viên bị nạn.
Theo đó, vào hồi 6h, ngày 14/4, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam nhận được thông tin tàu cá NA 97201 TS, do ông Nguyễn Quang Sáng (SN 1965) làm thuyền trưởng, đang hành nghề đánh bắt trên vùng biển đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc có một thuyền viên (Phạm Văn Thảo, SN 1970, trú tại huyện Quỳnh Lưu) không may bị quấn tay vào tời, mất 1 bàn tay phải.
Trước tình huống này thuyền trưởng gửi yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp để cứu nạn nhân.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm ngay lập tức triển khai các biện pháp nghiệp vụ, trực tiếp kết nối, hướng dẫn thuyền viên trên tàu thực hiện các bước sơ cấp cứu quan trọng ban đầu cho nạn nhân.
Trước tình hình nguy cấp, ảnh hưởng đến tính mạng thuyền viên nếu không được cấp cứu kịp thời, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã điều động tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng SAR 411 đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn.
Do diễn biến sức khỏe thuyền viên Phạm Văn Thảo ngày một xấu đi, Trung tâm đã yêu cầu tàu NA 97201 TS nhanh chóng hành trình hướng về phía tàu cứu nạn, giữ liên lạc với tàu cứu nạn để liên tục cập nhật tình trạng thuyền viên bị thương, nhận các hướng dẫn cần thiết để duy trì sự sống cho nạn nhân trong lúc chờ tàu cứu nạn tiếp cận.
Công việc cứu thuyền viên được diễn ra nhanh chóng kịp thời.
Đến 13h30' lực lượng cứu nạn đã tiếp cận và đưa nạn nhân bị thương sang tàu SAR 411 để tiến hành cấp cứu. Mặt khác Trung tâm đã liên hệ ngay với các lực lượng địa phương bố trí cầu cảng, chuẩn bị điều kiện chữa trị tốt nhất cho nạn nhân.
Đến 17h00 cùng ngày, tàu SAR 411 đã đưa thuyền viên Phạm Văn Thảo về cầu cảng Cửa Lò.
Được sự hỗ trợ, cấp cứu kịp thời của các bác sĩ tàu tìm kiếm cứu nạn, nạn nhân đã ổn định và được chuyển lên bệnh viện tại Nghệ An để tiếp tục điều trị.
Nguyễn Tú
Theo Dantri
Cá sủ vàng giá cả 1,5 tỷ đồng: Đắt vì giá trị dinh dưỡng, tâm linh? Liên tiếp trong thời gian gần đây, ngư dân đã bắt được cá sủ vàng và ngay lập tức được trả giá từ hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Thậm chí, có cặp cá sủ vàng mới nhất ở Khánh Hòa còn được trả giá tới 1,5 tỷ đồng. Vì sao, cá sủ vàng có giá trị lớn như vậy? Trao đổi với...