Vụ tấn công tại Đại học Ohio, Mỹ là hành động khủng bố?
Ông Craig Stone, phụ trách điều tra vụ tấn công cho biết, cảnh sát vẫn đang điều tra xem đây có phải một vụ tấn công khủng bố hay không.
Một vụ tấn công nghiêm trọng bằng dao và ô tô đã xảy ra ngày 28/11 tại trường Đại học Ohio, Mỹ làm ít nhất 11 người bị thương. Nghi phạm gây ra vụ tấn công được xác định là người nhập cư và đã bị tiêu diệt.
Lực lượng đặc nhiệm làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ tấn công. (Ảnh: AFP)
Kênh truyền hình CNN cho biết giới chức Mỹ đã xác định được thủ phạm gây ra vụ tấn công tại trường Đại học Ohio chính là Abdul Razak Ali Artan, 18 tuổi, một sinh viên gốc Somalia của trường này.
Nguồn tin cảnh sát cho biết, đối tượng đã lao xe ô tô vào những người đang đi bộ trong trường đại học sau đó chạy ra ngoài và bắt đầu dùng dao đâm người trước khi bị cảnh sát bắn chết.
Video đang HOT
Trong số 11 người bị thương có 1 người bị thương rất nặng. Các nạn nhân bao gồm cả sinh viên và nhân viên trong trường.
Kênh truyền hình NBC News cho biết, Artan là một người tị nạn Somalia đã được cấp quy chế thường trú hợp pháp tại Mỹ. Hiện chưa rõ động cơ của tên này khi tiến hành vụ tấn công.
Cảnh sát thành phố Columbus đã cử một đội đặc nhiệm cùng chó nghiệp vụ tới nơi xảy ra vụ tấn công để hỗ trợ hoạt động điều tra. Cục Điều tra liên bang Mỹ cũng đã tham gia để điều tra vụ việc. Theo đoạn băng hình trong camera giám sát, nghi phạm hành động một mình và không có đồng phạm trợ giúp trong lúc xảy ra vụ tấn công. Tuy nhiên, cảnh sát trưởng phụ trách điều tra vụ tấn công Craig Stone cho biết, cảnh sát vẫn đang điều tra xem liệu vụ tấn công trên có phải là một vụ tấn công khủng bố hay không.
“Dựa trên những thông tin mà chúng tôi có được thì đây là một vụ tấn công có chủ đích. Thủ phạm đã lái xe và dùng dao đâm vào những người đang đi bộ. Vụ việc đang được điều tra. Chúng tôi sẽ xem xét tất cả các khía cạnh của vụ tấn công”
Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Cố vấn An ninh Nội địa Lisa Monaco đã báo cáo vụ việc này với Tổng thống Barack Obama. Vụ tấn công xảy ra vào thời điểm các sinh viên vừa mới trở lại trường học sau ngày lễ Tạ ơn.
Trước đó, ít ngày, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã kêu gọi những kẻ ủng hộ sử dụng bất cứ phương tiện nào có thể thực hiện vụ tấn công ở Mỹ trong dịp lễ Tạ ơn cuối tuần qua.
Trong những tháng gần đây, cảnh sát liên bang Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra vụ tấn công cực đoan ở Mỹ, bao gồm các vụ tấn công bằng dao và ô tô. Đây được xem là phương thức mà các phần tử cực đoan dễ dàng thực hiện hơn thay vì tiến hành đánh bom liều chết.
(Theo VOV)
Phiến quân Syria âm mưu tấn công liều chết nhằm vào Nga
Phong trào Tự do Homs (HLM), một nhánh thuộc Quân đội Syria tự do (FSA) và có liên hệ mật thiết với al-Qaeda, có kế hoạch "cấy" người vào quân đội Syria, tìm ra các mục tiêu người Nga và thực hiện các vụ đánh bom liều chết.
Hơn một tuần sau khi Nga tiến hành không kích khủng bố tại Syria, phe nổi dậy tại nước này có kế hoạch tung đòn đáp trả, với việc sử dụng các "điệp viên nằm vùng" và đánh bom liều chết. Dường như cánh quân thuộc FSA này sẵn sàng áp dụng các chiến thuật giống với quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
"Trước hết, chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua các đợt không kích, sau đó quay sang làm suy yếu nước Nga với tất cả các phương tiện trong tay - ví dụ như thuê tuyển điệp viên là các nhân vật trong hàng ngũ chính quyền, cung cấp thông tin về sự di chuyển lực lượng của quân đội Nga và quân đội Syria... Chúng tôi sẽ thực hiện các chiến dịch liều chết, do những chiến binh bất bình thực hiện", tờ Dailybeast (Mỹ) ngày 12/10 dẫn lời Rashid al-Hourani, một thủ lĩnh HLM cho biết.
Quâm đội Syria đang mở chiến dịch phản công lớn ở Homs và Hama. (Ảnh: AP)
Đây có thể là một biểu hiện không mấy bất ngờ. HLM là một phong trào Hồi giáo, được cho là có mối liên hệ thân thiết với al-Qaeda - cụ thể là Nhóm Jabhat al-Nusra. Theo Genevieve Casagrande, một chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở ở Washington, quan hệ giữa Jabhat al-Nusra với HLM trước đây "không mấy hòa thuận", khi mà Jabhat al-Nusra có thiên hướng khẳng định vị thế, quyền điều hành tại thành phố Homs. Thế nhưng, theo thời gian, hai phe nhóm này đã xích lại gần nhau và hiện cùng đứng trong lực lượng quân nổi dậy Syria chống chính quyền.
Thủ lĩnh Hourani cho biết, hiện HLM chưa có liên hệ với Mỹ, nhưng phong trào này "rất muốn hướng tới" một sự liên kết như vậy. Nhân vật này hy vọng Mỹ sẽ cung cấp vũ khí cho nhóm, như những gì Washington từng làm đối với FSA, nhưng với chủng loại khác trước, vì "vũ khí mà Mỹ cung cấp (cho FSA) mang tính phòng thủ hơn là tấn công, đòi hỏi bên sở hữu chiến đấu vì các chiến trường chính trị theo các lộ trình đã định trước'.
Các tay súng thuộc HLM đang ở tình thế "rất khó khăn". Các cứ địa của phong trào này ở al-Rastan, Talbiseh và nhiều khu vực khác đều nằm trong vòng cung từ Hama tới Homs ở miền Tây Syria - khu vực bị máy bay Nga không kích mạnh nhất, đồng thời bị quân đội Syria bao vây chặt. Xét về mặt chiến lược, lãnh thổ do HLM kiểm soát có một tuyến đường nối từ Damascus tới Latakia - nơi quân đội Nga duy trì một trung tâm điều hành.
Trên thực địa, quân đội chính phủ Syria hôm 11/10 được sự hỗ trợ của máy bay Nga đã đẩy nhanh chiến dịch phản kích nhằm vào lực lượng nổi dậy, chiếm lại được nhiều vùng đất thuộc hai mặt trận chính là tỉnh Hama nằm trên tuyến đường Damascus-Aleppo và khu vực phía bắc Latakia - thành trì của chính quyền Syria. Quân chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát ở 3 khu làng thuộc Hama giáp tuyến giao lộ huyết mạch, đang mở rộng đà tiến công nhằm đẩy lui quân nổi dậy ở phía tây. Tại miền bắc Latakia, lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad cũng đã đánh bật lực lượng chống chính phủ ở làng Kafr Dalba, trong nỗ lực quyết đánh chiếm khu vực vùng núi có tầm quan trọng chiến lược tại đây.
Trong một diễn biến mới nhất, hãng tin Reuters ngày 12/10 dẫn thông báo của lực lượng dân quân người Kurd (YPG) ở Syria cho biết YPG đã quyết định gia nhập tổ chức "Các lực lượng Dân chủ Syria" (DFS), một liên minh gồm có các chiến binh người Kurd và các nhóm vũ trang Arab ở Syria chống IS ở miền bắc. Đây là lực lượng "mới xuất hiện" tại Syria, ngay sau thời điểm Mỹ tuyên bố ngừng chương trình hỗ trợ lực lượng nổi dậy chuyên chống khủng bố IS và chuyển sang cung cấp vũ khí cho các thế lực ôn hòa như FSA. Tuyên bố của YPG nhấn mạnh, "tại thời điểm nhạy cảm hiện nay, khi Syria đang chứng kiến những bước chuyển nhanh chóng trên các mặt trận chính trị, quân sự... cần phải có một lực lượng quân sự thống nhất đại diện cho tất cả người Syria, với sự hiện diện của người Kurd, người gốc Arab, người Syria và các nhóm khác".
Theo Hoài Thanh / Dailybeast...
baotintuc.vn
Nam sinh lao xe, đâm dao 11 người trong trường đại học Mỹ Một nam sinh gốc Somalia lao xe vào đám đông đi bộ rồi dùng dao đâm 11 người bị thương trong trường đại học Mỹ trước khi bị cảnh sát bắn chết. Chiếc xe mà nghi phạm đã lái lao vào mọi người. Ảnh: AP BBC đưa tin lúc 10h sáng ngày 28/11,Abdul Razak Ali Artan, 18 tuổi, lao xe lên lề đường...