Vụ sửa điểm thi là hết sức phản cảm
Đánh giá về ngành giáo dục, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) chia sẻ: “Riêng ngành giáo dục, tôi đánh giá rất tệ ở nhiệm kỳ này. Thái độ xử sự của Bộ trưởng sau vụ sửa điểm thi hết sức phản cảm, rồi một số vụ tiêu cực khác trong ngành”.
Đại biểu Phong Lan cũng nói thêm: “Trong trả lời chất vấn, Bộ trưởng GD-ĐT không phải là một nhà hùng biện và chưa thuyết phục tôi. Ví dụ như quy định học sinh, sinh viên “bán hoa” 4 lần, nếu tôi là Bộ trưởng, tôi sẽ không đổ lỗi cho cấp dưới và cũng không thể lý luận rằng các văn bản đã có từ trước, không phù hợp và Bộ đã yêu cầu rà soát, tức là Bộ đã thấy lỗi và yêu cầu rà soát nhưng chỉ do cấp dưới quên và đưa lên dự thảo”.
Ảnh minh họa. Ngô Chuyên.
“Ở đây, cái cần đánh giá là năng lực, tư duy và ý thức của bộ phận soạn ra thông tư đó, bởi vì trước đã có thông tư này và ở thời điểm tháng 4/2016, anh Nhạ đã là Bộ trưởng. Ta có thể thấy, thông tư đó vừa vi phạm pháp luật, vừa phản giáo dục, phản văn hóa và là sự xúc phạm cho các sinh viên ngành sư phạm. Tôi là cô giáo và tôi thấy rất bị xúc phạm”.
“Bộ trưởng Nhạ phải làm sao để đại biểu hiểu được cảm xúc của anh ấy, đồng cảm với chuyện ấy, chứ không phải loay hoay để tìm cớ để đổ thừa, như vậy suy ra mình không dũng cảm”, đại biểu Phong Lan nói.
Liên quan đến vụ sửa điểm thi, đại biểu Phong Lan khẳng định: “Cũng như vụ sửa điểm thi, anh không thấy đau xót à? Đang có khoảng cách rất lớn giữa vùng núi, học sinh người dân tộc nheo nhóc khổ sở như thế nào, vậy mà đa số những em được nâng điểm là con em cán bộ, điều kiện sống rất dễ dàng bởi chuyện nâng điểm chắc chắn có tiền bạc xen vào”.
“Lúc đó, tôi rất thất vọng khi thấy hàng loạt quan chức địa phương đổ trách nhiệm cho nhau. Sự đổ lỗi đó đang góp phần vào việc phá hoại toàn bộ những gì mà chúng ta đang làm cho sự nghiệp trồng người tốt hơn. Mọi chuẩn mực bỏ hết. Ngày xưa, chúng tôi đi thi, thiếu nửa điểm là thay vì làm thầy thì đi làm thợ. Tôi thật sự đau xót khi các em nghèo khổ không có điều kiện vươn lên khi mà những chỗ đó đã bị chiếm mất rồi”, đại biểu Phong Lan chia sẻ.
Theo đại biểu Phong Lan, nói vậy chứ chuyện nhận lỗi hay đổ lỗi cũng rất khó. Xã hội của chúng ta chuyện đổ lỗi thành như một văn hóa để cho an toàn. Chuyện đầu tiên cứ phải nói lỗi không phải của tôi, rồi từ từ tính sau. Nếu trách hết toàn bộ cho Bộ trưởng thì không được.
Video đang HOT
“Tôi trách Bộ trưởng Nhạ là vì anh là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, anh là người chịu trách nhiệm cao nhất để đào tạo ra các thầy cô, chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục để đào tạo ra con người sau này”, đại biểu Phong Lan nhấn mạnh.
Theo congly
"Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên suy nghĩ xem mình có đủ sức làm Bộ trưởng không"
"Bản thân Bộ trưởng sẽ phải suy nghĩ lại xem mình có đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ hay không, chứ nếu không đủ sức mà như thế này thì rất là khổ" - đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh) nói với VnMedia bên hành lang Quốc hội.
- Bà công tác trong ngành y tế nhưng cũng là một nhà giáo, bà cảm thấy thế nào trước Thông tư quy định sinh viên sư phạm bị đuổi học khi "bán hoa" lần thứ 4 của Bộ Giáo dục?
Giáo viên và sinh viên ngành sư phạm sẽ thấy rất bị xúc phạm trước quy định tại Thông tư của Bộ Giáo dục. Nhưng theo tôi, chuyện đã xảy ra rồi thì xử lý như thế nào thuộc về năng lực của người lãnh đạo, phải làm sao sắp xếp, rà soát, kiểm soát, giám sát hoạt động của bộ mình.
- Khi việc lấy phiếu tín nhiệm diễn ra trước phiên chất vấn, có dư luận cho thấy dường như các Bộ trưởng có nhờ đại biểu "đừng chất vấn". Cá nhân bà có thấy hiện tượng này không và đã bao giờ nhận được tin nhắn như vậy chưa?
Tôi nghĩ cũng tùy tính cách đại biểu, như tôi thì chả ai dám nhắn, mà nhắn cũng chả ăn thua gì. Nhưng xem kết quả bỏ phiếu vừa qua thì tôi có suy nghĩ rằng, sự đánh giá cũng không thống nhất giữa các đại biểu. Tôi không dám kết luận là có sự "nói trước" hay vận động không, bởi vì mình không có chứng cứ, nhưng tôi hết sức ngạc nhiên khi có Bộ trưởng có số phiếu tín nhiệm thấp và phiếu tín nhiệm cao bằng nhau. Cử tri sẽ hỏi và người đại biểu khi về phải đối diện với cử tri sẽ phải trả lời rằng mình bỏ phiếu như thế nào?
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan
- Điều có có thể cho thấy, khi đánh giá bộ trưởng, các đại biểu không nhìn vào thực lực của Bộ trưởng đó?
Mỗi đại biểu Quốc hội ai cũng mong muốn đánh giá chính xác, nhưng cũng tùy vào điều kiện đại biểu tiếp cận được thông tin hay không, có đại biểu chỉ biết được người này người kia qua báo chí thì rất khó để nói. Nhưng cũng tương tự như đánh giá luận văn hay luận án hay một đề tài nghiên cứu khoa học, rất khó để vừa đánh giá điểm dưới trung bình vừa đánh giá điểm tuyệt đối. Có thể có người đánh giá rộng rãi một chút, nếu người ta kém thì đưa lên trung bình, hoặc có người khắt khe thì từ trung bình đưa xuống kém để có sự cảnh tỉnh. Nhưng giữa đỉnh cao với vực thẳm thì rất vô lý.
- Như vậy thì tiêu chí để các đại biểu đánh giá chưa thật sự rõ ràng?
Đúng là tiêu chí thì chưa rõ ràng lắm. Nhưng cũng không phải ngẫu nhiên mà các đại biểu tập trung đánh giá thấp cho một ngành nào đó, nó phải có lý do và các đại biểu phải có một cảm nhận chung. Nhưng đồng thời lại có nhiều đại biểu vẫn đánh giá cao thì đó là điều đáng suy nghĩ.
Theo tôi, một khi đánh giá tín nhiệm cao thì phải có thành tích nổi bật trong nhiệm kỳ của mình, còn nếu đánh giá thấp cũng phải thận trọng. Phải thấy có những việc rõ ràng để đánh giá về trình độ, khả năng xử lý những việc xảy ra. Nhưng chuyện này cũng ít thôi, còn đa số với mặt bằng chung của xã hội bây giờ thì mình đánh giá mức độ trung bình.
Ví dụ tôi đánh giá rất cao Bộ trưởng Bộ Công Thương vì với một nền tan nát lúc đầu mà anh ấy xoay sở được, cố gắng để tìm biện pháp hết sức quyết liệt. Đương nhiên, cái kết quả đó thể hiện sau này như thế nào thì phải có thời gian, nhưng chúng tôi bắt buộc phải ghi nhận những cố gắng đó và tôi đánh giá tín nhiệm cao.
Riêng ngành giáo dục, tôi đánh giá rất tệ ở nhiệm kỳ này. Anh đã có 2 năm rưỡi, tức là gần nửa nhiệm kỳ, tôi không đòi hỏi cái gì quá cao vì mấy đời Bộ trưởng vẫn chưa làm nổi. Nhưng cái quá cao không làm được thì ít ra làm gì phải rốt ráo cái đó. Ví dụ như thái độ xử sự của Bộ trưởng sau vụ sửa điểm thi là hết sức phản cảm, rồi một số vụ tiêu cực khác trong ngành nữa. Dù là do người khác làm nhưng trách nhiệm lãnh đạo chỉ đạo của anh ở đâu, giám sát như thế nào?
- Bà đánh giá thế nào về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ?
Bộ trưởng không phải là một nhà hùng biện, và chưa thuyết phục tôi. Ví dụ như vụ "'bán hoa' 4 lần đó", nếu tôi là Bộ trưởng, tôi sẽ không đổ lỗi cho cấp dưới và cũng không thể lý luận rằng các văn bản đã có từ trước, không phù hợp và Bộ đã yêu cầu rà soát, tức là Bộ đã thấy lỗi và yêu cầu rà soát nhưng chỉ do cấp dưới quên, đưa lên dự thảo.
Thông tư này đã có từ thời điểm tháng 4/2016, khi anh Nhạ đã là Bộ trưởng. Ta có thể thấy, Thông tư đó vừa vi phạm pháp luật, vừa phản giáo dục, phản văn hóa, và là sự xúc phạm cho các sinh viên ngành sư phạm. Tôi là cô giáo và tôi thấy rất bị xúc phạm và anh Nhạ phải làm sao để đại biểu hiểu được cảm xúc của Bộ trưởng đồng cảm với chuyện ấy, chứ không phải loay hoay để tìm cớ để đổ thừa, như vậy suy ra mình không dũng cảm.
Cũng như vụ sửa điểm thi, Bộ trưởng không thấy đau xót à? Đang có khoảng cách rất lớn giữa vùng núi, học sinh người dân tộc nheo nhóc khổ sở như thế nào, vậy mà đa số những em được nâng điểm là con em cán bộ, chắc chắn điều kiến sống rất dễ dàng bởi chuyện nâng điểm chắc chắn có tiền bạc xen vào. Lúc đó tôi rất thất vọng khi thấy hàng loạt quan chức địa phương đổi trách nhiệm là người ta nâng tôi không biết mà không ai thấy rằng, mình đang góp phần vào việc phá hoại toàn bộ những cái gì mà chúng ta đang làm cho sự nghiệp trồng người tốt hơn. Mọi chuẩn mực bỏ hết. Ngày xưa chúng tôi đi thi, thiếu nửa điểm là thay vì làm thầy thì đi làm thợ. Tôi thật sự đau xót khi các em nghèo khổ không có điều kiện vươn lên khi mà những chỗ đó đã bị chiếm mất rồi.
- Tổng Bí thư đang nói đến chuyện làm gương, trong khi Bộ trưởng Nhạ là lãnh đạo của những người thầy mà lại có những cách hành xử bị xã hội phản ứng như vậy, nếu để học sinh, sinh viên nhìn vào thì có còn xứng đáng ngồi ở vị trí đó nữa không?
Đây là một câu hỏi khó. Chúng ta đang nói về năng lực lãnh đạo và những cái mà Bộ trưởng Nhạ đã thể hiện ra. Còn ý của Tổng Bí thư là liên quan về đạo đức con người, về nhiều phẩm chất khác nữa.
Theo tôi, bản thân Bộ trưởng sẽ phải suy nghĩ lại xem mình có đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ hay không, chứ nếu không đủ sức mà như thế này thì rất là khổ. Mình cũng không dám khuyên Bộ trưởng phải như thế nào đâu, nhưng phải nói là sức ép này cực kỳ lớn, và anh phải có giải pháp. Khi người dân đã xói mòn lòng tin rồi thì mình rất khó làm việc. Nhưng nếu anh tự đánh giá vẫn có thể làm được, như anh ấy đã nói là việc nhận được phiếu tín nhiệm thấp sẽ là động lực (thật ra tôi thấy hơi lạ vì bình thường được khen mới là động lực), nhưng có thể anh ấy có cách nhìn nhận vấn đề như vậy thì mình cũng phải ghi nhận.
Quốc hội là cơ quan giám sát, và tôi cũng sẽ tiếp tục giám sát dựa trên phản ánh của xã hội, của các bậc phụ huynh. Nói thật, tôi nghi ngờ về khả năng của Bộ trưởng, vì đã hai năm rưỡi rồi, ít ra cũng phải có một cái gì đó...
- Xin cảm ơn đại biểu.
Xuân Hưng (thực hiện)
Theo vnmedia
Đại biểu Quốc hội tranh luận về trách nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục Phát biểu "năng lượng tiêu cực của xã hội mà Bộ Giáo dục mang đến" của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền đã gây nhiều tranh luận trái chiều. Chất vấn Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ chiều 30/10, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền - Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú...