Vụ Rào Trăng 3: Danh tính 13 cán bộ, chiến sỹ Đoàn công tác hy sinh
Công tác xác định danh tính những cán bộ, chiến sỹ trong Đoàn hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 đã hoàn tất.
Lực lượng cứu nạn tìm kiếm người mất tích tại khu vực nhà kiểm lâm ở Tiểu khu 67. (Ảnh: TTXVN phát)
Tối 15/10, sau khi lực lượng chức năng đưa 13 thi thể của Đoàn công tác gặp nạn ở Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 về Bệnh viện quân y 268 (thành phố Huế, Thừa Thiên- Huế), công tác xác định danh tính những cán bộ, chiến sỹ trong Đoàn hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn đã hoàn tất.
Các cán bộ, chiến sỹ trong Đoàn đã hy sinh gồm:
1. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
2. Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Phòng Tác chiến, Quân khu 4.
3. Trung tá Bùi Phi Công, Cục phó Cục Hậu cần, Quân khu 4.
4. Thượng tá Hoàng Mai Vui, Phó trưởng Phòng Xe máy, Cục Kỹ thuật, Quân khu 4.
5. Trung tá Lê Tất Thắng, Phó Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn thông tin 80, Quân khu 4.
6. Đại úy Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng Đại đội 6, Lữ đoàn 80, Quân khu 4.
Video đang HOT
7. Thượng úy Đinh Văn Trung, Đài trưởng Đài 15W, Lữ đoàn 80, Quân khu 4.
8. Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Cục phó Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu.
9. Trung tá Trần Minh Hải, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
10. Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng Ban Công binh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
11. Thượng úy Trương Anh Quốc, Trạm Điệp báo, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
12. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền Nguyễn Văn Bình.
13 Trưởng Phòng Thông tin tuyên truyền, Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên-Huế Phạm Văn Hướng.
Trước đó, trưa 12/10, sau khi nhận được tin báo qua điện thoại của một công nhân về sự cố sạt lở tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3, thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, qua xác minh có 17 công nhân tại đây mất tích, Lãnh đạo Quân khu 4 và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập Đoàn công tác gồm 21 người để tiếp cận hiện trường ngay trong ngày.
Khi đi đến khu vực có gầm tràn sâu trên đường 71, xe ôtô không qua được, Đoàn để lại xe và đi bộ vào Thủy điện Rào Trăng 3 còn cách đó khoảng 13km.
Đến khoảng 21 giờ ngày cùng ngày, do mưa quá lớn, nước chảy xiết, đường đi trơn trượt, nguy hiểm, Đoàn phải dừng chân, nghỉ tại khu nhà của Trạm Kiểm lâm sông Bồ.
Khoảng 24 giờ cùng ngày, bất ngờ đất đá đổ xuống đè lên khu nhà Đoàn đang nghỉ, chỉ có 8 người thoát khỏi khu vực sạt lở./.
Nữ Trung tá đam mê ...phá án
Gần 20 năm công tác trong ngành công an, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến - luôn khiến đồng đội nể phục, nhân dân tin yêu...
Trực tiếp trinh sát, tham mưu đấu tranh xử lý 1.200 vụ việc
Gần 20 năm phục vụ trong lực lượng CAND, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến cho biết, trải qua nhiều lĩnh vực, vị trí công tác như: Cảnh sát hình sự, Cảnh sát quản lý hành chính... và giờ là Cảnh sát môi trường, chỉ tính từ năm 2007 đến nay, chị đã trực tiếp trinh sát, chỉ huy công tác trinh sát, phát hiện, tham mưu đấu tranh, xử lý hơn 1.200 vụ việc, chuyên án vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Xử phạt, đề nghị truy thu thuế thu nộp về ngân sách Nhà nước trên 120 tỷ đồng, buộc khắc phục hậu quả và khôi phục môi trường đối với nhiều cá nhân và tổ chức vi phạm.
Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến họp án với cán bộ, chiến sỹ Đội 6.
Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến hiện là Đội trưởng Đội phòng, chống tội phạm về môi trường trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm (đội 6), công an quận Hoàng Mai- Hà Nội. Chị cũng là 1 trong những gương mặt tiêu biểu của công an thủ đô được vinh danh.
Trong các chuyên án lớn có thể kể đến như Chuyên án 115.T và Chuyên án 515.T bắt giữ 8 đối tượng có hành vi buôn bán gần 30 tấn thực phẩm chức năng giả. Hay 4 chuyên án khác gồm: 117-V, 178-V, 179-N và 112N, bắt giữ 4 nhóm đối tượng lớn với thủ đoạn tinh vi, hoạt động có quy mô, tổ chức, và đều có hành vi mua ngà voi của các đối tượng là người Trung Quốc về chế tác thành đồ trang sức và hàng thủ công mỹ nghệ rồi bán kiếm lời. Các chuyên án này đã thu giữ gần 1 tấn ngà voi và sản phẩm từ ngà voi, truy tố 6 đối tượng...
Nhắc lại những chuyên án đã từng tham gia, chị kể rằng, nhớ nhất là lần triệt phá thành công 2 chuyên án, bắt giữ 8 đối tượng có hành vi buôn bán gần 30 tấn thực phẩm chức năng giả.
Đầu năm 2015, bằng biện pháp nghiệp vụ, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến cùng các trinh sát tổ chức xác minh và phát hiện đối tượng Hoàng Thị Hồng Liên ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm chức năng với số lượng lớn nên đề xuất lãnh đạo phòng lập chuyên án. Từ những thông tin ban đầu, ngày 24/1/2015, tại phố Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng), Hà Nội, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế đã bắt quả tang Nguyễn Tuấn Linh, trú tại TP Vinh - Nghệ An đang chở 170 hộp sữa ong chúa nhãn hiệu Costar/Royal Jelly 1450 (không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ) đi tiêu thụ.
Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến cùng đồng đội tham gia bắt giữ, xử lý vụ thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc xuất xứ, tháng 1/2019.
Đấu tranh bước đầu, Linh khai chủ hàng là Hoàng Thị Hồng Liên, ngoài ra còn có Nguyễn Công Việt, trú tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng là người làm thuê cho Liên. Toàn bộ số hàng hóa trên được lấy từ các kho chứa hàng tại Trung tâm giao thương Quốc tế (thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh).
Mở rộng điều tra vụ án, Ban chuyên án đã tổ chức khám xét 5 kho hàng của Hoàng Thị Hồng Liên tại Tiên Du, Bắc Ninh, thu giữ 12 tấn thực phẩm chức năng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và nhiều máy móc, thiết bị, phương tiện dùng để sản xuất hàng giả. Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận đã hoạt động sản xuất thực phẩm chức năng giả từ năm 2014. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với 3 đối tượng gồm: Hoàng Thị Hồng Liên, Nguyễn Tuấn Linh và Nguyễn Công Việt về tội "Buôn bán hàng giả là thực phẩm".
Hay những ngày đầu năm 2019, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến thường xuyên nằm vùng dài ngày tại các vùng rừng núi, giáp với biên giới, bằng các biện pháp nghiệp vụ để theo dõi các xe chở thực phẩm "bẩn" về Hà Nội... Kết quả, 10 tấn nguyên liệu, bánh kẹo, 10 tấn phụ gia "bẩn" không nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm đã bị thu giữ.
Trước đó, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến đã rà soát và phát hiện 2 đối tượng Nguyễn Quang Đạt, trú tại xóm Minh Khai, xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội và Trần Quốc Việt, trú tại bãi đất tạm xã Liễu Hà, huyện Đan Phượng chuyên sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, bim bim cho trẻ em với số lượng lớn, hoạt động tại các làng nghề và cung cấp cho nhiều tỉnh miền núi phía Bắc có dấu hiệu kinh doanh bánh kẹo không nguồn gốc xuất xứ, sản xuất bim bim sử dụng phụ gia không nguồn gốc, không hạn sử dụng.
Ngay sau đó, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến đề xuất Chỉ huy Phòng phân công lực lượng, bố trí theo dõi, giám sát hoạt động của 2 đối tượng này để nắm được quy mô và quy luật hoạt động. Các đối tượng khi xuất, nhập hàng đều diễn ra vào ban đêm, hoạt động lén lút, không cho người lạ ra vào xưởng, hàng hóa đều được cho vào thùng đóng kín, do đó công tác xác minh gặp nhiều khó khăn.
Trước khó khăn này, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến và các trinh sát trong đội đã mưu trí tiếp cận đối tượng, cơ sở sản xuất, kinh doanh để xác định quy luật, thủ đoạn hoạt động. Sau khi tập hợp, phân tích, đánh giá thông tin, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến và đồng đội kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh của Nguyễn Quang Đạt, tại xã La Phù. Khi thấy Công an vào kiểm tra, bị bất ngờ nên Đạt không kịp tiêu hủy, lực lượng chức năng đã thu giữ 3.976 sản phẩm (khoảng 10 tấn bánh kẹo) do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có hạn sử dụng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao "Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019" tặng Trung tá, Tiến sĩ Luật học Vũ Thị Hoàng Yến
Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến chia sẻ: Cứ mỗi lần tham gia vào một chuyên án là chị lại cảm thấy như mình trở thành một con người khác hẳn. Có lẽ cái máu nghề, sự nhiệt huyết trong công việc đã ngấm quá sâu vào chị.
"Thành công trong mỗi chuyên án, bên cạnh sự hỗ trợ không thể thiếu của đồng chí, đồng đội, tôi luôn tâm niệm là người lính trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào đều phải có sự giúp đỡ của quần chúng và các gia đình. Dù có tình yêu và lòng đam mê công việc đến bao nhiêu, nhưng nếu thiếu sự giúp đỡ từ nhân dân thì khó mà thành công được" - Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến nói.
Đam mê nghiên cứu khoa học
Đam mê, "say" nghề là vậy, thế nhưng Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ công tác. Chị đã tham gia nghiên cứu và bảo vệ thành công đề tài "Phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường nước sông khu vực đồng bằng Bắc bộ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát môi trường". Đề tài này đã và đang được sử dụng trong công tác nghiên cứu, giảng dạy của Học viện CSND và hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát môi trường.
Qua thực tiễn công tác, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến có nhiều sáng kiến và đã có 15 văn bản kiến nghị gửi các đơn vị chức năng về công tác bảo vệ môi trường cũng như an toàn thực phẩm. Nhờ đó, tình trạng thực phẩm "bẩn" tại các chợ đầu mối được kiểm soát và hạn chế, môi trường nước ở các con sông, hồ ở Hà Nội được cải thiện hơn.
Không chỉ là người phụ nữ tận tâm trong công việc, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến còn luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội và phong trào phụ nữ. Với vai trò là Chủ tịch Hội phụ nữ của Phòng Cảnh sát môi trường, chị đã cùng đồng đội xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, đoàn kết, thống nhất, nâng cao vị thế của phụ nữ. Chị đã tổ chức nhiều chuyến đi "về nguồn" và phát động các hoạt động tình nguyện tặng quà cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mang sách vở, áo ấm cho trẻ em nghèo./.
Với những thành tích đạt được, năm 2019, Trung tá Vũ Thị Hoàng Yến là một trong 10 cá nhân vinh dự được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam nhân kỷ niệm 89 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Trước đó, chị cũng là một trong 10 gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu năm 2013; một trong 60 cán bộ của CATP Hà Nội được Chủ tịch UBND TP trao danh hiệu "Người tốt việc tốt Thủ đô" năm 2014. Đặc biệt, chị đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công xuất sắc hạng Ba trong các chuyên án lớn có thể kể đến như Chuyên án 115.T và Chuyên án 515.T bắt giữ 8 đối tượng có hành vi buôn bán gần 30 tấn thực phẩm chức năng giả năm 2015.
Ảnh: Công an Hải Phòng ra quân tuần tra, kiểm soát sau 22h hàng ngày Các lực lượng nghiệp vụ Công an TP Hải Phòng vừa ra quân tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trong những ngày cách ly toàn xã hội phòng chống Covid-19. Video: Công an Hải Phòng ra quân tuần tra, kiểm soát sau 22h hàng ngày Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, tối 3/4, tại...