Vụ phun trào núi lửa phá hủy một phần nền văn minh Maya
Cách đây 1.590 năm, nền văn minh Maya chịu nhiều thiệt hại khi núi lửa Ilopango phun trào, tiêu diệt mọi thứ trong phạm vi 40 km xung quanh ngọn núi.
Dario Pedrazzi lấy mẫu vật ở một rìa đất gần Tazumal. Ảnh: Dario Pedrazzi.
Nhóm chuyên gia quốc tế với sự tham gia của Dario Pedrazzi, nhà nghiên cứu ở trung tâm Geosciences Barcelona – CSIC (GEO3BCN) công bố phát hiện mới về núi lửa Ilopango trên tạp chí PNAS hôm 28/9. Theo các nghiên cứu trước đây, có một vụ phun trào núi lửa lớn gọi là Tierra Blanca Joven (TBJ) từng xảy ra trong khu vực nhưng chưa rõ mốc thời gian. Nghiên cứu mới của Victoria Smith, phó giáo sư ở Đại học Oxford, Anh, và cộng sự đã tìm ra thời gian chính xác và bản chất của vụ phun trào này.
Video đang HOT
Để tiến hành nghiên cứu, nhóm của Smith phân tích lõi băng lấy từ Greenland và đo đồng vị phóng xạ carbon từ một thân cây bị cháy đen tìm thấy trong trầm tích tro TBJ. Nhờ đó, họ có thể tìm ra mốc thời gian của vụ phun trào lớn là năm 431. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình phân tán tro núi lửa 3D để ước tính cột tro bốc cao 45 km. Tàn tro của núi lửa Ilopango phân tán xa hơn 7.000 km, tới tận Greenland.
“Công trình này tiếp nối nghiên cứu công bố năm 2019. Nhờ phân tích tổng quát trầm tích tro ở El Salvador, những thông số chính của vụ phun trào dữ dội (đạt đỉnh với hàng loạt luồng mạt vụn) được liên hệ với sự sụp đổ của miệng núi lửa”, Dario Pedrazzi, nhà nghiên cứu ở GEO3BCN, cho biết. “Một phần lớn nghiên cứu dựa trên tất cả dữ liệu chúng tôi thu được trong 3 đợt khảo sát thực địa ở El Salvador. Chúng tôi đã tiến hành lập bản đồ chi tiết trầm tích tro trong phạm vi 200.000 km2″.
Khoảng 55 km3 magma phun trào từ Ilopango. Hơn 2 triệu km2 đất đai ở Trung Mỹ bị bao phủ bởi lớp tro dày ít nhất nửa centimet. Bầu trời tối đen trong ít nhất một tuần, theo Smith. Vụ phun trào của núi lửa Ilopango lớn gấp 50 lần vụ phun trào của núi lửa Saint Helens vào năm 1980. Luồng mạt vụn từ vụ phun trào có thể tích lớn gấp 10 lần vụ phun trào của núi lửa Vesuvius từng chôn vùi thành phố La Mã Pompeii dưới lớp tro dày vào năm 79.
Vụ phun trào TBJ xảy ra vào thời kỳ đầu cổ điển trong lịch Maya, kéo dài từ năm 300 đến 600, khi nền văn minh này phát triển trên khắp Trung Mỹ. Không có cư dân nào sống gần Ilopango trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau đó, nhưng vụ phun trào không ảnh hưởng mạnh tới người Maya ở nơi khác.
Miệng núi lửa Ilopango ở cách thành phố San Salvador, thủ đô El Salvador, chưa đến 10 km. Đây là một phần của cung núi lửa El Salvador, gồm tổng cộng 21 núi lửa đang hoạt động, là một trong những đoạn vận động mạnh nhất của cung núi lửa Trung Mỹ.
Peru: Núi lửa Sabancaya phun trào, phát tán tro bụi tới bán kính 20km
Núi lửa Sabancaya ở tỉnh Arequipa, miền Nam Peru, đã phun trào vào lúc 7 giờ 27 phút (giờ địa phương), phun cột khói lớn và phát tán tro bụi trong bán kính 20km tính từ miệng núi lửa.
Núi lửa Sabancaya trong một lần phun trào. (Nguồn: Getty)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 24/9, Viện Vật lý Địa cầu Peru thông báo núi lửa Sabancaya ở tỉnh Arequipa, miền Nam nước này, đã phun trào vào lúc 7 giờ 27 phút (giờ địa phương), phun cột khói lớn và phát tán tro bụi trong bán kính 20km tính từ miệng núi lửa.
Viện trên đã ban hành cảnh báo tới dân cư của các khu vực gần núi lửa, trong đó khuyến nghị người dân đeo khẩu trang và kính mắt, cũng như thúc giục chính quyền địa phương đánh giá tác động của tro bụi đối với chất lượng nước và không khí.
Núi lửa Sabancaya nằm trên các mảng kiến tạo của Nam Mỹ, cao 5.975m trên mực nước biển.
Sabancaya - có nghĩa là "lưỡi lửa" trong tiếng Quechua, ngôn ngữ của dân cư sống tại dãy Andes ở Nam Mỹ - là ngọn núi lửa hoạt động mạnh thứ hai ở Peru sau núi lửa Ubinas ở tỉnh Moquegua.
Núi lửa Sabancaya đã ngưng hoạt động trong khoảng 200 năm trước khi thức tỉnh vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước.
Hoạt động địa chất của nó kéo dài suốt hơn 20 năm qua với nhiều vụ phun trào có cường độ khác nhau./.
Suýt thiêu cháy camera trên miệng núi lửa, nhiếp ảnh gia thu được những khoảnh khắc không tưởng 'Phần nhựa bên trong camera của chiếc drone đã bị tan chảy do tiến quá sát lớp nham thạch, nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng'. 3 năm về trước, nhiếp ảnh gia Erez Marom đã dành ra 2 tuần để chụp ảnh ở Hawaii Điểm đến đầu tiên là Đảo Lớn (Big Island), Erez đã cùng một người bạn tới khu vực...