Vụ phụ huynh lắp camera phát hiện cô giáo đánh học sinh, chuyên gia Vũ Thu Hương chia sẻ về “một khía cạnh khác” nguy hiểm không kém
Đang có vụ việc “giáo viên TP.HCM đánh trẻ”, tôi đương nhiên phản đối hành vi xâm phạm trẻ của cô giáo, nhưng tôi muốn phân tích một khía cạnh khác về Phong cách giáo dục “không phạt” đã hủy hoại trẻ em thế nào?
Các đây gần 10 năm, ở nước ta xuất hiện phong cách giáo dục “không phạt”. Người ta lên án gay gắt mọi hình phạt dành cho trẻ. Dĩ nhiên, đánh, chửi, xúc phạm trẻ là không được rồi. Nhưng giờ, họ lên án cả “ chép phạt”, “phạt tập thể dục”… thì tôi thật sự không thể hiểu nổi.
Hậu quả đã đến và đám trẻ phải gánh chịu.
1. Một lượng không nhỏ trẻ 6 tuổi không thể học được do bố mẹ dạy theo phong cách này. Trung bình 1 trường có từ 5 – 10 cháu. Cái gì cũng dỗ dành, thương lượng. Đi học là vất vả, là vượt khó. Trẻ, sau và buổi đầu hào hứng với cái mới thì chán, KHÔNG THÍCH. Lúc này, trẻ bắt đầu ăn vạ, phá phách, gây sự để khỏi học hành gì.
Vụ phụ huynh lắp camera phát hiện cô giáo đánh học sinh đang được dư luận quan tâm.
Gia đình bối rối, nhà trường hoảng sợ. Các cô giáo sợ phụ huynh kiện nên cũng KHÔNG DÁM PHẠT, chỉ dỗ dành khuyên nhủ. Bọn trẻ càng được đà lấn tới. Vì thế, có không ít trẻ không vượt qua được lớp 1.
Cô giáo lúc này thường tư vấn cho phụ huynh “thuê riêng 1 người ngồi trong lớp dạy bạn ấy”. Các mẹ có tưởng tượng được đứa trẻ có 1 cô giáo riêng sẽ học tập thế nào trong 12 năm phổ thông hay không?
2. Trẻ phản ứng với mọi hình thức kỉ luật của cô giáo. Mới đây, 1 giáo viên trẻ dạy lớp 3 chia sẻ: cô lấy “tập viết” ra để làm hình thức phạt cho trẻ ngoan. Các con ăn cơm trưa xong sớm, các bạn khác ngồi chơi còn các bạn bị phạt phải “tập viết”.
Một ngày nọ, 1 bạn học sinh vi phạm kỉ luật vào buổi chiều, cô giáo hẹn bạn ấy chép phạt vào trưa hôm sau. Đúng giờ trưa, các học sinh vừa ăn xong, gia đình bạn ấy lập tức đón con về để né tránh hình phạt.
Đó là chưa kể họ rêu rao nói xấu cô giáo khắp nơi và nói: Con họ sợ đi học.
Video đang HOT
Các mẹ có cảm nghĩ gì khi đọc về cách ứng xử của gia đình này? Rõ ràng chính các phụ huynh đã tìm mọi cách để cô giáo không làm gì nổi con họ dù các con hư đến đâu. Và bây giờ, trong giới giáo viên truyền nhau phong cách giáo dục “Mặc kệ nó” để họ được sống yên ổn. Tư cách đạo đức của bọn trẻ, kĩ năng và kiến thức của trẻ sẽ ra sao với kiểu giáo dục “KHÔNG PHẠT” này, các bố mẹ nghĩ giúp nhé.
3. Không dạy được trẻ, các nhà trường tìm cách “tống cổ” những đứa trẻ bất trị hoặc những gia đình bất trị (có bố mẹ cư xử thô lỗ, can thiệp vào việc giáo dục nhà trường hoặc soi lỗi các cô giáo) ra ngoài trường. Nói thật với họ, điều đó không hề khó. Trẻ bất trị thì vi phạm là rất nhiều. Các trường làm theo quy định của Bộ Giáo dục, kỉ luật “cảnh cáo”, “khiển trách” trẻ và ghi học bạ. Quá sợ “bị ghi học bạ”, các bố mẹ vội vàng cho con rút hồ sơ và xin đi trường khác.
Tuy nhiên, các trường khác cũng rất “thông minh”, họ chẳng điên mà nhận những đứa trẻ như vậy. Nào là “kiểm tra không đạt”, nào là “quá thời gian nhận hồ sơ”… họ có đủ các lý do để từ chối những đứa trẻ này.
Cũng chẳng trách được họ. Họ cũng có quá nhiều công việc để làm. Khi ấy phải làm việc với mấy gia đình kiểu “Cô phải kí cam kết là cô KHÔNG ĐƯỢC ĐẺ để dạy các cháu cho hết năm học (khi họ tóm được 1 cô dạy đúng ý họ)”, “Cô phải kí cam kết là chỉ dỗ dành, khuyên nhủ con tôi”, “Cô phải hiền với các cháu, nếu không tôi gặp hiệu trưởng”,… chẳng dễ chịu gì.
4. Vô phúc cho cô giáo nào gặp phải mấy bạn kiểu này. Có lúc kiềm chế được, có lúc không. Nếu chẳng may cô lên cơn điên, không sao kiềm chế nổi thì cô có thể hành động thiếu kiểm soát, lúc đó chính bọn trẻ lại bị ăn đòn.
5. May mắn dành cho đứa trẻ bất trị nào đó vẫn có thể học được hết cấp 1 thì lên cấp 2, 3, vấn đề đạo đức của con sẽ bộc lộ.
Ăn trộm tiền để chơi game, đánh bạn,… là các vấn đề hay gặp nhất của đám này. Thế rồi các bố mẹ hối không kịp với phong cách giáo dục “không phạt” của mình. Nếu các con không dính án tiền sự nào lúc đó là quá may mắn. Nhưng tôi không tin được rằng mấy bạn ấy sẽ có tư cách đạo đức ổn được.
TS Vũ Thu Hương từng là giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Chị cũng là người thường xuyên chia sẻ những bài viết trên trang cá nhân giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn tâm lý trẻ nhỏ hơn cũng như truyền cảm hứng cho nhiều bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con.
Theo Helino
Phụ huynh nháo nhác tìm lớp, chi tiền triệu cho con ôn vào... lớp 1
Còn gần 2 tháng nữa, năm học mới chính thức bắt đầu, nhưng thay vì vui chơi, giải trí, nhiều trẻ chuẩn bị vào lớp 1 lại đang phải học miệt mài.
Chị Nguyễn Hà Thy (Long Biên, Hà Nội) có con năm nay vào lớp 1 chia sẻ, đến thời điểm này, chị đã xác định được cho con đăng ký học trường công đúng tuyến, ngay gần nhà.
Năm học mới sẽ diễn ra vào tháng 8, nhưng ngay từ đầu tháng 5, chị Thy đã phải hỏi thăm khắp nơi, để tìm lớp học thêm tiền lớp 1 cho con. "Môi trường tiểu học khác hẳn với bậc mẫu giáo. Để con làm quen với những thứ mới như tập đọc, tập viết, tập trung học trong lớp nhiều giờ, tôi cho rằng việc học trước là cần thiết. Điều này sẽ giúp con không bị bỡ ngỡ khi vào lớp 1".
Nhiều phụ huynh cho con học tiền lớp 1 dịp hè. (Ảnh minh họa, nguồn: Vietnamnet).
Chị Thy cho biết, những ngày đầu, con trai chị khá hào hứng với việc học theo cách hoàn toàn mới. Nhưng sau dần bé có tâm lý sợ đi học, không còn hào hứng như trước nữa. Dù vậy, chị vẫn cho con tiếp tục học, mong không bị "tụt hậu" so với những trẻ khác.
Chị Hoàng Liên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Thấy ai cũng cho con đi học thêm trước khi vào lớp 1, sợ con không theo kịp các bạn, lạc lõng, nên tôi quyết định cho con đi học trước cho bằng bạn bằng bè. Ép con học sớm trong mùa hè nóng lực cũng thấy tội, nhưng thế còn hơn là để vào năm học phải vật vã".
Được biết, con gái chị Liên 6 tuổi, đã biết đọc và đếm số, nhưng chưa đọc thông viết thạo như vài bạn cùng lớp, nên ngày nào, vợ chồng chị cũng phân công lịch đưa con đi học. Hiện cháu đang được học tại nhà cô giáo mà chị biết chắc rằng sẽ dạy con năm học tới.
Nói về tiền học phí, chị Liên cho biết, mỗi tháng chị tốn khoảng 4,5 triệu đồng cho con học tiền lớp 1. Trước đó, vợ chồng chị Liên cũng đã tìm những lớp học kỹ năng mềm và phát triển tư duy, học phí mỗi khóa cũng lên đến 5 triệu đồng cho 10 buổi học.
Không chỉ tại các đô thị lớn, nhiều vùng nông thôn, phụ huynh cũng đang chạy đua cho con học trước khi vào lớp 1.
Gia đình anh Nguyễn Duy Tâm (Nam Sách, Hải Dương) có con trai năm nay bước vào lớp 1 chia sẻ: "Bé trước gia đình tôi không cho con đi học trước, khi vào năm học, các bạn đã biết đọc, biết viết hết, còn con mình vẫn ngô nghê, chậm hơn hẳn, cô giáo liên tục báo về nhà là cháu học chậm, không theo kịp các bạn. Nên đến cháu thứ 2, vợ chồng tôi đầu tư cho con đi học từ sớm".
Được biết, cả 2 vợ chồng anh Tâm đều làm công nhân tại khu công nghiệp Nam Sách, tiền học thêm của con mỗi tháng hết 5 triệu đồng, tương đương với 1 tháng lương của vợ anh. Thế nhưng, vợ chồng anh Tâm vẫn quyết tâm cho con đi học thêm bằng được.
Không cần học thêm, bố mẹ làm gì để con thích nghi với lớp 1?
Chia sẻ về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, học tiền lớp 1 mà học chữ trước thì không được phép và hoàn toàn không nên. Việc học trước hoàn toàn do phụ huynh lo lắng quá đà.
"Bên cạnh tâm lý thích khoe con, tâm lý sính bệnh thành tích của không ít phụ huynh, còn có tâm lý quá lo lắng cho con.
Các bậc cha mẹ sợ rằng con sẽ thua kém bạn bè, sẽ chán nản và thiếu tự tin. Vì thế, biết rõ ràng là nếu con có học trước thì vào con sẽ vẫn học lại từ đầu, các cha mẹ vẫn đầu tư cho con đi học.
Cũng có cha mẹ nghe người thân chia sẻ những khó khăn khi con vào lớp 1 rồi sợ hãi mà làm theo lời khuyên của người xung quanh.
Ngoài ra, có phụ huynh đã từng có con lớn đi học nhưng không học trước, bị cô giáo than phiền, kêu ca, đã hoảng sợ mà cho con thứ đi học chữ trước khi vào lớp 1 để tránh kịch bản cũ lặp lại", Ts Hương chỉ rõ.
Chuyên gia giáo dục này cho rằng, 5 năm ở bậc tiểu học, là thời gian để trẻ làm quen với việc học hành. Như vậy, việc học trước khi vào lớp 1 không những thừa mà còn có nhiều hệ lụy khác như làm cho các bé sợ học, ghét học, chán nản và phá phách. Chưa tính đến những hệ lụy khác mà trẻ sẽ gặp phải về sức khỏe khi phải học quá sớm.
Một thực tế khác là những trẻ đã biết chữ rồi khi học lại bài học cũ sẽ dễ chủ quan, chán chường và dễ rơi vào trạng thái thiếu tập trung trong học tập. Sau hơn 2 tháng biết nhiều hơn bạn thì cũng đồng thời là thiếu tập trung hơn bạn, trẻ sẽ tự hình thành thói quen không tập trung trong việc học tập. Khi đó, gặp bài mới, trẻ sẽ chóng nản, ghét học, chán học và ức chế với việc học.
TS Vũ Thu Hương cho rằng, ở độ tuổi này, thay vì nhồi nhét kiến thức cho con, các phụ huynh nên dạy con cách dần thích nghi với kỷ luật, nề nếp.
Ngoài ra, khi con gặp khó khăn về việc thích nghi với môi trường mới, cha mẹ cần thiết cho con dần làm quen bằng cách cho con qua trường tiểu học, giới thiệu về mọi thứ, cùng con đi mua đồ dùng học tập, trò chuyện cùng con về lớp 1.
Ngoài ra, cha mẹ cũng rất cần chuẩn bị trước kiến thức và tâm lý để chiến đấu cùng con ở cấp học mới.
Trong đó, việc quan trọng nhất mà cha mẹ phải lo lắng dạy con suốt 5 năm học hành đầu đời là: Dạy con biết học là nhiệm vụ của mình; Dạy con biết học là quyền lợi to lớn của con; Dạy con học tập trung; Dạy con biết tự giác học bài; Dạy con biết tự chăm lo cho bản thân khi không có cha mẹ ở bên cạnh; Dạy con biết tự ứng xử, ứng phó trong các tình huống và đặc biệt là các tình huống nguy hiểm...
Cha mẹ cũng nên tránh suy nghĩ rằng con quá bé bỏng nên làm hộ con mọi việc, như vậy sẽ chỉ làm hại con mà thôi.
Theo VOV
Giáo dục không bằng bạo lực, nhưng không thể thiếu hình phạt Gân đây, rât nhiêu hinh phat cua giao viên khi đươc đưa ra thi bi đanh gia la "sư bât lưc" cua giao duc. Ủng hộ xư phat nêu vi pham nôi quy La môt phu huynh, anh Bui Ngoc Phuc (Ha Nôi) bay to: "Nhưng vu viêc giao viên phai đưa ra quyêt đinh phat hoc sinh là điều đáng tiếc, nhưng...