Vụ nữ tử tù mua tinh trùng rồi mang thai : Có nên sửa luật?
Lợi dụng sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử phạt các tử tù, nhiều phạm nhân tìm cách mang thai để thoát án tử hình.
Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước sự việc 1 nữ phạm nhân bất ngờ được phát hiện mang thai trong thời gian giam giữ chờ ngày thi hành án tử hình.
Nữ từ tù này là Nguyễn Thị Huệ, 42 tuổi, trú huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Huệ bị bắt năm 2012, sau đó bị kết án tử hình vì hành vi mua bán ma túy.
Huệ được giam giữ tại trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh để chờ ngày thi hành án.
Tuy nhiên, tới ngày 6/1 vừa qua, trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện Nguyễn Thị Huệ có những biểu hiện khác thường. Qua kiểm tra y tế xác định Huệ đang mang thai 4 – 5 tháng tuổi.
Đáng nói, nữ tử tù này đã lên kế hoạch rất tinh vi để có thể mang thai ngay khi đang bị giam giữ.
Theo lời khai ban đầu từ Huệ, bị án này đã liên hệ và nhờ 1 nhóm phạm nhân nam đang thi hành án tại trại tạm giam công an tỉnh giúp mình có thai.
Huệ có hứa với nhóm phạm nhân này là nếu có thai sẽ trả công 50 triệu đồng.
Đến khi vụ việc được phát hiện, mới có phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng (27 tuổi, đang chấp hành án phạt 30 tháng tù về tội trộm cắp tài sản) khai nhận đã cho Huệ tinh trùng.
Cụ thể vào tháng 8/2015, Hưng đã 2 lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilon kèm bơm tiêm và để vào nơi Huệ bố trí. Lợi dụng lúc được đi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng, Huệ đã lấy tinh trùng và tự bơm vào tử cung của mình.
Nguyễn Thị Huệ trong phiên xử phúc thẩm vụ án mua bán trái phép ma túy.
Video đang HOT
Liên quan đến sự việc này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Nguyễn Huy An, Trưởng văn phòng Luật Huy An để làm rõ một số vấn đề.
Số phận Nguyễn Thị Huệ sẽ như thế nào sau khi mang thai?
Pháp luật của chúng ta hết sức nhân văn, không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai. Đối với trường hợp như Nguyễn Thị Huệ sẽ được giảm từ mức án tử hình xuống chung thân.
Trong trường hợp này, trách nhiệm của cán bộ trại giam như thế nào? Cán bộ trại giam có dấu hiệu phạm tội hình sự hay không?
Hiện nay, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ sự việc. Chúng ta chưa thể khẳng định điều gì. Sau khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra, căn cứ vào hành vi thực tế, lỗi của từng cá nhân cụ thể tôi mới có thể đưa ra quan điểm pháp lý của mình.
Tuy nhiên, 1 nữ tử tù mang thai thì có thể công tác trại giam có vấn đề. Tuỳ theo mức độ vi phạm của cán bộ trại giam (nếu có) có thể xem xét xử lý từ kỷ luật hành chính đến xem xét trách nhiệm hình sự cụ thể.
Trước Nguyễn Thị Huệ, đã có nhiều trường hợp phạm nhân mang thai không phải vì mục đích nhân đạo mà chủ ý để được giảm hình phạt, đặc biệt là thoát án tử hình. Dường như đây là kẽ hở của luật pháp mà phạm nhân nữ có thể ‘lách’ để thoát án tử?
Điều 35 Bộ luật hình sự quy định về hình phạt tử hình như sau: ‘Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử’.
Như tôi đã nói, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam hết sức nhân văn. Chúng ta không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ mang thai. Điều này không phải vì bản thân nữ tử tù, mà vì đứa trẻ họ mang trong bụng.
Thông thường, đối với tử tù, họ sẽ bị biệt giam, không được tiếp xúc với người ngoài. Tất nhiên, không có quy định nào lại cho phép tử tù được mang thai trong thời gian giam giữ.
Nếu việc quản lý phạm nhân của cơ quan chức năng tốt thì không bao giờ có chuyện nữ tử tù có thể mang thai trong thời gian bị giam giữ.
Nếu có nữ tử tù nào mang thai thì trách nhiệm thuộc về cán bộ quản lý trại giam, quản lý phạm nhân.
Trước khi có luật, các nhà làm luật đã tính toán tới điều đó và mặc định là nữ tù không thể mang thai trong thời gian bị giam giữ được.
Chính vì vậy, theo tôi luật chúng ta là đúng, là nhân văn, không nên sửa luật về vấn đề này.
Nếu có tử tù mang thai thì sai là ở người thi hành luật, phải xem xét, xử lý cán bộ trại giam có sai phạm, không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Xin cảm ơn ông!
Theo Phu nư News
Chuyện nữ tử tù mang thai và quyền của đứa trẻ
Đứa bé nếu được Huệ sinh ra dù trong hoàn cảnh "đặc biệt" cũng cần nhận được sự trân trọng, đón chào như bao đứa trẻ sinh ra trên trái đất này.
Còn nhớ 10 năm trước nữ tử tù Nguyễn Thị Oanh trong những ngày ở trại tạm giam CA tỉnh Hòa Bình chờ ra pháp trường đã gạ gẫm được nam phạm nhân Nguyễn Trường Thiên làm mình có thai và cháu Nguyễn Oanh Thiên N ra đời, nhờ đó Oanh đã thoát tội chết.
Một mối tình trong chốn lao tử. Một đứa trẻ ra đời trong âm mưu của người mẹ cùng sự tiếp tay của cán bộ quản giáo đã giúp Oanh từ cõi chết trở về và đẩy 2 cán bộ quản giáo vào vòng lao lý. Chuyện này dám chắc các cán bộ quản giáo trong các trại giam đều biết và coi đó là bài học xương máu nghề mình đang làm.
Tuy nhiên, cuộc đời không chuyện gì là không thể xảy ra. Chuyện tử tù Nguyễn Thị Oanh mang thai đã 10 năm trôi qua và giờ đây, một nữ tử tù khác cũng mang thai trong trại tạm giam CA tỉnh Quảng Ninh. Nữ tử từ này có tên Nguyễn Thị Huệ, 42 tuổi, người được cho rằng có sắc đẹp làm điên đảo cánh mày râu khi chưa rơi vào vòng lao lý. Cách cô này mang thai cũng ngồ ngộ hơn Nguyễn Thị Oanh rất nhiều.
Thứ nhất, đây không phải là mối tình trong chốn lao tử mà theo thông tin từ cơ quan chức năng, Huệ đặt vấn đề mua tinh trùng của nam phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng là người cùng trại với giá 50 triệu đồng.
Thứ hai, tháng 8-2015 Hưng đã hai lần chuyển tinh trùng của mình đựng trong túi nilon cùng bơm tiêm vào cho Huệ và khi đi vệ sinh Huệ đã dùng xi lanh bơm tinh trùng vào cổ tử cung và mang thai.
Khi thông tin này đưa ra, nhiều người cứ ngờ ngợ. Họ ngờ ngợ bởi số tiền 50 triệu kia Huệ lấy ở đâu ra mà đưa cho Hưng, chốn tử tù luôn bị kiểm soát nghiêm ngặt chứ đâu phải ở ngân hàng mà thoải mái giao dịch.
Nguyễn Thị Huệ trong phiên tòa sơ thẩm.
Điều này chỉ có thể lý giải, thứ nhất là Huệ chỉ hứa mồm với Hưng chứ chưa có giao dịch về tiền (nhưng thật khó tin vì họ không yêu nhau, đời nào Hưng chưa nhận tiền mà đã "bán" tinh trùng).
Thứ hai, bằng cách nào đó người thân của Huệ đã chuyển tiền vào cho Huệ và Huệ đưa cho Hưng. Thứ 3 (cách này dễ tin hơn cả), Huệ và Hưng cho số điện thoại của người nhà, khi người nhà thăm gặp cả hai đều nói về chuyện tiền để người nhà tiến hành trao tiền với nhau.
Nếu một trong hai cách thứ hai hoặc thứ ba xảy ra thì nhiều khả năng sẽ có thêm người dính vào vòng lao lý vì đồng phạm với Huệ và Hưng.
Người ta còn ngờ ngợ cái cách mà Huệ mang thai. Thà rằng "bơm trực tiếp" như chuyện của Nguyễn Thị Oanh thì còn dễ tin, đằng này Huệ lại làm một việc khó như lên giời là lấy tinh trùng trong túi nilon cho vào xi lanh rồi bơm vào cổ tử cung mình để mang thai.
Ông Vũ Bá Quyết, GĐ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho rằng, đến ngay cả sử dụng kỹ thuật, phương tiện y học hiện đại mà việc thụ tinh trong ống nghiệm có người làm cả chục lần cũng chưa thành công, hoặc ngay cả chuyện vợ chồng quan hệ với nhau ối lần đâu dễ mang thai. Tuy nhiên, ông Quyết cũng cho rằng, về lý thuyết chuyện Huệ mang thai vẫn có thể xảy ra với điều kiện tinh trùng còn sống và Huệ bơm vào đúng ngày rụng trứng.
Thôi, có lẽ chuyện Huệ mang thai thế nào hãy để cơ quan chức năng có kết luận cuối cùng. Còn bây giờ, theo CQCA tỉnh Quảng Ninh, dự kiến Huệ sẽ sinh vào tháng 4/2016.
Huệ đang tìm sự sống từ sinh linh trong bụng. Việc cô ta thoát được án tử hình (nếu có) thì chắc chắn sẽ có những người phải rơi vào vòng lao lý (cơ quan chức năng đã đình chỉ công tác 4 cán bộ quản giáo trại tạm giam CA tỉnh Quảng Ninh để điều tra).
Việc trước cái chết tìm thủ đoạn để sống như Huệ có lẽ cũng là diễn biến tâm lý bình thường, còn việc để xảy ra chuyện Huệ mang thai được trong chốn tử tù mới là điều bất thường.
Đứa bé nếu được Huệ sinh ra dù trong hoàn cảnh "đặc biệt" cũng cần nhận được sự trân trọng, đón chào như bao đứa trẻ sinh ra trên trái đất này. Cháu không có lỗi, có tội gì. Cháu ra đời để mẹ được sống, được nhận sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước, chỉ vậy thôi đã đầy ắp ý nghĩa rồi.
Điều 35 Bộ luật Hình sự và Nghị quyết số 32/1999 của Quốc hội đã quy định: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử... Trong trường hợp bị hình phạt tử hình, phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được chuyển thành tù chung thân.
Theo Pháp luật Xã hội
Nữ tử tù có thai "nhờ" hết chỗ biệt giam Trong tháng 8-2015, phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng 2 lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi ni-lông kèm bơm tiêm và để vào nơi tử tù Nguyễn Thị Huệ định sẵn Vụ việc được phanh phui vào ngày 6-1, khi Trại Tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện tử tù Nguyễn Thị Huệ (SN 1974; ngụ tỉnh Lạng Sơn,...