Vụ nữ sinh nghi tự tử: Đừng để mối quan hệ thầy trò mang màu sắc “thù địch”
Vụ nữ sinh An Giang nghi tự tử vì uất ức đã khiến dư luận xôn xao trong nhiều ngày qua.
Dưới góc độ tâm lý học, PGS.TS Trần Thành Nam – Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội – cho rằng, thầy cô đã thiếu nhạy cảm về kỹ năng sư phạm dẫn đến mối quan hệ thầy trò mang màu sắc “thù địch”.
Nữ sinh học lớp 10 ở An Giang phải nhập viện cấp cứu nghi do uống thuốc tự tử sau khi bị nhà trường kỷ luật. Ảnh: CTV
Cách thức xử lý của nhà trường khiến sự việc trở nên trầm trọng
Theo dõi vụ việc nữ sinh lớp 10 ở An Giang tự tử do không đồng tình với cách kỷ luật từ nhà trường, ở góc độ tâm lý học, ông đánh giá và nhìn nhận vụ việc thế nào?
- Thực tế, vụ việc này ban đầu có thể không lớn. Tuy nhiên, hành động và cách thức xử lý của nhà trường đã khiến cho sự việc trở nên trầm trọng, dẫn đến hành vi cực đoan của nữ sinh lớp 10.
Phân tích kỹ sẽ thấy, nếu nhà trường triển khai dạy học thêm hợp lý thì phải thận trọng trong việc định hướng tư tưởng cho phụ huynh và học sinh rằng mục đích của việc này là hướng đến giáo dục toàn diện.
Hơn nữa, sau việc thầy cô “bêu” tên nữ sinh trước cờ và bắt em phải nhận những hình thức kỷ luật được cho là vô lý thì đã dẫn đến hành động tự tử của nữ sinh. Ý nghĩa hành động đó là sự thể hiện cảm xúc khi bị xúc phạm và không thể chấp nhận.
PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, hành động tự tử của nữ sinh là sự phản kháng mạnh mẽ với nhà trường. (Ảnh: NVCC)
Video đang HOT
Đỉnh điểm của vụ việc là hành động tự tử cực đoan của nữ sinh. Vậy theo ông, trách nhiệm thuộc về ai?
- Để vụ việc này diễn ra lỗi là do nhà trường. Thứ nhất, việc dạy và học thêm tại trường là không đúng nguyên tắc, nhà trường hoàn toàn sai. Thứ hai là việc dọa nạt, chế giễu, “bêu tên” học sinh trước cờ đã khiến nữ sinh cảm thấy bị xúc phạm, dẫn đến hành vi cực đoan.
Tất cả những hành động của thầy cô đã khiến nữ sinh cảm thấy mất mặt và xấu hổ trước bạn bè, khiến em cảm thấy không có giá trị. Hành động tự tử của em được xem là sự phản kháng mạnh mẽ, thể hiện mình không thể chấp nhận những hành động của thầy cô.
Đặc biệt, nữ sinh không chỉ phản ứng với hình thức phê bình, kỷ luật mà còn phản ứng bởi suy nghĩ thầy cô đang dùng quyền lực ép buộc mình, vì không ép buộc được nên thầy cô tìm cách “trả thù”.
Như vậy, trong vụ việc này, bản thân thầy cô đã mắc sai lầm và thiếu nhạy cảm về kỹ năng sư phạm, khiến cho học sinh diễn giải hành vi của thầy cô theo một hướng khác mang màu sắc “thù địch”.
Vậy sau vụ việc, gia đình và nhà trường cần làm gì để tâm lý của nữ sinh ổn định và không tiếp diễn hành động cực đoan trong tương lai, thưa ông?
- Có thể thấy, tâm lý của nữ sinh hiện đang bất ổn. Vì vậy, gia đình cần nhờ chuyên gia tâm lý để có thể chia sẻ, tìm ra ý nghĩ thực sự mà nữ sinh mong muốn để phòng chống suy nghĩ tự tử tiếp theo của em, từ đó đưa ra phương hướng giải quyết vụ việc. Hơn nữa, mọi người cần chứng minh rằng có rất nhiều người, tổ chức đang quan tâm và đứng về phía em.
Về phía nhà trường, để xảy ra sự việc này, bản thân thầy cô và nhà trường đã sai. Cơ quan chính quyền địa phương cần có hình thức kỷ luật cụ thể với những người đã tạo nên tình huống này. Cần kiểm điểm người đứng đầu đến giáo viên liên quan trong trường, thậm chí chính thầy cô cũng cần trải qua những hình phạt mà mình đã áp dụng với học sinh.
Thầy cô cần đứng về lẽ phải và làm đúng giá trị đạo đức
Vụ việc này có câu chuyện ứng xử của giáo viên với học sinh, cách phê bình của giáo viên khi học sinh mắc lỗi. Vậy ông có lời khuyên nào dành cho giáo viên để tương lai không lặp lại những chuyện tương tự?
- Vụ việc này cho thấy, người đứng đầu cơ sở giáo dục cần chịu trách nhiệm khi làm sai nguyên tắc. Hiện nay, các trường hợp tổ chức dạy học thêm trong trường diễn ra theo nhiều mục đích, trong đó có việc áp đặt chỉ tiêu và lợi ích tài chính. Đây có thể coi là nguồn áp lực khiến cho nhiều thầy cô dù không muốn nhưng vẫn phải hành động và có những hành vi không phải với học sinh.
Vì vậy, thầy cô cần có chính kiến, đoàn kết, đứng về lẽ phải và làm đúng giá trị đạo đức của nhà giáo. Đặc biệt, thầy cô cần thấu hiểu, nắm bắt tâm lý học sinh để tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa thầy và trò.
Qua vụ việc này, ông có lời khuyên gì dành cho học sinh để các em có thể giải quyết các vấn đề trong trường học và cuộc sống một cách tích cực?
- Là công dân của thế kỷ 21, các em học sinh cần trau dồi và nâng cao hai kỹ năng chính. Thứ nhất là kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Cụ thể, nếu mối quan hệ giữa nhà trường và học sinh khi có khúc mắc, các em phải đưa ra nhiều giải pháp và cân nhắc lựa chọn giải pháp tốt nhất. Điều này giúp học sinh tránh được những hành vi cực đoan.
Thứ hai là kỹ năng quản lý sức khỏe và tinh thần, trong đó có quản lý cảm xúc tốt. Điều này giúp các em có thể điều khiển cảm xúc, đưa ra lựa chọn sáng suốt cho bản thân khi gặp phải cú sốc tinh thần hay ức chế về cảm xúc.
Cảm ơn ông đã chia sẻ!
Vụ nữ sinh An Giang nghi tự tử: Hy vọng thầy cô lắng nghe và thấu hiểu
Theo dõi vụ việc nữ sinh lớp 10 ở An Giang được cho là uống thuốc tự tử do không đồng tình với cách kỷ luật từ nhà trường, giáo viên và học sinh đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về cách ứng xử giữa giáo viên với học sinh khi học trò mắc lỗi.
Sau vụ việc nữ sinh ở An Giang tự tử, học sinh mong muốn thầy cô lắng nghe và thấu hiểu nhiều hơn. Ảnh minh họa: LĐO
"Em mong muốn thầy cô lắng nghe và thấu hiểu"
Đứng dưới góc độ là học sinh khi theo dõi vụ việc trên, em Lê Trà My (học sinh Trường THPT Đông Sơn 2, Thanh Hóa) mong muốn thầy cô thấu hiểu tâm lý và không áp đặt suy nghĩ lên học sinh.
"Chúng em luôn mong muốn được học tập trong môi trường công bằng, ở đó thầy cô luôn lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của học sinh. Mỗi khi chúng em vi phạm, mong thầy cô sẽ nhẹ nhàng chỉ bảo, không gay gắt, không quát mắng và đặc biệt là không nêu tên trước cờ. Vì điều đó khiến các bạn xấu hổ, ngại đối mặt với bạn bè và mọi người xung quanh" - Trà My hy vọng.
Đồng quan điểm trên, em Nguyễn Xuân Hưng (học sinh Trường THPT Đông Sơn 1, Thanh Hóa) hy vọng mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh sẽ cởi mở hơn.
"Nhiều bạn vì không phục nên cố tình vi phạm kỷ luật để chống đối thầy cô. Điều này khiến cho mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh bị xa cách, lâu dần không thể hòa hợp được. Vì vậy, em hy vọng thầy cô sẽ lắng nghe chúng em, đồng thời các bạn học sinh hãy học cách chia sẻ và nhận lỗi khi làm sai. Đặc biệt, hãy chấp hành quy định của nhà trường, chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức để tốt lên từng ngày" - Xuân Hưng chia sẻ.
Nêu quan điểm về việc xây dựng sự liên kết giữa học sinh - nhà trường - phụ huynh, chị Lê Thị Dung (quận Thanh Trì, Hà Nội) cho rằng, đây là mối quan hệ khăng khít vì lời nói, hành động của thầy cô và gia đình đều tác động rất lớn đến học sinh.
"Thầy cô là những người vô cùng quan trọng, là cá nhân tác động trực tiếp đến tri thức và cảm xúc của học sinh. Họ là những người đáng kính, giúp các con lĩnh hội kiến thức trong học tập, cũng là những "kỹ sư tâm hồn" dạy các con những điều hay lẽ phải.
Vì vậy, khi học sinh có lỗi, thầy cô nên dạy bảo và kỷ luật hợp tình hợp lý. Hơn nữa, gia đình cần có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để đưa ra biện pháp giáo dục tốt nhất. Tránh trường hợp khiến học sinh cảm thấy không phục, uất ức dẫn đến hành động tiêu cực như nữ sinh lớp 10 ở An Giang" - chị Dung nhấn mạnh.
"Phương pháp giáo dục là điều vô cùng quan trọng"
Theo dõi vụ việc trên, cô Mai Thị Ánh Nguyệt (giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) cho rằng, đây là hồi chuông thức tỉnh tất cả giáo viên, gia đình và cả xã hội: Đừng thờ ơ với con em mình.
"Phê bình học sinh là việc làm giúp các em nhận ra khuyết điểm, sửa chữa và hoàn thiện bản thân. Vì vậy, việc phê bình nên tế nhị, tránh phản tác dụng khiến học sinh chống đối, phá phách sau lưng giáo viên, thậm chí bất mãn và gây ra các hành động tiêu cực.
Hơn nữa vai trò giáo dục của nhà trường là điều vô cùng quan trọng, phương pháp giáo dục lại càng quan trọng hơn. Vì vậy, khi xử lý vi phạm, nhà trường phải vừa có lý vừa có tình, tránh để xảy ra trường hợp đáng tiếc" - cô Ánh Nguyệt chia sẻ.
Dành lời khuyên cho các bạn học sinh, cô Nga Nguyễn (giáo viên Trường THPT Đông Sơn 1, Thanh Hóa) cho rằng, các bạn học sinh nên mạnh mẽ và thẳng thắn nói lên tâm tư, suy nghĩ của chính mình. Ngoài ra, có thể tìm sự đồng cảm từ người thân, thầy cô và bạn bè để "gỡ rối".
"Các em nên chia sẻ với người mình tin tưởng để tìm nguồn động viên, đồng cảm, từ đó nhận được tư vấn và giúp đỡ. Đặc biệt, phụ huynh nên lắng nghe các con, quan tâm đến cảm xúc của con để thấu hiểu và giúp con tránh xa các tiêu cực" - cô Nga nhấn mạnh.
Vụ nữ sinh nghi tự tử vì uất ức: Cần lời xin lỗi trước toàn trường TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: "Giáo viên chủ nhiệm và Trường THPT Vĩnh Xương (An Giang) phảitrường xin lỗi nữ sinh N.T.N.Y (học sinh lớp 10A4) trước cờ, trước toàn trường như cách nhà trường xử lý, kỷ luật dẫn đến nghi việc em đã uống thuốc tự tử". Nhà trường chưa...