Vụ nổ ở Hà Đông: Nạn nhân sẽ không nhận được bồi thường thiệt hại?
Vụ nổ tại Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng con người lẫn tài sản. Tuy nhiên, theo quy định những nạn nhân bị thiệt hại không có cơ hội nhận được đền bù.
Trong ngày 20/3, cơ quan chức năng đã tiến hành thống kê thiệt hại do vụ nổ kinh hoàng chiều ngày 19/3 tại Văn Phú, Hà Đông khiến 4 người chết và hàng chục người khác bị thương. Khung cảnh tan hoang của hàng chục ngôi nhà liền kề gần với hiện trường vụ nổ khiến nhiều người dân chưa hết bàng hoàng.
Trong số hơn 140 căn hộ bị ảnh hưởng, căn hộ số 15 dãy TT9 bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Toàn bộ cửa, mái hiện trước, tưởng bị phá hủy hoàn toàn. Trong nhà gạch vữa đều ngổn ngang, cầu thang bị sập, ban công tầng 2 cũng bị phá hủy.
Các mảnh vỡ từ kim loại, kính dưới sức ép của vụ nổ văng xa hàng trăm mét, găm chi chít vào tường các căn hộ, làm hư hỏng một số thiết bị sinh hoạt, công trình công cộng. Theo thống kê có đến 95 căn hộ bị vỡ kính, rung chấn làm bung cửa, nứt tường. Đó là chưa kể nhiều gia đình bị hỏng hóc toàn bộ hệ thống đèn điện, tivi, điều hòa…
Một số cơ sở kinh doanh gần khu vực trên bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng hàng hóa có giá trị. Xe máy, ô tô của một số gia đình, người dân lao động bị cháy, bị phá hủy bởi vụ nổ kinh hoàng.
Một chủ cơ sở kinh doanh đồ gia dụng tại đây cho biết, cửa hàng là căn hộ 3 tầng của gia đình anh bị hư hỏng nghiêm trọng, trị giá tài sản bị hư hại lên đến hàng trăm triệu. Hiện, cơ quan chức năng đã thống kê thiệt hại, nhưng không biết được hỗ trợ bao nhiêu.
Vụ nổ tại Văn Phú
Theo các chuyên gia pháp lý, do Phạm Văn Cường người trực tiếp gây ra thiệt hại trên đã chết nên không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự về Tội tàng trữ vật liệu nổ theo Điều 232 BLHS.
Tương tự như vậy, về trách nhiệm dân sự cũng không có căn cứ để bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân theo Điều 623 Bộ luật dân sự và theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì người trực tiếp gây thiệt hại đã tử vong.
Trước mắt, UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Xây dựng, UBND quận Hà Đông phối hợp tổ chức mời một đơn vị kiểm định chất lượng xây dựng kiểm tra đánh giá mức độ thiệt hại của những căn hộ bị cảnh hưởng sau vụ nổ. Trên cơ sở đó có báo cáo và định hướng khắc phục. Đồng thời, sẽ giải quyết ngay mặt bằng đường thông hè thoáng, phục vụ lưu thông, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực cho người dân yên tâm sinh sống.
Liên quan đến công tác điều tra, cơ quan chức năng đã xác định một số mảnh vỡ kim loại tìm thấy tại hiện trường là vật liệu dùng chế tạo bom. Và rất có thể, vật liệu gây ra vụ nổ chính là một quả bom có sức công phá lớn.
Anh Đào Văn Thủy (SN 1971), người được anh Phạm Văn Cường (chủ cơ sở thu mua phế liệu) nhờ đưa vật liệu này đã xác nhận, vật thể cấu tạo bằng kim loại, có trọng lượng khoảng 100kg.
Video đang HOT
Điều 232: Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ quy định: 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự – Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự: Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.”
Theo Công lý
Từ vụ nổ ở Văn Phú: Biết là chết, vì sao vẫn cưa bom để kiếm sống?
Vụ nổ làm chết 4 người ở Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội hôm 19/3 được xác định nguyên nhân do nổ bom. Vậy hiện trạng bom mìn ở Việt Nam hiện giờ ra sao, và tại sao nhiều người vẫn liều mạng cưa "tử thần" đến vậy?
Mỗi năm 1.000 người chết vì bom mìn ở Việt Nam
Ngày 30/10/2015 tại Huế, Ban chỉ đạo Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng ban, đã đưa ra một con số rất đáng báo động: Kể từ sau năm 1975, Việt Nam hiện còn 800 ngàn tấn bom mìn có thể phát nổ bất kỳ lúc nào.
Hố đất sâu hơn 1 mét do vụ nổ bom ở Hà Nội gây ra hôm 19/3. (Ảnh: Thành Trung)
Lượng bom mìn nói trên tương đương với 10% bom mìn chưa nổ của toàn thế giới. Chúng rải trên phạm vi rộng tới 6,6 triệu ha, tương đương 20% diện tích lãnh thổ Việt Nam. Từ năm 1975 đến nay, ước tính có 100 ngàn người thương vong vì bom mìn sau chiến tranh, gồm 40 ngàn người chết và 60 ngàn người bị thương.
Tính trung bình sau 40 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, mỗi ngày vẫn có 2-3 người Việt chết vì bom mìn. Mỗi năm chi phí rà phá bom mìn, cứu trợ nạn nhân của bom mìn lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nhưng ước tính với tốc độ rà phá như hiện tại, Việt Nam còn phải mất hàng trăm năm nữa để dọn sạch bom mìn trên toàn bộ lãnh thổ.
Còn hơn 800 ngàn tấn bom mìn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh: VOV)
Cưa bom - Biết nguy hiểm sao vẫn làm?
Cuối năm 2013, báo cáo từ Tổ chức hành động bom mìn Đan Mạch (DDG) cho thấy hều hết người Việt đều có nhận thức thấp về hiểm họa bom mìn. Từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có thể vô thức tiếp xúc, thiếu hiểu biết về bom mìn. Tình trạng đùa nghịch, thậm chí cưa bom mìn vẫn thường xuyên diễn ra.
Dù vậy, với những người làm nghề cưa đục bom, họ luôn biết hiểm họa có thể ập tới bất cứ lúc nào. Chỉ cần gõ từ khóa "chết vì cưa bom" trên Google, ta thấy có tới 374 ngàn kết quả. Tiêu biểu là ngày 20/11/2001, tại xã Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam, anh Phạm Phước và Trần Văn Hồng cưa một quả bom napal. Quả bom phát nổ làm 5 người chết tại chỗ.
Hay như ngày 13/8/2014, ông Võ Thắng (41 tuổi, ngụ thị trấn Củng Sơn) và Nguyễn Tấn An (25 tuổi) ở Sơn Hòa, Phú Yên cưa một quả bom lấy thuốc. Quả bom phát nổ làm 2 người chết tại chỗ. Ngày 28/5/2015, ông Lê Văn Minh (52 tuổi) ở Cái Bè, Tiền Giang cưa bom lấy phế liệu. Quả bom phát nổ khiến ông Minh thiệt mạng và một phụ nữ gần đó bị thương nặng.
Trung bình mỗi ngày có 2-3 người Việt chết vì bom mìn. (Ảnh: Ban Tuyên giáo Trung ương)
Không ít những người thiệt mạng vì bom mìn ở Việt Nam lại là những người... "tự tìm đến cái chết" bằng việc cưa bom mìn lấy thuốc nổ và phế liệu. Hầu hết họ là dân nghèo, thu lượm phế liệu kiếm sống qua ngày. Còn với những chủ vựa phế liệu, họ coi việc thu mua vỏ bom làm phế liệu là nguồn lợi nhuận khổng lồ.
"Vỏ bom đặc chứ không rỗng như loại sắt thép phế liệu khác, cho vào lò nấu mẻ chỉ có lãi ròng. Hàng này càng ngày càng hiếm và đắt nên không phải ai cũng bám được", ông T "bom", chủ một vựa phế liệu ở Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An giải thích trong một lần trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong hồi năm 2007.
Khi được hỏi về nguy cơ bom mìn phát nổ trong đống phế liệu, B "sắt vụn", chủ một vựa phế liệu khác ở Diễn Hồng chỉ biết ấp úng trả lời. "Gặp những quả nào nghi còn có kíp nổ, chúng tôi phải cho nâng như nâng trứng ra tận cánh đồng trũng xa tít sau làng... Biết là nguy hiểm nhưng phải bám nghề mà kiếm tiền chứ không còn cách nào khác".
Biết là nguy hiểm, nhưng những người này vẫn cưa bom kiếm kế sinh nhai mỗi ngày. (Ảnh: Tiền Phong)
Ngoài ra, trong trường hợp hàng phế liệu là bom mìn còn chứa thuốc nổ, những người kinh doanh phế liệu hoàn toàn có thể bị phạt nặng về vi phạm quy định cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ.
Nên làm gì để không bị chết vì bom mìn?
Tài liệu từ IMAS (Tổ chức Hành động Bom mìn Quốc tế) đã đưa ra những lưu ý giúp hạn chế tối đa những thiệt hại về người do bom mìn gây ra trong thời bình, bao gồm:
- Tránh xa những nơi nghi có bom mìn: Ở Việt Nam diện tích còn nhiễm bom mìn chiếm tới 20% lãnh thổ. Với những nơi được khoanh vùng, đặt cảnh báo có bom mìn, tuyệt đối không được bước vào.
Khi phát hiện bom mìn, hãy báo cho đơn vị quân đội gần nhất tới xử lý.
- Tuyệt đối không tiếp xúc với những vật nghi là bom mìn: Với những vật nghi là bom mìn, không được chạm vào hay quăng, ném. Tuyệt đối không tự ý rà phá, đốt bom mìn.
- Khi phát hiện vật nghi là bom mìn: Lập tức báo ngay cho đơn vị quân đội gần nhất tại đó tới xử lý bom mìn. Chỉ có các lực lượng của quân đội mới có đủ kiến thức, vật dụng để di dời, rà phá bom mìn an toàn.
Theo Đai Đoan Kêt
Thông tin chính thức vụ nổ súng gây náo loạn khu phố Nhiều người đi đường, người dân trong hẻm 242, đường Bà Hom, phường 13, quận 6, hốt hoảng quăng xe tháo tháo chạy khi nghe tiếng súng nổ, và có người la lớn "có lựu đạn". Liên quan đến vụ "bắt giữ 2 đối tượng trong vụ ẩu đả, nổ nhiều phát súng ở TP.HCM", xảy ra vào 14h10 chiều 12/3 tại 1...