Vũ “nhôm” liên tục kêu “không nhớ gì” trước hàng loạt câu hỏi của tòa
Hôm nay (11/6), phiên xét xử phúc thẩm Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và 4 đồng phạm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội bước sang ngày làm việc thứ 2. Trả lời trước tòa, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) liên tục nói “không nhớ gì”.
Liên khúc lâu quá, bị cáo không nhớ
Tại toà hôm nay, HĐXX tiếp tục xem xét về quá trình thực hiện giao dịch về tài sản 129 Pasteur (TP.HCM).
Toà mời đại diện Tổng Cục IV ( Bộ Công an) để làm việc. Trước các câu hỏi của toà, vị đại diện trả lời ấp úng. Sau đó, người này được toà yêu cầu trở về vị trí, liên hệ với người có trách nhiệm để tiếp tục làm việc.
Đại diện của Tổng Cục IV tại toà hôm nay.
Với Phan Văn Anh Vũ, trước hàng loạt câu hỏi của toà, Vũ đều nói không nhớ.
Chủ toạ: 26/1/2016, Công ty CP Nova79 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như có quyết định nào cho phép Nova79 được nhượng bán tài sản không? Bị cáo không nhớ – Vũ nói.
Chủ toạ: 1/2016, hội đồng thẩm định giá đất của TP.HCM có văn bản số 28, đồng ý chứng thư thẩm định giá là hơn 294 tỷ, vì sao Nova79 đã thực hiện việc giao dịch bán tài sản cho một đơn vị khác, có đúng quy định không?
Bị cáo lâu quá không nhớ gì cả – Vũ tiếp tục nói.
Phan Văn Anh Vũ (Vĩ “nhôm”) nói không nhớ với nhiều câu hỏi được chủ toạ đưa ra.
Chủ toạ: 26/1/2016, ký hợp đồng hứa mua hứa bán số 07, đến ngày 28 chuyển tiền, Công ty CP Đầu tư Peak View chuyển trả 300 tỷ, là hợp đồng hứa nhưng đã thực hiện ngay. Hứa sẽ làm hay hứa đủ điều kiện sẽ làm?
Lâu quá bị cáo không nhớ – Vũ “nhôm” tiếp tục trả lời.
Tới vị đại diện Công ty CP Đầu tư Peak View, khi được toà hỏi về việc hứa mua rồi 2 ngày sau chuyển đủ 300 tỷ có đúng quy định, người này trả lời đúng theo quy định của hợp đồng.
Trình bày lý do kháng cáo, đại diện Công ty CP Đầu tư Peak View cho biết, nếu áp dụng phán quyết của toà sơ thẩm thì không thực hiện được theo luật đất đai.
Video đang HOT
Người này trình bày, theo Khoản 1 điều 16 Luật đất đai năm 2013, có 3 trường hợp nằm trong diện thu hồi gồm: thu hồi cho các dự án quốc phòng an ninh, ở diện tích này không có dự án; thứ 2 là người sử dụng có các vi phạm pháp luật về đất đai, công ty Peak View không có vi phạm; trường hợp 3 là người sử dụng đất tình nguyện trả lại đất…, trường hợp 3 không áp dụng.
“Công ty nhận thấy nếu theo quyết định của toà sơ thẩm thì không thực hiện được. Về mặt kinh tế, trong bản án toà sơ thẩm xác định rõ trong giao dịch này, Nhà nước thiệt hại 3,5 tỷ đồng. Công ty nhận thấy rằng chế tài thu toàn bộ tài sản để khắc phục cho 3,5 tỷ đồng là gây ra thiệt hại cho công ty hơn so với việc khắc phục cho Nhà nước” – vị đại diện nói.
2 vấn đề cần làm rõ
Tại phiên toà, thẩm phán, chủ toạ Nguyễn Vinh Quang nhận định, có 2 vấn đề cần phải làm rõ.
Thứ nhất về thẩm quyền, tư cách của người kháng cáo, có hay không có. Theo thẩm phán Nguyễn Vinh Quang, đại diện Công ty Peak View khai trước toà, 1/2018, chuyển nhượng 100% cổ phần của cho 1 công ty khác.
“Rõ ràng là 100% vốn của Công ty Peak View đã chuyển nhượng rồi, Công ty Peak View còn tư cách gì đây? Có đủ tư cách kháng cáo không?” – chủ toạ đặt câu hỏi.
Tiếp theo, việc cần làm rõ theo chủ toạ phiên toà về sự hợp lệ của giao dịch mua bán nhà đất số 129 Pasteur.
Chủ toạ đặt câu hỏi, căn cứ vào đâu mà 2 bên ký 3 ngày chuyển tiền? Khi Nova79 chưa có bằng chứng gì trong tay là sẽ nhận được quyền sử dụng đất, hội đồng thẩm định giá mới chấp nhận giá, giao dịch này có được xem xét là hợp lệ hay không hợp lệ?
Toà cho rằng cần làm rõ tư cách của người kháng cáo trong vụ việc này.
Tới phần Phan Văn Anh Vũ, chủ toạ đã phải nhắc nhở bị cáo này trước những câu trả lời của mình.
“Các bị cáo ngồi phía sau của bị cáo đang phải ngồi ở vị trí này chính vì một phần liên quan đến tài sản của bị cáo mua. Nếu làm đúng, đàng hoàng, những người này đã không bị liên luỵ.
Việc trình lên Thủ tướng có đúng với bản chất mua thực hiện nhiệm vụ của ngành hay không, ngành có quy định như thế không. Nghiệp vụ cái gì?” – chủ toạ phiên phúc thẩm gay gắt.
Tới đây, thẩm phán điều hành phiên toà đã yêu cầu 2 bị cáo Phan Hữu Tuấn và Bách đứng lên trả lời cùng với Vũ “nhôm” về những lời khai của bị cáo Vũ.
Theo đó, toà hỏi bị cáo Tuấn: Khi bị cáo ký văn bản có nói là mua để bán không? Có giao nhiệm vụ cho bị cáo Vũ làm thế không? Có tài sản nào Vũ đề nghị cho mua rồi bán không?
Không – bị cáo Tuấn trả lời.
Tiếp tục phiên toà, HĐXX hỏi Vũ “nhôm” về việc Công ty Peak View chuyển tiền có đúng để dùng vào nộp tiền mua tài sản 129 Pasteur, bị cáo Vũ trả lời không. Theo bị cáo này tiền dùng để trả vào ngân hàng.
Quá trình này đã báo cáo với bị cáo Tuấn, lúc đó bị cáo Tuấn đã nghỉ hưu. Sau khi bị toà thẩm vấn, Vũ “nhôm” nói đã báo cáo bị cáo Bách.
Tại toà, cả 2 bị cáo Tuấn và Bách đều khẳng định rằng không thấy báo cáo.
Toà tiếp tục làm rõ các thông tin liên quan đến các tài sản nhà đất khác có trong vụ án.
Theo Danviet
Cựu tướng công an có 20% vốn công ty của Vũ 'Nhôm' dù không góp
Chủ tọa khẳng định việc cựu trung tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Phan Hữu Tuấn đứng tên thành lập công ty bình phong cùng với Vũ "Nhôm" là trái Luật Doanh nghiệp.
Chiều 10/6, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm", cựu Phó trưởng phòng thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) được đưa trở lại tòa sau khi bị cách ly trong thời gian HĐXX xét hỏi một số bị cáo từng là cấp trên phụ trách trực tiếp của Vũ.
Quá trình thẩm vấn, chủ tọa lần lượt phân tích sai phạm để cho thấy một số lập luận trong đơn kháng cáo của Vũ "Nhôm" là không chính xác.
Cựu trung tướng nói bị Vũ "Nhôm" lợi dụng
Cựu trung tướng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Phan Hữu Tuấn bị tòa sơ thẩm cáo buộc cùng cấp dưới là Nguyễn Hữu Bách (cựu Cục trưởng B61 - Tổng cục Tình báo) giúp sức cho Phan Văn Anh Vũ thâu tóm đất công. Sau khi nhận 5 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, ông Tuấn đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Trả lời HĐXX, cựu trung tướng Phan Hữu Tuấn khẳng định lời khai của ông tại cơ quan điều tra và tòa sơ thẩm là đúng sự thật. Khi là Cục trưởng B61 vào năm 2009, ông chính là người tuyển Vũ làm tình báo viên.
Ông Tuấn khai đã cùng cấp dưới là Nguyễn Hữu Bách giao nhiệm vụ, chỉ đạo Vũ "Nhôm", tuy nhiên chủ tọa với tài liệu thu thập cho rằng một mình Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách Phan Văn Anh Vũ. Từ tháng 9/2015, khi ông Tuấn chuyển công tác, bị cáo Bách mới nhận hồ sơ về tình báo viên Vũ "Nhôm".
Ông Phan Hữu Tuấn (sơmi xanh cộc tay) và các bị cáo trong vụ án. Ảnh: N.H.
Trong phần xét hỏi ông Tuấn, chủ tọa Nguyễn Vinh Quang dành nhiều thời gian truy vấn về việc bị cáo này sử dụng bí danh là Hoàng Hữu Thân để đứng tên góp 20% vốn tại Công ty Bắc Nam 79 của Vũ "Nhôm", sau đó tiếp tục cùng Trưởng phòng Tình báo Công an Đà Nẵng có tên trong danh sách cổ đông Công ty Nova 79.
"Bị cáo căn cứ quy định nào để đứng tên thành lập doanh nghiệp bình phong" - chủ tọa hỏi.
Ông Phan Hữu Tuấn vừa trả lời "hoạt động tình báo rất phong phú, đa dạng" thì bị chủ tọa cắt lời. Người điều hành phiên phúc thẩm trích dẫn Pháp lệnh tình báo và quy định liên quan cho thấy hoạt động nghiệp vụ công an bắt buộc phải phù hợp pháp luật Việt Nam và nước sở tại. Luật Doanh nghiệp 2005 (sau này là 2014) đều quy định là sĩ quan công an nhân dân không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp.
Ông Tuấn thanh minh rằng việc ông đứng tên cổ đông của Bắc Nam 79 căn cứ quyết định của Cục B61. Tuy nhiên, chủ tọa không coi đây là giải thích hợp lý, đồng thời truy vấn: "Quyết định có đè được Luật Doanh nghiệp không?"
Lúc này, cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo thừa nhận việc đứng tên thành lập 2 công ty của Vũ "Nhôm" là trái luật. Ngoài ra, việc bị cáo không góp vốn 20% như trên đăng ký kinh doanh nhưng không khai báo với cơ quan quản lý cũng là một sai phạm mà trách nhiệm chính thuộc về người đại diện pháp luật Phan Văn Anh Vũ.
Hơn 2 giờ xét hỏi, ông Tuấn tỏ ra quanh co về việc Vũ "Nhôm" lợi dụng danh nghĩa bình phong để thâu tóm đất công. Cựu trung tướng tình báo ban đầu khai không biết Vũ "Nhôm" chuyển nhượng đất công nhưng khi bị truy vấn ông lại thay đổi lời khai và xin giải thích sau.
Bị cáo này thừa nhận đã không nghiên cứu các quy định pháp luật khi đề xuất cho Vũ nhận chuyển nhượng, thuê 7 bất động sản ở Đà Nẵng và TP.HCM. "Đến khi bị khởi tố và làm việc với cơ quan điều tra, tôi mới biết tất cả điều đó. Còn tình báo đều tin cán bộ. Khi có kết luận điều tra mới sững sờ. Bản thân cũng có cảm giác bị Vũ lợi dụng", ông Tuấn nói trước tòa.
HĐXX chỉ ra hàng loạt sai phạm của Vũ "Nhôm"
Quay lại từ phòng cách ly, Phan Văn Anh Vũ khẳng định vẫn giữ nguyên kháng cáo toàn bộ bản án. Bị cáo sinh năm 1975 nói toàn bộ lời khai tại tòa sơ thẩm là đúng sự thật. Vũ không hài lòng với cáo trạng quy kết.
Vũ "Nhôm" khai ông Phan Hữu Tuấn khi còn là Cục trưởng B61 đã trực tiếp phụ trách, tuyển dụng bị cáo vào ngành. Cùng thời điểm này, cơ quan tình báo xây dựng tổ chức bình phong là Công ty Bắc Nam 79 và sau đó là Nova 79.
Ngoài tên Phan Văn Anh Vũ, bị cáo có 2 tên khác là Trần Đại Vũ và Lê Văn Sáu để hoạt động nghiệp vụ. Trong những lý do nêu ra khi kêu oan, Vũ "Nhôm" khẳng định công ty luôn hoạt động đúng Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, HĐXX cấp phúc thẩm đã chỉ ra hàng loạt sai phạm mà chính bị cáo phải thừa nhận trước tòa.
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại tòa ngày 10/6. Ảnh: N.H.
Đầu tiên là việc hồ sơ đăng ký thành lập công ty chỉ có chữ ký của 2 thành viên. Tuy nhiên, sau này Công ty Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ lại gồm 3 cổ đông. Vũ thừa nhận việc này là sai và xin được giải thích tuy nhiên chủ tọa Nguyễn Vinh Quang cho biết đây là phần xét hỏi. Bị cáo sẽ có thời gian nói sâu hơn khi bước sang phần tranh luận.
Ngoài ra, Vũ cũng thừa nhận khi thành lập Công ty Bắc Nam là trái Luật Doanh nghiệp vì thời điểm đó bị cáo Phan Hữu Tuấn và lãnh đạo Phòng tình báo Công an Đà Nẵng đều nằm trong diện không được thành lập doanh nghiệp. Sau này khi thành lập Công ty Nova 79, bị cáo Tuấn và Phan Văn Anh Vũ cũng là sĩ quan công an.
Phân tích để Phan Văn Anh Vũ nhận thức được pháp luật, chủ tọa khẳng định bị cáo "có ít nhất 3 cái sai". Ngoài 2 vấn đề nêu trên, Vũ còn không kê khai trung thực với Sở Kế hoạch - Đầu tư khi ông Phan Hữu Tuấn và lãnh đạo Phòng tình báo Công an Đà Nẵng không góp vốn nhưng lại nắm giữ tỷ lệ % cổ phần nhất định.
Theo thẩm phán, chưa nói đến việc chuyển nhượng trái phép đất công sản, việc Phan Văn Anh Vũ dùng bí danh để tự chuyển nhượng cổ phần công ty cho chính mình (từ Phan Văn Anh Vũ sang Lê Văn Sáu) cũng là hành vi vi phạm pháp luật khiến giao dịch trở nên vô hiệu.
8h sáng mai, HĐXX sẽ xét hỏi đến 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành.
Theo Zing
Những hình ảnh đầu tiên của 2 cựu Thứ trưởng Bộ CA và Vũ "nhôm" tại phiên phúc thẩm Sáng nay (10/6), TAND Cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo của hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành, Trần Việt Tân cùng bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm"), Phan Hữu Tuấn (cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an), Nguyễn Hữu Bách (cựu Phó cục trưởng Cục...