Vụ nhầm lẫn “kinh điển” khi mua hàng trên Amazon
Một người đàn ông ở bang Washington D.C đặt mua hàng là HDTV trên Amazon thì lại nhận được… một khẩu súng trường tấn công. Món hàng bất đắc dĩ đang làm ông này gặp rắc rối với cảnh sát.
Món hàng bất đắt dĩ mà ông Seth Horvitz nhận được là một khẩu súng trường.
Vụ nhầm lẫn được cho là “kinh điển” này được tường thuật lại chi tiết trên tờ Washington Post sáng sớm nay. Một người đàn ông 38 tuổi tên là Seth Horvitz nhận được một gói hàng chuyển từ công ty kinh doanh thứ 3 bán hàng trên Amazon. Tuy nhiên, món hàng không phải là chiếc TV 39-inch mà ông đặt, thay vào đó là một khẩu súng trường “cực đại”. Ngay từ đầu ông này đã phát hiện chiếc hộp đựng chuyển đến không phải là hộp đựng của TV màn hình phẳng. Sau khi đuổi theo người chuyển hàng để kiêm tra xem còn món hàng nào nữa không thì trên xe chỉ có đơn hàng gửi đến bang Pennsylvania, không phải là địa chỉ nhà ông. Cuối cùng ông này quay trở và bắt đầu tò mò kiểm tra chiếc hộp bí ẩn. Khi mở hộp ra, Horvitz tá hỏa vì một khẩu súng trường 716-SIGIn dài gần 1m, nặng 3,5kg.
“Một sự nhầm lẫn tai hại, tôi không thể nghĩ có thể có sự sai sót giữa hai mặt hàng điện tử và súng trường”, Horvitz chia sẻ trên tờ DCist.
Khẩu súng dài gần 1 m và nặng 3,5kg.
Amazon không phải là hãng bán hàng trực tiếp của chiếc HDTV mà ông Horvitz đặt hàng thế nên ông này phải liên hệ trực tiếp với bên bán lẻ thứ 3 nhưng vẫn chưa có phản hồi. Amazon cũng không bình luận về trách nhiệm khi xảy ra sự nhầm lẫn trên.
Sau khi nhận được chuyến hàng là khẩu súng trường, vốn là hàng cấm sử dụng và vận chuyển tại bang Washington D.C, gia đình ông Horvitz cũng nhận được cuộc gọi từ Phòng cảnh sát Metropolitan. Cảnh sát đã cử hai nhân viên tới gặp Horvitz để kiểm tra và tịch thu khẩu súng và điều tra ai là người đã chuyển nó tới Washington D.C.
Video đang HOT
Theo VNE
SIM đẹp đến thời chọn... thoải mái?
Không thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng, nhưng SIM số đẹp cũng đang rơi vào một hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan khi cả dân buôn và nhà mạng đang trong cơn khủng hoảng.
Thị trường SIM số đẹp chìm sâu cùng sự đi xuống của sức tiêu dùng.
Được khuyến mại để... rước SIM đẹp
Câu chuyện bắt đầu từ một buổi trà dư tửu hậu khi Tùng Nguyễn, một dân buôn có số má cần một số điện thoại để làm ăn. Tiêu chí Tùng đưa ra là đẹp, rẻ, dễ nhớ và quan trọng nhất là phải... là SIM mới nguyên kit, bởi theo Tùng, SIM mua lại thường mất khước, khó làm ăn.
Tưởng dễ mà khó, chưa đầy 10 phút sau thông báo phát đi, hàng loạt báo giá SIM đã được bắn lại ngay tại bàn nhậu với đủ các thể loại từ Tam hoa, Tứ quý, Ngũ phúc hay tiến 4, tiến 5 nước mà toàn thuộc dải 10 số.
Nếu như khoảng 2 năm trở về trước, việc chơi SIM đẹp được ví như một kỳ công bởi người chơi sẽ phải "nằm vùng" tốn thời gian để săn được con số mình ưng ý thì giờ đây, các dòng SIM đẹp được dâng tới tận miệng, thậm chí kèm khuyến mãi.
Hà Lan, chủ một đầu mối SIM vừa báo giá vừa cho biết: "Anh lấy SIM tứ quý 6 đầu 093 này của em mà làm ăn là quá ổn, không dính tử, không dính thất, dãy số sinh. Mà nếu anh lấy luôn em sẽ bớt anh đôi ba triệu gọi là lại quả và tặng kèm anh một SIM tam hoa 5 cho "song kiếm hợp bích" ".
Mức giá Lan đưa ra được nhiều dân buôn đánh giá là khá hợp lý bởi so với thời điểm các năm trước, rất khó để mua được SIM tứ quý 6 dưới 30 triệu, kể cả giữa "thợ" với "thợ", vậy mà giờ giá chỉ tròm trèm 20 triệu lẻ.
Trong nhiều tình huống khác, các dải SIM 10 số dạng số đẹp tam hoa thì được các dân buôn đóng thành SIM đôi bán với giá mềm nhằm đẩy hàng nhanh. Hầu hết các dòng số dạng này đều thuộc mạng 092, 0996 hay gần đây nhất là 096 mới về Viettel cũng liên tục được phát giá khá hợp lý.
Lý giải tình trạng này, một dân buôn SIM lâu năm cho biết: "Giá SIM số giờ không còn giữ được đỉnh như ngày xưa và bản thân dân buôn SIM cũng chẳng còn coi đây là nghề kiếm sống được nữa. Bây giờ ai đang ôm hàng thì xả, đẩy ra giá hợp lý để cắt lỗ, chốt lời thôi chứ cũng không bám nghề này lâu được nữa".
Bên cạnh kênh bán SIM đẹp không chính thống của giới dân buôn, các nhà mạng cũng gia nhập cuộc chơi tăng trưởng thuê bao, lưu lượng cước khi nhận thấy thị trường viễn thông ngày một bão hoà.
Hàng loạt chương trình khuyến mại của 3 nhà mạng lớn Viettel, VinaPhone và MobiFone lần lượt tung ra từ đầu năm tới nay nhằm "đẩy hàng" SIM đẹp và giữ chân khách.
Với mỗi SIM đẹp được bán ra, người dùng sẽ phải mua theo hình thức cam kết và phải là thuê bao trả sau với những chính sách ưu đãi về lưu lượng 3G hay thậm chí là các dịch vụ chuyên nghiệp dành cho BlackBerry.
Mặc dù vậy, động thái này cũng không tạo được cú hích như mong muốn bởi hầu hết lượng SIM mà nhà mạng bán ra đều thuộc dạng... ít đẹp và chủ yếu là SIM 11 số, rất kén khách mua ngay cả khi kèm khuyến mại và là SIM tứ quý.
SIM đẹp vừa bán, vừa khuyến mại nhưng độ tiêu thụ khá thấp.
Niềm tin nào cho...SIM đẹp?
Trên thực tế, cơn bão SIM đẹp khá âm ỉ và vẫn có sức hút với người dùng Việt - vốn luôn có những niềm tin vào con số. Giữa một bối cảnh trầm lắng của thị trường tiêu dùng, việc SIM đẹp rơi vào khủng hoảng là một chuyện "tất lẽ dĩ ngẫu". Đó là bởi việc không có một hệ thống giá tham chiếu chuẩn mực khiến cho những chiếc SIM số đẹp bị dân buôn định giá ở những mức... không tưởng.
A.T, một dân buôn SIM số trầm ngâm nói: "Trước đây chủ yếu là dân kinh doanh, xây dựng là thích SIM đẹp, nhưng từ hơn 2 năm trở lại đây thì các đối tượng khách này đều toàn thuộc diện thua lỗ "ôm đầu máu" bởi sự xuống dốc của nền kinh tế. Thế nên SIM đẹp mất chỗ tiêu thụ, trong khi cơ quan chủ quản lại siết chặt quản lý. Vậy là vỡ chợ thôi".
Giữa bối cảnh khó khăn chung, nhiều số SIM đẹp đang dần được quay lại mức giá hợp lý hơn. Theo một dân buôn thì giống như đi mua nhà thời điểm này, thì mua SIM số đẹp cũng là lúc khá thích hợp.
Một số dân buôn SIM đẹp nhỏ lẻ khác thì lại tập trung vào phân khúc số vừa phải, tiếp cận những người dùng ít tiền bằng các dòng SIM đẹp 11 số cũng chỉ để mong đủ ăn sống qua mùa suy thoái.
Lê Anh, dân buôn SIM mạng Muare cho biết: "SIM đẹp ít hay đẹp nhiều phụ thuộc vào cách... quảng cáo anh ạ. Nhưng nói chung là giờ không thể bán kiểu nói thách, nói vống được vì người chơi SIM giờ cũng kỹ tính và khôn lắm rồi. Vậy nên cứ để giá vừa miếng, ai thích thì mặc cả rồi sang tên nhanh thôi".
Trước những diễn biến ngày càng siết chặt của Bộ TT&TT cùng nhà mạng về việc quản lý SIM, thẻ trả trước, SIM đẹp ngày càng tiệm cận mức hợp lý hơn là điều tất nhiên. Tuy nhiên, có lẽ cũng đến lúc cần sự minh bạch hơn trong việc phân phối SIM đẹp từ nhà mạng cũng như việc bán, đấu giá công khai các số điện thoại "khủng" để tránh thất thoát một nguồn tài nguyên vốn đem lại lợi nhuận không nhỏ.
Theo vietbao
Apple - Samsung tham dự phiên tòa lớn nhất trong lịch sử Ước tính nếu thua kiện, toàn bộ các sản phẩm dòng Galaxy của Samsung sẽ bị cấm bán vĩnh viễn tại Mỹ, gây ảnh hưởng đến 20% doanh số của hãng điện tử Hàn Quốc. Apple Inc., và Samsung Electronics Co. Ltd chuẩn bị tham dự một phiên tòa lớn nhất trong lịch sử làng công nghệ và rất có thể, phán quyết...