Vụ nhà báo Hoàng Khương: Cần xét đến lợi ích công cộng
Mặc dù vụ nhà báo Hoàng Khương bị bắt diễn ra từ đầu năm nhưng đến nay dư luận xã hội không ngớt tranh cãi. PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Phan Lợi- Trưởng đại diện miền Bắc Báo Pháp luật TP.HCM về vấn đề này.
Nhà báo Phan Lợi tại buổi hội thảo về báo chí
Là nhà báo làm việc trong tờ báo về pháp luật và là người am hiểu pháp luật, ông có suy nghĩ gì khi nghe tin Nhà báo Hoàng Khương, Báo Tuổi trẻ bị bắt?
Nhà báo Phan Lợi: Tin nhà báo Hoàng Khương bị bắt ngay đầu 2012, cụ thể là chiều ngày 2/1/2012, nhưng thông tin xử lý nhà báo Hoàng Khương đã có từ cuối tháng 11 năm 2011, khi cơ quan tiến hành các thủ tục tiền tố tụng. Không chỉ có tôi mà có rất nhiều nhà báo đã đưa sự kiện Nhà báo Hoàng Khương lên blog của mình. Tâm trạng của tôi cũng như nhiều nhà báo khác hết sức bất ngờ. Nhiều nhà báo còn coi đây như một sự chấn động trong làng báo Việt Nam giống như vụ 2 nhà báo bị bắt trong vụ PMU. Nhất là khi CA lại bắt lại tạm giam nhà báo Hoàng Khương và cách ly ngay.
Sự kiện này có khiến nhà báo chùn chân, oải sức khi làm báo mảng pháp luật không?
Những việc bắt giữ này đều căn cứ vào những vụ việc cụ thể, nội dung vụ việc cụ thể, cách thức tác nghiệp cụ thể. Trong hoạt động tác nghiệp của chúng tôi và những anh em báo pháp luật cũng có những điểm tương đồng với những nhà báo bị bắt. Dù bất ngờ nhưng khiến chúng tôi phải cẩn thận hơn rất nhiều bởi vì trong sự việc này sự đồng thuận rất ít, sự tranh luận là rất cao. Đặc biệt vì có những điểm chưa được rõ. Những nhà báo luôn được động viên xông lên trong mặt trận chống tiêu cực nhưng lại không có cơ chế bảo vệ họ. Nhất là những thế lực không muốn công khai minh bạch, sợ bị phanh phui tham nhũng thì lại rất nhiều, thậm chí nhiều người có quyền lực…
Đặt cạnh những vụ tố giác tiêu cực khác như vụ quay clip thi tốt nghiệp ở Bắc Giang. Nhiều cá nhân chống tiêu cực đều chịu sức ép bị xử lý, dọa xử lý của chính các cơ quan nhận tố giác. Ông có nhận thấy sự đơn độc của những người chống tiêu cực không?
Băn khoăn đó là rất đúng trong tinh hình hiện nay! Không chỉ những cơ quan chức năng mà ngay cả những người thân cận với những người tố giác cũng không chia sẻ, thông cảm với người tố giác. Dường như, có một bộ phận nhìn nhận việc tố giác đó là hành động điên rồ thậm chí căm thù, dè bỉu. Ví dụ vụ tố giác tiêu cực thi tốt nghiệp ở Bắc Giang nhiều người còn ghét người chống tiêu cực vì khiến họ phải thi lại, hủy kết quả…
Phải phân tích một cách rạch ròi những vụ việc quay clip, tôi nhận thấy khi phải sử dụng những biện pháp kỹ thuật này đều là biện pháp không còn cách nào khác để đưa cái xấu ra ánh sáng. Hãy để ý những cuộc chất vấn Quốc hội, những người có trách nhiệm thì đều trả lời là sẽ xử lý nghiêm khắc nhưng đều hỏi bằng chứng đâu? Cả giáo dục cũng có, chống tham nhũng cũng có… đáng lẽ họ phải tổ chức tìm ra những tiêu cực thì họ lại thách thức người tố giác là bằng chứng đâu. Điển hình như vụ Văn Giang, Bắc Giang, những người có trách nhiệm đều công bố những thông tin là an toàn tốt đẹp, khi có những bằng chứng video clip cho thấy những tuyên bố của họ là không đúng sự thật.
Tôi nghĩ rằng trong bộ máy có nhiều người ủng hộ việc làm chống tiêu cực nhưng cũng không ít người tỏ ra không vui vẻ gì với việc tiếp nhận bằng chứng tố giác. Từ việc không vui vẻ gì ấy dẫn đến việc không xử lý rốt ráo, thậm chí trả thù, cản trở là rất gần nhau. Những băn khoan này là có cơ sở.
Video đang HOT
Theo ông, việc xử lý, dọa xử lý người tố giác và vụ việc nhà báo Hoàng Khương nói riêng có tác động thế nào đến những người chống tiêu cực?
Hai vụ việc nhà báo Hoàng Khương và vụ việc quay video clip ở Bắc Giang là khác nhau. Các em quay clip là việc làm trong phạm vi hành chính và việc này cũng đang tranh cãi là có vi phạm quy chế thi hay không? Vì theo quy chế chủ yếu chống lại việc quay cóp bài, còn thiết bị mang vào không phải thiết bị quay cóp bài mà chỉ để quay tiêu cực. Giả dụ nếu các em có bị xử lý thì cũng chỉ là hành chính thôi.
Còn việc của Hoàng Khương hoàn toàn khác. Tham gia vào quá trình đưa tiền, cấu thành hành vi đưa hối lộ trong luật hình sự. Tuy nhiên, việc của Hoàng Khương cũng có nhiều tranh luận nhưng cần phải phân biệt 2 cái khác nhau nhưng dư luận xã hội hoàn toàn có quyền đòi hỏi thái độ cầu thị hơn của các cơ quan bị phản ánh tiêu cực của ngành mình. Cụ thể là Sở GD&ĐT Bắc Giang, Bộ GD&ĐT hay CSGT Tp Hồ Chí Minh, Cục CSGT cần phải có thái độ cầu thị. Mọi thái độ khác đều gây hiểu lầm trừ thái độ cầu thị. Cầu thị ở chỗ dám đình chỉ cán bộ, công khai kỷ luật cán bộ nếu có dấu hiệu hình sự mời cơ quan điều tra vào làm rõ. Nhưng thay vì làm rõ trong nội bộ lại đưa công an vào truy vấn, hỏi cái nọ cái kia … điều này khiến người khác hiểu lầm về thái độ dằn mặt, trả thù. Chỗ này tôi nghĩ chỉ có thái độ cầu thị, còn bất kỳ thái độ nào khác cũng đều gây hiểu lầm.
Có ý kiến cho rằng việc bắt Hoàng Khương là sự “phủ đầu” của cơ quan bị tố giác. Quan điểm của nhà báo về vấn đề này thế nào?
Như tôi đã trả lời, nếu không có thái độ cầu thị mà có thái độ khác thì đều rất dễ gây hiểu lầm là “dằn mặt”, trả thù, đe dọa… đối với những người có ý định tố giác. Các ngành, nhất là các ngành có quyền lực như công an càng phải cẩn thận trong cách xử lý. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Hoàng Khương, cần phải thấy rằng việc khởi tố, điều tra là có căn cứ vì hành vi là có thật, nhưng phải xem xét toàn diện khách quan vấn đề.
Như chuyện có bắt giam hay không cũng là vấn đề. Bác Hồ nói: “Trong trường hợp bắt giam cũng được, không bắt giam cũng được thì kiên quyết không bắt giam”. Vấn đề này cũng đặt câu hỏi ngành công an học tập lời dạy của Bác thế nào. Trường hợp của Hoàng Khương là cung cấp thông tin tố giác tội phạm và theo các tài liệu, Hoàng Khương luôn hợp tác cùng cơ quan điều tra.
Vụ Hoàng Khương cơ quan CSĐT Công an Thành phố Hồ Chí Minh không nên thụ lý mà nên giao cho Cơ quan điều tra của Bộ Công An vì đối tượng tố giác của Hoàng Khương chính là người do cơ quan CA TP Hồ Chí Minh quản lý nên cũng liên đới trách nhiệm rất dễ bị nghi ngờ là không khách quan. Mặt khác, Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định cơ quan điều tra phải tuyệt đối khách quan.
Vừa qua cơ quan điều tra vừa truy tố Hoàng Khương với tội danh đưa hối lộ mà khung hình phạt là 6 đến 13 năm tù. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
Tôi nghĩ đề xuất này rất nghiêm khắc. Việc của Hoàng Khương tôi đã theo dõi rất sát và tham khảo nhiều tài liệu, nếu truy tố theo khung hình phạt đó thì tội của Hoàng Khương rất nặng.
Điều đặc biệt, những nhận định trong các cáo trạng chủ yếu là các tình tiết buộc tội thiếu những thông tin gỡ tội, cụ thể là ý kiến chỉ đạo của Ban biên tập (BBT) báo Tuổi trẻ. Trong khi đó, Điều 10 Luật Tố tụng hình sự quy định cơ quan điều tra phải xác minh toàn bộ, đầy đủ. Trong cáo trạng truy tố, tôi chỉ thấy những “lát cắt” của sự việc, không có những thông tin cơ quan giao cho đề tài và có kế hoạch cho PV Hoàng Khương tìm hiểu thông tin và công bố vụ việc này.
Vấn đề quan trọng hơn nữa, tôi rất quan tâm đến việc Hoàng Khương phạm tội liên quan đến lợi ích cá nhân hay lợi ích công cộng. Trong cáo trạng ghi là vì để giải cứu xe cho em vợ. Trong khi đó BBT báo Tuổi Trẻ công bố là có kế hoạch của BBT, điều này được lý giải thế nào? Theo tôi cần bổ sung ý kiến của BBT báo Tuổi trẻ, hiện tại vẫn chưa có để làm toàn diện hơn vụ án.
Ngoài ra, cơ quan xét xử vụ này là tòa án phải có cân nhắc hết sức cẩn thận. Hình phạt đưa ra là ngăn chặn, trừng phạt hành vi nguy hiểm cho xã hội. Vậy những hành vi mang lại lợi ích công cộng cho xã hội thì sao? Tôi nghĩ cần phải làm rõ vấn đề này. Bản thân tôi cũng đã làm một khảo sát trên mạng xã hội có 81 người cho ý kiến thì có 58 người cho rằng hành vi của Hoàng Khương thực chất là tố giác tội phạm là mang lại lợi ích cho xã hội. Tôi nghĩ có 58/81 người cho rằng hành vi này có lợi cho xã hội thì cũng đáng tham khảo.
Thêm nữa, Bộ Luật hình sự Việt Nam có quy định rất tiến bộ tại khoản 4 điều 8: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Căn cứ vào những vấn đề trên theo tôi có thể áp dụng điều 25 Bộ luật hình sự cho Hoàng Khương để báo Tuổi Trẻ xử lý theo hình thức khác.
Rõ ràng Hoàng Khương đã thực hiện việc tố giác tội phạm. Những bài báo của Hoàng Khương chính là căn cứ để cơ quan CSĐT khởi tố vụ án tiêu cực. Mà theo điều 103 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định: “Phải bảo vệ người tố giác tội phạm”. Vậy mà Hoàng Khương vừa tố giác tội phạm thì bị bắt, vậy tại sao anh không im lặng??
Ông cũng là người đào tạo báo chí, nhất là mảng báo chí điều tra. Từ vụ việc của Hoàng Khương khiến ông rút ra và chia sẻ những kinh nghiệm gì trong tác nghiệp?
Không chỉ đào tạo mà chúng tôi còn tổ chức hội thảo. Tôi thấy có mấy vấn đề anh em nội chính, điều tra vấp phải. Tôi thấy kỹ năng nhiều anh em báo chí có vấn đề. Nhận thức về quyền của mình còn chưa rõ. Nhiều người tác nghiệp chưa chính danh, giấu thân phận của mình không cần thiết hoặc dùng mối quan hệ, dùng thủ đoạn… Khi sử dụng cách đó lâu ngày thành quen coi đấy là con đường.
Về hành lang pháp lý cho nhà báo chưa rõ ràng chặt chẽ, chỉ dùng quy định động viên nhà báo “xông vào” nơi nguy hiểm còn “áo giáp” cho họ thì chưa có gì rõ. Như trường hợp cản trở nhà báo tác nghiệp đã có chế tài Nghị định 02/ 2011/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản nhưng đã xử lý được nhiều đâu ngoài trường hợp ở Đắc Lắc phạt 5 triệu đồng. Trong khi đó trên báo đầy những vụ cản trở tác nghiệp, hành hung nhà báo.
Ngoài ra, để xông pha chỗ nguy hiểm nhà báo phải có “khiên đỡ” cho họ khi gặp sai sót. Ở nước ngoài, nếu nhà báo tường thuật lại thông tin trung thực của một quan chức, nếu thông tin sai, quan chức đó chịu. Ở Việt Nam thì nhà báo chịu. Hay như những vụ “dính” pháp luật như Hoàng Khương thì có quyền miễn trừ vì lợi ích công. Việt Nam trong điều 103 Bộ Luật tố tụng quy định bảo vệ người tố giác tội phạm nhưng khi tố giác tội phạm lại bị bắt…
Theo Infonet
Báo Tuổi Trẻ trả lời về vụ bắt nhà báo Hoàng Khương
Luật sư Phan Trung Hoài (trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài) tham gia bảo vệ quyền lợi cho nguyên phóng viên Hoàng Khương
Liên quan đến Công an TP HCM vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nhà riêng ông Hoàng Khương - nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ về tội "đưa hối lộ", chiều 4/1, phóng viên VOV Online đã liên hệ với nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký báo Tuổi Trẻ để biết thêm thông tin về vụ việc này.
Nhà báo Xuân Trung cho biết, hiện cơ quan Công an đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận chính thức, thì báo Tuổi Trẻ cũng chưa đưa ra được thông tin gì hơn ngoài những thông tin đã đăng trên báo chí. Báo Tuổi Trẻ cũng mong vụ việc được cơ quan công an sớm làm sáng tỏ, xử lý "đúng người, đúng tội".
Nguyên nhà báo Hoàng Khương (cầm túi)
Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài "CSGT giải cứu xe đua trái phép". "Khi cơ quan công an đặt vấn đề về loạt bài phóng viên Hoàng Khương viết có vấn đề này vấn đề kia, thì Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã đề nghị nhà báo Hoàng Khương làm bản giải trình, báo cáo về toàn bộ quy trình tác nghiệp của nhà báo"- Ông Trung nói.
Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài (trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài) tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc.
Theo báo Tuổi Trẻ, hiện ban biên tập báo cùng luật sư Phan Trung Hoài đang thực hiện các thủ tục đề nghị cơ quan điều tra, viện kiểm sát cho phóng viên Hoàng Khương được tại ngoại vì lý do hoàn cảnh gia đình và sức khỏe cá nhân.
Trước đó, BBT báo Tuổi Trẻ cũng đã tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên này.
Như tin đã đưa, chiều 2/1, Công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nhà riêng ông Hoàng Khương - nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ về tội "đưa hối lộ".
Liên quan đến sự việc này, trước đó ngày 28/11, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP HCM có văn bản gửi đến Cục Báo chí - Bộ Thông tin - truyền thông và Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương (tức nhà báo Hoàng Khương).
Lý do, ông Khương có liên quan việc Trần Anh Tuấn (bị khởi tố về hành vi môi giới hối lộ) đưa tiền cho Huỳnh Minh Đức (nguyên Thượng úy CSGT Công an quận Bình Thạnh) để được giải quyết trái quy định cho xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép./.
Theo VOV
Vụ PV Hoàng Khương bị bắt: Hội nhà báo chờ đợi... "Hội Nhà báo Việt Nam rất quan tâm tới tới các thông tin trong vụ việc nhà báo Hoàng Khương và đang theo dõi sát sao...". Liên quan tới việc nhà báo Hoàng Khương công tác tại Báo Tuổi trẻ TP.HCM (Nguyễn Văn Khương - PV) bị cơ quan điều tra bắt tạm giam, chiều 3/1, Báo Giáo dục Việt Nam đã liên...