Vụ nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa bị bắt: Nhiều thiết bị dạy học không hiệu quả
Nhiều trang thiết bị phục vụ dạy học liên quan gói thầu mà cựu Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa Phạm Thị Hằng thông đồng, gây thiệt hại tài sản nhà nước, nhiều thiết bị kém hiệu quả, không còn phù hợp.
Ngày 9-8, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Thanh Hóa cho biết đã có thông báo kết quả kiểm tra, rà soát việc trang bị sử dụng thiết bị dạy học lớp 1 năm học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, sau khi các cơ quan báo chí phản ánh nhiều trang thiết bị khi cấp về trường học đã có hiện tượng hư hỏng, kém hiệu quả.
Bà Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa
Đáng nói, những trang thiết bị này có liên quan tới các gói thầu mà bà Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa , đã thông đồng với Công ty CP thẩm định giá BTC Value và nhà thầu là Công ty CP sách – Thiết bị trường học Thanh Hóa để thực hiện nhiều hành vi vi phạm quy định của Luật Đấu thầu, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 9 người, trong đó có bà Phạm Thị Hằng hôm 16-7.
Qua kết quả kiểm tra, rà soát cho thấy, thiết bị dạy học lớp 1 (năm học 2020-2021) của các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được cấp thành 2 đợt (đợt 1 vào tháng 6-2020 cho 169 trường, đợt 2 cấp vào tháng 12-2020 cho 512 trường).
Theo báo cáo, các thiết bị giáo dục cấp cho các trường đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật về thiết bị dạy học tối tiểu quy định tại thông tư 05/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT. Bước đầu, các thiết bị được cấp có hiệu quả đáp ứng được chương trình dạy học lớp 1 từ năm học 2020-2021.
Tuy nhiên theo phản ánh, các thiết bị có dấu hiệu hư hỏng, kém hiệu quả. Qua kiểm tra, một số máy tính khởi động chậm, quá trình sử dụng đôi khi máy bị treo, mặt khác số lượng không đủ 1 cái/lớp nên đa số giáo viên sử dụng máy tính cá nhân để dạy học.
Video đang HOT
Tivi nằm trong các gói thầu được trang bị cho nhà trường được đánh giá là quá nhỏ để lắp đặt và sử dụng trên lớp học – Ảnh Tuấn Minh
Tivi được cấp là loại tivi LG 32 inch, phần lớn các trường không sử dụng để dạy học trên lớp, bởi tại các trường được kiểm tra, cơ bản các phòng học đều đã được trang bị tivi lớn hơn từ các nguồn khác. Ngoài ra, đầu DVD, máy chiếu các trường ít sử dụng và thời điểm kiểm tra, đa số các thiết bị này đang lưu giữ tại kho.
Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa cho rằng tại thời điểm kiểm tra là thời gian nghỉ hè nên các thiết bị cơ bản đều cất tại kho của nhà trường; một số trường chưa có nhân viên làm công tác thiết bị giáo dục mà cử giáo viên kiêm nhiệm; một số giáo viên kỹ năng sử dụng máy tính, các thiết bị điện tử còn hạn chế và một số trường không có giáo viên tin học để hỗ trợ; có trường chưa có phòng học bộ môn, kho chứa thiết bị chưa đảm bảo (như thiếu giá để thiết bị, hệ thống chống ẩm cho các thiết bị điện tử…).
Việc rà soát, tập huấn sử dụng thiết bị giáo dục của các cơ quan quản lý chưa kịp thời; việc vận hành, kết nối với các đơn vị bảo hành các thiết bị còn hạn chế.
Ngoài ra, một số thiết bị đã có khi xây dựng trường chuẩn quốc gia; bộ chữ cái số lượng không đủ để ghép tiếng, từ trong bài học; bộ sa bàn giáo dục giao thông, bộ tranh dạy học trực quan kích thước nhỏ, khó cho việc học sinh quan sát; tivi 32 inch là quá nhỏ để lắp đặt và sử dụng trên lớp học; đầu VDV, máy chiếu ít sử dụng.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 16-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa (khi bị bắt là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa) và 8 người khác, trong đó có 4 cán bộ thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, bà Hằng đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền thông đồng với Công ty CP thẩm định giá BTC Value và nhà thầu là Công ty CP sách và thiết bị trường học Thanh Hóa để nhà thầu này trúng 2 gói thầu cung cấp đồ dùng học tập giảng dạy lớp 1 năm học 2020-2021, gây thiệt hại cho nhà nước. Hai gói thầu nêu trên có tổng giá trị hơn 119 tỉ đồng.
Đến nay, vụ án vẫn đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra, làm rõ.
Sở GD-ĐT Thanh Hóa đề nghị kỷ luật vụ sửa hơn 2.000 điểm của học sinh
Theo kết quả xác minh của Phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), có 45 người tham gia sửa, xóa 2.118 đầu điểm của học sinh Trường THCS Ngư Lộc.
Như VietNamNet đã đưa tin trước đó, trong năm học 2020-2021 tại Trường THCS Ngư Lộc có hiện tượng giáo viên thực hiện việc chỉnh sửa các điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ cho học sinh trong trường.
Ngay sau đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Hâu Lộc xác minh làm rõ sự việc và báo cáo theo quy định.
Trao đổi với VietNamNet , ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho hay, ngay sau khi Sở chỉ đạo làm rõ, Phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc đã vào cuộc xác minh.
Cụ thể, qua kiểm tra sổ điểm Vnedu, vào phần "chỉnh sửa điểm", hệ thống thống kê 45 người sửa điểm với 2.118 đầu điểm được sửa, xóa. Trong đó có 1.157 điểm có thông tin "xóa" và 961 điểm có thông tin "sửa". Từ ngày 9 đến 20/5/2021 có 726 lượt sửa điểm.
Trong 1.157 điểm có thông tin "xóa", tài khoản admin Trường THCS Ngư Lộc "xoá" 1.031 lượt; giáo viên "xoá" 126 lượt.
Trong số 961 điểm có thông tin "sửa" có 125 lượt sửa điểm cuối học kỳ 2; có 206 lượt sửa điểm đánh giá giữa học kỳ 2, có 630 lượt sửa điểm đánh giá thường xuyên học kỳ 2.
Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT Hậu Lộc, lý do sửa, xoá điểm là do quá trình thực hiện kế hoạch môn học trong cả kỳ học, số lần kiểm tra thường xuyên của học sinh nhiều hơn con số điểm tối thiểu theo quy định, nên giáo viên căn cứ vào sự tiến bộ của học sinh để chọn các điểm đã được kiểm tra và đưa vào tính điểm trung bình trong học kỳ. Vì vậy, các điểm đã nhập trước đó được sửa lại bằng điểm học sinh đã đạt cuối kỳ.
Trường THCS Ngư Lộc - nơi xảy ra sự việc.
Ông Lựu cho hay, các trường hợp sửa đa phần do lỗi kỹ thuật.
"Báo cáo cũng chỉ ra một số việc nhập lại nhưng điểm số sai lệch nhau. Những điều này đều có trong biên bản của Phòng GD-ĐT Hậu Lộc. Bởi báo cáo của Phòng GD-ĐT chưa được rành mạch một số nội dung, nên Sở đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT chuyển về huyện Hậu Lộc để làm rõ thêm và xử lý vi phạm cá nhân, tập thể nếu có".
Ông Lựu cho hay, từ kết quả xác minh này, theo phân cấp quản lý, Sở GD-ĐT Thanh Hóa sẽ có văn bản yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc có hình thức kỷ luật tùy mức độ vi phạm đối với những cá nhân và tập thể có liên quan đến việc tham gia sửa, xóa 2.118 đầu điểm tại Trường THCS Ngư Lộc.
"Qua sự việc, giáo viên nào sai phải kiểm điểm thì đương nhiên, nhưng Trường THCS Ngư Lộc và Phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc phải nghiêm túc kiểm điểm lại. Bởi cũng có những giáo viên chưa được hướng dẫn, quán triệt một cách sâu sát, kỹ càng về thao tác đối với sử dụng sổ điểm điện tử. Nếu việc hướng dẫn giáo viên kỹ càng hơn thì giáo viên đỡ sai sót hơn", ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Thanh Hóa nói.
Giáo viên sửa điểm cho học sinh: 'Có thể sửa nhưng...' Theo lãnh đạo Trường THCS Ngư Lộc, một số giáo viên của trường sửa điểm cho học sinh chỉ với mục đích là sửa lại cho đúng học lực của các em. Xung quanh xôn xao vụ 27 giáo viên tại Trường THCS Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) phải làm giải trình vì sửa điểm học kỳ 2 năm học 2020 -...