Vụ ngộ độc bánh mì tại Bến Tre: Tòa tiếp tục bác đơn yêu cầu bồi thường
Trong 2 ngày 3 và 4/3, TAND TP Bến Tre tiếp tục đưa ra xét xử vụ kiện bị ngộ độc do ăn bánh mì mua tại cửa hàng Minh Tuyến (Phú Khương, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre). Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Kim Thuyên, 53 tuổi (ngụ P4, TP Bến Tre).
Đây là vụ kiện thứ 2 được đưa ra xét xử trong tổng số 22 vụ kiện tương tự khi ăn bánh mì bị ngộ độc vào năm 2013.
Bà Nguyễn Thị Biết, đại diện nguyên đơn trình bày trước tòa: Lúc 16h ngày 23/5/2013, bà Thuyên mua 1 ổ bánh mì tại tiệm Minh Tuyến. Bà ăn nửa ổ và chia cho con gái là Nguyễn Thị Thúy Linh ăn nửa ổ. Đến tối cả 2 bị đau bụng và sáng 24/5/2013 phải nhập viện tại Bệnh viện Quân y tỉnh Bến Tre. Các bác sĩ chẩn đoán ngộ độc do ăn bánh mì; phải điều trị đến ngày 28/5/2013 mới xuất viện. Bà Thuyên yêu cầu bà Võ Thị Minh Tuyến (chủ tiệm bánh mì Minh Tuyến) phải bồi thường thiệt hại gồm các khoản như: viện phí, tiền thuốc điều trị… với tổng trị giá trên 2 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, luật sư bảo vệ bị đơn, không chấp nhận yêu cầu trên. Thừa nhận việc bà Thuyên nhập viện do ngộ độc thực phẩm là có thật, nhưng theo báo cáo kết quả điều tra của Viện Vệ sinh – y tế công cộng TP HCM, thì thức ăn của các bệnh nhân bao gồm thịt heo kho, bánh mì, cá biển kho, canh rau, hủ tiếu chay, rau sống… nên lấy cơ sở nào để nói bánh mì Minh Tuyến là tác nhân gây ngộ độc.
Tranh luận tại tòa, bà Biết cho rằng việc yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm bệnh phẩm mới có căn cứ kết luận ngộ độc thực phẩm là không thỏa đáng về mặt pháp lý lẫn y học. Về mặt pháp lý, luật An toàn thực phẩm và Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm của Bộ Y tế quy định việc xác định ngộ độc thực phẩm được biểu hiện bằng những triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy… Về mặt y học, các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) đã có công văn giải thích các trường hợp ngộ độc thực phẩm không nhất thiết đều phải có xét nghiệm.
Video đang HOT
Đại diện nguyên đơn tại phiên tòa
Bà Biết cũng cho rằng, bà hoàn toàn có đủ căn cứ để chứng minh bà Thuyên bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì bởi đã có các văn bản kết luận của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Đồng thời, đây là vụ kiện liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng về an toàn thực phẩm nên đề nghị HĐXX khi xem xét giải quyết, ngoài việc áp dụng luật Dân sự, cần phải áp dụng luật An toàn thực phẩm và luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Sau một ngày nghị án, sáng 4/3, TAND TP Bến Tre tuyên bác yêu cầu bồi thường của nguyên đơn Nguyễn Thi Kim Thuyên đòi chủ cửa hàng bánh mì Minh Tuyến bồi thường thiệt hại với lý không có đủ cơ sở pháp lý chứng minh nguyên đơn đã ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Minh Tuyến dẫn đến ngộ độc.
Trước đó, ngày 9/3 TAND TP Bến Tre cũng bác yêu cầu bồi thường của nguyên đơn Nguyễn Văn Hoàng (ngụ phường 5, TP Bến Tre) đối với chủ cửa hàng Minh Tuyến do ăn bánh mì kẹp thịt bị ngộ độc. Lý do tòa bác đơn là không chứng minh nguyên đơn ăn bánh mỳ của cơ sở Minh Tuyến dẫn đến ngộ độc.
Như Dân trí đã thông tin, từ ngày 22 đến 24/5/2013, có 173 người dân bị ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh mì kẹp thịt mua từ cơ sở Minh Tuyến, trong đó có 163 người phải nhập viện điều trị.
Sau đó, thanh tra Sở Y tế tỉnh Bến Tre đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, buộc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc theo quy định, phạt hành chính cơ sở Minh Tuyến 11 triệu đồng.
Minh Giang
Theo dantri
Một văn phòng luật sư tự nguyện hỗ trợ pháp lý trong vụ kiện bánh mì
Ngày 27/2, Văn phòng luật sư Phans Law Viet Nam đã đến làm việc với Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bến Tre để nhận hỗ trợ cho 22 nguyên đơn trong vụ kiện đòi cơ sở bánh mì Minh Tuyến bồi thường thiệt hại sau sự việc ăn bánh mì bị ngộ độc.
Tại buổi làm việc, luật sư Phan Trần Tuấn Ngọc, đại diện văn phòng luật sư Phan Law Viet Nam (Trụ sở tại Hà Nội và TP HCM) cho biết: Qua theo dõi thông tin trên báo chí, vụ kiện này là vụ kiện đầu tiên và điển hình trong cả nước liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nên văn phòng của ông tự nguyện đứng ra hỗ trợ về mặt pháp lý để các nguyên đơn trên theo đuổi đến cùng các đòi hỏi chính đáng về quyền lợi mà pháp luật cho phép.
Trước đó như Dân trí đã thông tin, từ ngày 22 đến 24/5/2013, có 173 người dân bị ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh mì kẹp thịt mua từ cơ sở Minh Tuyến (số 308B, đường Đồng Khởi, phường Phú Khương, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre). Trong đó có 163 người phải nhập viện điều trị.
Sau đó, thanh tra Sở Y tế tỉnh Bến Tre đã ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, buộc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc theo quy định. Tuy nhiên, chủ cơ sở né tránh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho các nạn nhân bị ngộ độc đưa đến vụ kiện của 22 nạn nhân chịu thiệt hại nhiều nhất trong số 173 nạn nhân.
Vụ việc đã được TAND TP Bến Tre thụ lý từ tháng 10/2013, đến nay tòa đã mở trên 40 phiên hòa giải và 7 phiên tòa nhưng chủ cơ sở đều vắng mặt.
Ông Nguyễn Văn Hoàng bị tòa bác yêu cầu đòi bồi thường vì cho rằng không chứng minh được bị ngộ độc là do ăn bánh mì của cơ sở Minh Tuyến
Ngày 9/2, TAND TP Bến Tre đã đưa ra xét xử vụ kiến của nguyên đơn đầu tiền là ông Nguyễn Văn Hoàng, ngụ phường 5, TP Bến Tre. Tuy nhiên, tòa đã bác yêu cầu đòi bồi thường của ông Hoàng vì cho rằng không chứng minh được bị ngộ độc là do ăn bánh mì của cơ sở Minh Tuyến.
Dự kiến, ngày 3/3 tới, TAND TP Bến Tre sẽ đưa ra xét xử 2 vụ kiện của 2 nguyên đơn tiếp theo.
Minh Giang
Theo Dantri
Xét xử tài xế trong vụ "bé văng ra từ bụng mẹ" Sáng 14/2, TAND TP. Long Xuyên (An Giang) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Đỗ Công Vũ (sinh năm 1975, trú tại khóm Bình Đức 1, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên) về tội " Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" Theo cáo trạng, Đỗ Công Vũ là...