Vụ Navalny nghi bị đầu độc: “Chất xúc tác” thổi bùng căng thẳng Nga – phương Tây?
Những kịch bản đối đầu giữa phương Tây và Nga đang được tính đến với các cảnh báo trừng phạt, nhưng được nhận định sẽ khó leo thang thành “ngọn lửa lớn”.
Quan hệ giữa Nga và phương Tây đang căng thẳng liên quan đến vụ nhân vật chính trị đối lập Nga Alexei Navalny nghi bị đầu độc. Trong một căng thẳng mới nhất giữa Nga và các nước châu Âu liên quan đến vụ việc, Bộ Ngoại giao Anh hôm qua (7/9) đã triệu Đại sứ Nga đến để bày tỏ lo ngại về vụ ông Alexei Navalny bị nghi đầu độc.
Nhân vật chính trị đối lập Nga Alexei Navalny. Ảnh: Reuters
Ông Navalny tháng trước đã được đưa đến Đức sau khi máy bay chở nhân vật này phải hạ cánh khẩn cấp do vấn đề sức khỏe. Đức sau đó kết luận ông Navalny bị đầu độc bởi một chất độc thần kinh thuộc họ Novichok. Đây là chất kịch độc mà các nước phương Tây cho rằng chỉ có các cơ quan tình báo cấp cao của Nga mới có thể sản xuất và sở hữu.
Các nước châu Âu ngay lập tức yêu cầu Nga tiến hành điều tra vụ việc, đồng thời cân nhắc các biện pháp trừng phạt. Nga hiện vẫn tuyên bố không liên quan đến vụ việc và hối thúc các nước cần phải có đánh giá thận trọng trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào.
Video đang HOT
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và châu Âu gia tăng liên quan đến một loạt vấn đề, trong đó có cuộc khủng hoảng Belarus, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu địa chính trị về Nga Nicolai Petrov cho rằng, vụ việc mới nhất sẽ có tác động dài hạn đối với mối quan hệ giữa hai bên, đồng thời đưa ra một số kịch bản.
“Với kết luận của Đức về nhân vật đối lập này bị đầu độc và Nga phủ nhận sự liên quan cho thấy vụ việc có thể làm tình hình xấu đi trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây vốn đã rơi xuống mức rất thấp. Có khả năng sẽ có bước đi tiếp theo như loại bỏ Nga ra khỏi một tổ chức hay nhóm chính trị nào đó, áp dụng lệnh trừng phạt nhằm vào cá nhân”.
Ngay sau khi Đức tuyên bố nhân vật này bị đầu độc, có nhiều nước trong Liên minh châu Âu và cả NATO yêu cầu tiến hành điều tra cụ thể, trong đó xác định vai trò của Nga, đồng thời đề cập khả năng trừng phạt. Đức cũng đang chịu sức ép phải hủy bỏ dự án Dòng chảy phương Bắc với Nga.
Bất chấp các cảnh báo hiện nay, nhiều chuyên gia nhận định, những nước châu Âu có thể tính đến các biện pháp trừng phạt để gia tăng sức ép với Nga, nhưng sẽ khó tác động lớn đến nền kinh tế Nga. Thậm chí đối với Đức – quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ trong vấn đề này cũng khó có khả năng dừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Trong khi đó, nhiều nước thành viên EU và NATO đang đau đầu với những căng thẳng trên biển Địa Trung Hải với tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, việc thêm một điểm nóng xung đột với Nga là điều không cần thiết lúc này.
Kịch bản được tính đến nhiều nhất hiện nay đó là giống vụ đầu độc điệp viên Nga Sergei Skripal năm 2018, Đức có thể thúc đẩy Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) mở cuộc điều tra về vụ việc, nêu vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, EU và NATO. Căng thẳng nhất có thể là các nước EU sẽ áp đặt lệnh cấm vận hạn chế và trục xuất một số nhà ngoại giao của Nga./.
Đức tuyên bố sốc về chất độc thần kinh tìm thấy trong cơ thể chính trị gia đối lập Nga
Đức ngày 2.9 thông báo có bằng chứng "không thể chối cãi", rằng chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã yêu cầu phía Nga giải thích.
Người phát ngôn chính phủ Đức cho biết, kết quả xét nghiệm tại phòng thí nghiệm quân đội cho thấy dấu hiệu ông Navalny trúng chất độc thần kinh Novichok. Đây cũng là chất độc dùng để tấn công cựu điệp Nga Sergei Skripal và con gái ở Anh năm 2018.
Sau 2 tuần được điều trị ở bệnh viện Berlin, ông Navalny, 44 tuổi, hiện vẫn trong tình trạng hôn mê.
Chính phủ Đức lên án vụ đầu độc "đáng báo động" này và yêu cầu phía Nga giải thích. "Với bằng chứng này, rõ ràng Alexei Navalny là nạn nhân của một tội ác", Thủ tướng Đức Angela Merkel nói. "Có người muốn ông ấy im lặng vĩnh viễn và tôi lên án vụ đầu độc này".
"Có những câu hỏi mà đến nay chỉ chính phủ Nga mới có thể trả lời được và họ phải trả lời", bà Merkel nói thêm. Bà Merkel mô tả "đây là vụ đầu độc một trong những chính trị gia đối lập hàng đầu ở Nga".
Phương Tây ngay lập tức có phản ứng sau tuyên bố của Đức. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab yêu cầu Nga "nói sự thật" về vụ đầu độc.
Không thể chấp nhận được khi chính trị gia đối lập Nga bị đầu độc cùng một loại chất độc với vụ đầu độc cựu điệp viên Nga ở Anh năm 2018, ông Raab nói thêm.
Đức tuyên bố sẽ đưa vấn đề ra thảo luận với các đối tác ở châu Âu và liên minh NATO, để "có động thái đáp trả phù hợp".
Đại sứ Nga tại Berlin cũng sẽ bị triệu tập để nghe chính phủ Đức thông báo kết quả.
Ngoại trưởng Lithuania, Linas Linkevicius còn đưa ra cáo buộc với Nga: "Không thể mua loại chất độc này ngoài cửa hàng. Vậy ai đứng sau vụ việc? Những người chịu trách nhiệm phải đối mặt với hậu quả", ông Linkevicius nói.
Là một dạng chất độc thần kinh, Novichok sẽ khiến nạn nhân bị tê liệt và ngừng thở.
"Nguyên nhân chết vì chất độc thần kinh khá đơn giản", Tiến sĩ Lewis Nelson, chuyên gia về hóa học tại đại học y khoa New Jersey, Mỹ từng nói. "Nếu các cơ không hoạt động thì bạn không thể thở được, và nếu không thở được thì bạn sẽ chết".
Nếu nạn nhân không thiệt mạng, Novichok vẫn có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, đặc biệt là với não bộ. Novichok đặc biệt nguy hiểm ở chỗ nó được kết hợp từ hai thành phần vốn vô hại, chỉ khi trộn lẫn vào nhau mới tạo thành chất độc chết người.
Trump nói chưa có bằng chứng Navalny bị đầu độc Trump nói ông chưa thấy bằng chứng lãnh đạo đối lập Nga bị đầu độc như tuyên bố của Đức, cho biết sẽ xem xét kỹ lưỡng mọi tài liệu. "Tôi không biết chính xác chuyện gì đã xảy ra. Tôi nghĩ thật bi thảm, thật khủng khiếp, chuyện đó không nên xảy ra", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tại cuộc họp...