Vụ Mistral: Cú lừa “Cá tháng tư” ngoạn mục khiến Nga choáng váng
Nhiều tờ báo Nga đã “sập bẫy” ngày Cá tháng tư khi dẫn lại một thông tin thất thiệt rằng, Pháp sẽ bán cho EU hai tàu đổ bộ lớp Mistral mà nước này đóng cho Nga.
Tờ RT đưa tin, hôm qua (1/4), nhiều trang báo Nga và các phương tiện truyền thông quốc tế đã dẫn lại một bài viết với nội dung không có thật do trang mạng EU Observer (trụ sở tại Brussels, Bỉ) đăng tải.
Theo bài viết này, Pháp đã đồng ý bán cho Liên minh châu Âu (EU) 2 tàu Mistral đóng cho Nga.
Trong đó, tàu “Sevastopol”, hiện đang tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển gần cảng St. Nazaire (Pháp), sẽ được triển khai tới cảng Riga của Latvia ngay tháng 5 tới.
Con tàu sẽ được đặt tên mới là “Juncker”, theo tên của chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Tờ EU Observer tung tin rằng Pháp sẽ bán 2 tàu Mistral cho EU, thay vì chuyển giao cho Nga (Trong Ảnh: Tàu Sevastopol (trái) và Vladivostok tại Saint-Nazaire, Pháp ngày 23/12/2014). Ảnh: Reuters
Con tàu còn lại sẽ được đặt tên là “Mogherini”, theo tên của bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU.
Video đang HOT
Con tàu dự kiến được chuyển giao vào năm 2016 và sẽ đóng tại Lampedusa, một hòn đảo Italia- quê hương của bà Mogherini.
Hợp đồng trị giá 1,2 tỷ Euro này sẽ được tài trợ bởi Ủy ban châu Âu, Cơ quan quốc phòng châu Âu và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Tàu Juncker sẽ được vận hành bởi nhóm Benelux, với các quân nhân của Bỉ và Luxembourg, không bao gồm quân nhân Hà Lan.
Theo EU Observer, nhiệm vụ ban đầu của tàu Juncker là ngăn chặn “những hành động gây hấn” của Nga ở vùng Baltic. Tuy nhiên, con tàu sau đó sẽ được chuyển tới Luxembourg.
Còn tàu Mogherini sẽ do các thủy thủ Italia vận hành và sẽ đóng ở Lampedusa.
Ông Dmitry Peskov cho biết, Nga hy vọng Pháp sẽ thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng tàu Mistral. Ảnh: RT
Cơ quan chính sách đối ngoại của EU sau đó đã phủ nhận thông tin này và cho biết đó hoàn toàn là một trò đùa vào ngày Cá tháng tư.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, cũng đã phủ nhận thông tin này, đồng thời nói thêm rằng Moscow hy vọng Paris sẽ thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng.
Hiện tại, trên trang EU Observer đã bổ sung thêm dòng chữ in nghiêng trước nội dung bài viết: “Bài báo này là một câu chuyện đùa trong ngày Cá tháng tư. Không có lời trích dẫn hay thông tin nào trong bài này là sự thật)”.
Các trang báo của Nga cũng nhanh chóng đính chính sau khi biết thông tin trên EU Observer chỉ là một trò đùa tinh quái trong ngày Cá tháng tư.
Theo Trí Thức Trẻ
Thương vụ Mistral: Pháp thiệt hại, Trung Quốc thu lợi
Trong các bảng tổng soát quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã vượt mặt Pháp chỉ vì thương vụ Mistral bị đình đốn.
Sau khi "thương vụ Mistral" của Pháp đổ bể vì sức ép từ phía đồng minh tăng cường trừng phạt lên Nga, Trung Quốc đã "vượt mặt" Pháp, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba. Đây là kết quả từ một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tiến hành.
Nghiên cứu cho thấy nước Pháp sẽ có được vị trí thứ ba trước Trung Quốc và Đức, nếu cuối năm 2014 nước này giao hai tàu Mistral cho Nga, hoàn thành hợp đồng 1,5 tỷ USD như đã hứa vào năm 2011.
Theo báo cáo vừa được SIPRI công bố ngày 16/03 thì trong giai đoạn từ 2010-2014, Trung Quốc đã tăng 143% thị phần xuất khẩu vũ khí, trong khi tổng số lượng vũ khí chuyển giao toàn cầu khoảng thời gian này chỉ tăng 16% so với 5 năm trước đó.
Nghiên cứu của SIPRI cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang có những bước phát triển ngày càng mạnh.
Tàu Mistral Vladivostok mà Nga đặt hàng Pháp vẫn không rõ tương lai như thế nào
Hiện tại, nước này đang đầu tư sản xuất các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 và tàu khu trục hải quân. Đồng thời các vũ khí chiến đấu của Trung Quốc cũng có mặt nhiều hơn trong các cuộc xung đột trên thế giới vì giá cả rẻ hơn các nước xuất khẩu vũ khí khác.
Trong bảng xếp hạng quốc tế, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất với 31% tổng sản lượng vũ khí toàn cầu. Vị trí thứ 2 thuộc về Nga với 27%.
Năm 2011, Pháp đã đồng ý cung cấp hai tàu lớp Mistral cho Nga theo một hợp đồng trị giá 1,5 tỉ USD. Một trong hai chiếc tàu, Vladivostok, đáng lẽ phải được giao vào tháng 10-2014. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã quyết định đình chỉ việc giao tàu Mistral do cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngoài ra, nghiên cứu của SIPRI ngoài các yếu tố về hợp đồng được ký kết, sự xuất hiện của vũ khí của quốc gia đó trên các chiến trường, thì việc bàn giao kết thúc các hợp đồng đúng kỳ hạn được cho là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá.
Tiêu chuẩn này cho thấy khả năng đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng, tiềm lực sản xuất của bên bán và uy tín cũng như sự sòng phẳng trong các thương vụ mua bán. Việc Pháp bị đánh tụt hạng đứng sau Trung Quốc cho thấy uy tín của Pháp trên thị trường vũ khí cũng bị tổn thất đáng kể.
Một điều có thể khẳng định rằng với thương vụ Mistral, Pháp đã để quá nhiều yếu tố chính trị can thiệp vào các hợp đồng thương mại, và điều này là không thể chấp nhận đối với cách làm ăn quốc tế.
Ngoài việc thiệt hại kinh tế do không bàn giao tàu và phải bồi thường, tổn thất uy tín sẽ là thiệt hại mà Paris khó có thể lấy lại trong một sớm một chiều. Trong khi với tên tuổi là quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới, uy tín và doanh thu của Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn rất nhiều với những hợp đồng tương lai.
Vừa qua, Pháp cũng thất bại với hợp đồng khổng lồ cung cấp hơn 120 máy bay tiêm kích đa nhiệm Rafale với Ấn Độ. Trị giá hợp đồng này lên tới hơn 20 tỷ USD, và Pháp là người đã trúng thầu.
Tuy nhiên đến giờ chót, Ấn Độ đã thay đổi quyết định của mình và dùng số tiền này để đầu tư đẩy mạnh tiến độ dự án nghiên cứu máy bay tiêm kích thế 5 PAK-FA T50 với Nga.
Theo Đất Việt
Vì sao Nga vẫn thử nghiệm trực thăng Ka-52K? Nga tin rằng, mọi thông tin Pháp đưa ra về thương vụ tàu Mistral chỉ là &'đòn gió' và Nga vẫn tiếp tục thử nghiệm dàn vũ khí cho lớp tàu này. Hãng Sputnik dẫn nguồn tin quan sự Nga cho biết, ngày 7/3, phiên bản trực thăng Ka-52K (trang bị cho tàu Mistral) lần đầu cất cánh trong cuộc thử nghiệm kéo...