Vụ MH17: CIA có bằng chứng Nga vô tội nhưng không công bố?
Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời nhà báo kỳ cựu người Mỹ Robert Parry cho hay, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ chối cung cấp những thông tin tình báo về thảm kịch M17 chứng minh Moscow vô tội.
Sputnik dẫn lời ông Parry cho hay: “Rõ ràng, CIA không muốn công bố những thông tin mà họ cập nhật được. Tôi đã nghe thấy những thông tin tình báo cho rằng không có bằng chứng cho thấy chính phủ Nga đã cung cấp tên lửa (bị nghi đã tấn công MH17) cho ly khai. Thậm chí, không có bằng chứng nào về việc thành viên nào đó của ly khai có liên quan”.
Ông Parry cho biết, khi ông yêu cầu CIA cung cấp cho bản điều tra mới nhất, họ đã đưa cho ông bản báo cáo từ hôm 22/7, tức là chỉ 5 ngày sau khi MH17 bị rơi ở miền Đông Ukraine.
Một mảnh vỡ của MH17 tại miền Đông Ukraine.
Theo các nguồn tin đáng tin cậy của ông Parry, CIA có những thông tin tình báo mới hơn để tiến hành đánh giá về thảm kịch. Tuy nhiên, CIA khăng khăng với ông rằng không hề có thông tin nào mới.
Video đang HOT
Ông Parry nhấn mạnh: “Họ [CIA] có rất nhiều thông tin tình báo về MH17. Họ không chỉ có những hình ảnh vệ tinh. Mỹ có khả năng do thám các cuộc gọi của mọi người và nhiều thông tin khác. Họ đã đánh giá những thông tin này nhưng không muốn chia sẻ”.
Trước đó, hôm 19/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc các phương tiện truyền thông phương Tây đã cố tình phớt lờ những thông tin mà các nhà điều tra Nga ghi nhận được từ các nhân chứng, bao gồm cả thông tin cho rằng có sự hiện diện của một máy bay quân sự Ukraine tại thời điểm MH17 gặp nạn.
Dự kiến, Hội đồng An toàn Hà Lan sẽ công bố kết luận điều tra cuối cùng về MH17 vào giữa năm 2015.
Hôm 17/7, chiếc Boeing 777 mang mã hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị rơi tại khu vực đang có xung đột ở miền Đông Ukraine, khiến cả 298 người trên máy bay thiệt mạng. Ngay sau đó, Ukraine và phương Tây lên tiếng cáo buộc máy bay đã bị ly khai bắn rơi bằng tên lửa do Nga cung cấp.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh thị trường truyền thông thế giới.
Phạm Khánh (Lược dịch)
Theo Infonet
Trung Quốc bác bằng chứng của Nhật Bản về chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư
"Nếu bạn cần, tôi có thể đưa cho bạn cả trăm thậm chí cả ngàn tấm bản đồ đánh dấu rõ ràng quần đảo Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc", Kyodo News dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Ảnh: AFP
Chỉ một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Nhật Bản đăng tải một tấm bản đồ, trong đó cho thấy Bắc Kinh từng gọi tên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông bằng tiếng Nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17.3 lên tiếng bác bỏ tấm bản đồ này.
Trong cuộc họp báo hôm nay, ông Hồng Lỗi khẳng định tuyên bố của Bắc Kinh đối với quần đảo đó "không thể bị phủ nhận chỉ vì một vài người với vài tấm bản đồ", theo Kyodo News.
Trước đó, ngày 16.3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đăng tải tấm bản đồ xuất bản năm 1969, được lấy trong tập bản đồ của Chính phủ Trung Quốc. Với tấm bản đồ này, phía Nhật Bản chỉ ra rằng giới chức Trung Quốc đã gọi tên quần đảo Senkaku/Điếu Ngưtheo tên tiếng Nhật. Không những thế, Bộ Ngoại giao Nhật Bản còn cho biết trong tấm bản đồ đó, hòn đảo lớn nhất cũng được gọi tên theo tiếng Nhật là đảo Uotsuri.
Phía Nhật Bản cho rằng đó là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đã công nhận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền của Nhật Bản từ trước năm 1969. Kyodo News cũng dẫn thêm thông tin rằng năm 1969, Liên Hiệp Quốc đã công bố báo cáo cho thấy các vùng biển xung quanh quần đảo nói trên có thể giàu dầu mỏ và khí đốt.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát, tuy nhiên phía Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Nhật Bản gọi quần đảo này là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nhật Bản tung bằng chứng chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa tung ra tấm bản đồ năm 1969 của Trung Quốc trong đó quần đảo Senkaku/Điếu Ngưđược gọi theo tên tiếng Nhật, đồng thời khẳng định đây là bằng chứng cho thấy chủ quyền của Nhật tại quần đảo này, theo Kyodo News ngày 17.3. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhìn từ trên cao - Ảnh: AFP Quần đảo...