Vụ ‘mấy cái tát oan nghiệt’: Không phạm tội!
Như Pháp Luật TP.HCMđã thông tin, nghe nói bà hàng xóm nói xấu vợ “ngủ với người cùng thôn”, vợ chồng cùng hai con đã tát bà này mấy cái gây thương tật 4%.
Mấy năm sau, cả nhà bị khởi tố, truy tố, kết án. Các cơ quan tố tụng cho rằng bà hàng xóm không có khả năng tự vệ để quy kết gia đình này phạm tội cố ý gây thương tích theo điểm d khoản 1 Điều 104 BLHS.
Vụ án đang gây rất nhiều tranh cãi. Theo nhiều chuyên gia, các bị cáo bị oan vì bà hàng xóm hoàn toàn có khả năng tự vệ. Việc các bị cáo tát bà này là sai nhưng chỉ là vi phạm hành chính…
Luật sư TRẦN CAO ĐẠI KỲ QUÂN, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai:
Bà hàng xóm có khả năng tự vệ
Theo sổ tay thẩm phán của TAND Tối cao, “người ở trong tình trạng không tự vệ được” là người trong tình trạng không có hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; bị bệnh tật; đang ngủ say, đang ở trong tình thế không chống đỡ được, không thể tự bảo vệ mình…
Trong vụ án, bà Tuyết đang ở độ tuổi trung niên, sức khỏe bình thường, sự việc xảy ra giữa ban ngày, không bị đe dọa uy hiếp đến mức tê liệt ý chí… Bằng chứng là bà còn có thể đi ra ngoài gọi hàng xóm. Rõ ràng khi bị tát, bà hoàn toàn có khả năng tự vệ. Các cơ quan tố tụng suy diễn bất lợi cho gia đình ông Chân là không ổn.
Đây là vụ án xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, khi nhà ông Chân cho rằng bà Tuyết bịa đặt xúc phạm danh dự, nhân phẩm của gia đình mình trong khi bà đang chịu ơn họ vì vay mượn tiền. Việc tát bằng tay nhằm “cho chừa thói nói bậy” chứ không chủ đích gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe cho bà Tuyết.
Với các tình tiết trên và với tỉ lệ thương tật 4% của bà Tuyết, các bị cáo không phạm tội cố ý gây thương tích theo điểm d khoản 1 Điều 104 BLHS. Theo tôi, đúng ra chỉ nên xử phạt bốn người trong nhà ông Chân mỗi người 2-3 triệu đồng do xâm hại sức khỏe của người khác theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…).
Theo gia đình ông Chân, khi mời bà Tuyết vào nhà nói chuyện, cửa nhà họ vẫn mở. Ảnh: N.NGA
Luật sư NGUYỄN VĂN HỒNG, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Video đang HOT
Tát người là sai nhưng không phải tội phạm
Trước hết cần khẳng định hành vi của bốn người trong nhà ông Chân đối với bà Tuyết là sai trái nhưng sai đến đâu và đã đến mức xử lý hình sự hay chưa thì cần phải làm rõ nhiều vấn đề.
Bà Tuyết bị thương tật 4% nên chỉ có thể xử lý hình sự gia đình ông Chân khi có đủ hai điều kiện: Bản thân bà hoàn toàn không có khả năng tự vệ và có yêu cầu khởi tố (theo khoản 1 Điều 105 BLTTHS). Về tình tiết không có khả năng tự vệ, có thể hiểu là người trong tình trạng không có hoặc bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, bị bệnh tật, đang ngủ say, đang ở trong tình trạng không thể chống đỡ được… Tuy nhiên, ở đây bà Tuyết là người có đủ năng lực để chống đỡ sự tấn công bằng cách tát tai của các bị cáo, ngoài ra bà còn có thể tri hô, bỏ chạy để tránh sự tấn công không thật sự quyết liệt đó.
Gia đình ông Chân không tổ chức để đánh bà Tuyết, khi họ hỏi thì bà Tuyết chối việc nói xấu trong khi có “nhân chứng” ngồi đó đối chất nên đã gây ra sự ức chế tức thời đối với họ, dẫn đến hành vi sai trái là tát cảnh cáo bà Tuyết thay vì báo chính quyền địa phương xử lý. Hậu quả xảy ra không lớn, công an huyện đã từng ra quyết định xử phạt hành chính đối với gia đình ông Chân. Thiết nghĩ việc xử lý như vậy là đã đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Cần minh oan cho các bị cáo
Trong kết luận điều tra không có tình tiết “cổng nhà ông Chân đóng kín” nhưng trong cáo trạng lại xuất hiện tình tiết này nhằm chứng minh bà Tuyết là “người ở trong tình trạng không tự vệ được”. Trong khi đó, các bị cáo không thừa nhận đóng cổng, các nhân chứng khai không biết. Giả sử nếu có việc đóng cổng cũng không thể suy luận là bà Tuyết không có khả năng tự vệ. Mặt khác, một hàng xóm khi đi ngang nhà các bị cáo thì thấy bà Tuyết chạy từ trong nhà ra nói: “Hoan ơi, chị nói này” . Rõ ràng bà Tuyết vẫn đang bình tĩnh, không bị tê liệt ý chí chống cự và nếu cổng đóng như VKS quy kết thì làm sao bà chạy ra như vậy được.
Tháng 6-2013, công an huyện ra quyết định xử phạt hành chính bốn người nhà ông Chân. Sau khi hết thời hiệu thi hành (một năm), tháng 7-2015, công an huyện lại ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính để chuyển sang khởi tố vụ án. Điều này không đúng bởi vào thời điểm hủy quyết định xử phạt hành chính, các bị cáo được xem là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Một vụ việc chỉ đáng xử lý hành chính! Công an từng ra quyết định xử phạt hành chính nhưng không thi hành, sau đó các cơ quan tố tụng lại hình sự hóa vụ việc và đưa ra tình tiết mơ hồ để kết tội các bị cáo. Theo tôi, đây là vụ án có dấu hiệu oan, cấp phúc thẩm cần công tâm để minh oan cho các bị cáo.
Luật sư CHU VĂN HƯNG, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Kết tội không thuyết phục
Các cơ quan tố tụng áp dụng quy định phạm tội đối với “người khác không có khả năng tự vệ” để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử gia đình ông Chân là hoàn toàn không thuyết phục. Vì người ở trong tình trạng không thể tự vệ được là người bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hoặc do những điều kiện khách quan khác đem lại như đang bị thương nặng, bệnh nặng ngủ say, say rượu, say các chất kích thích hoặc đang bị trói, bị nhốt… Trong khi đó, theo như nội dung báo đăng tải thì bà Tuyết không phải đang trong tình trạng trên, bà không bị tàn phế hay rơi vào trạng thái không có khả năng tự vệ, do vậy áp dụng quy định “không có khả năng tự vệ” là không thỏa đáng.
Mặt khác, tôi nghĩ các cơ quan tố tụng cần làm rõ có hay không việc bà Tuyết đi nói xấu vợ ông Chân “ngủ với người trong thôn”. Nếu việc nói xấu này là có thật thì hành vi đánh bà Tuyết của gia đình ông Chân thuộc trường hợp “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Theo quan điểm của tôi, gia đình ông Chân không phạm tội. Với thương tật 4% cho nạn nhân, hành vi của họ chỉ đáng bị xử phạt hành chính.
ThS TỪ THANH THẢO, Trường ĐH Luật TP.HCM:
Xử phạt hành chính là đủ răn đe
Căn cứ vào các tình tiết định tội tại khoản 1 Điều 104 BLHS, với tỉ lệ thương tật của bà Tuyết chỉ có 4% thì điểm mấu chốt của vụ án là liệu rằng bà Tuyết có thuộc trường hợp là “không có khả năng tự vệ” hay không.
Vấn đề này có thể gây tranh cãi bởi cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chính thức thế nào là trường hợp “không có khả năng tự vệ” tại điểm d khoản 1 Điều 104 BLHS. Chẳng hạn có thể có ý kiến cho rằng việc xác định khả năng tự vệ của một người phải đặt trong bối cảnh xảy ra vụ việc, việc bà Tuyết bị vây quanh bởi bốn thành viên trong một nhà (hai nam, hai nữ khỏe mạnh) thì có thể giả thuyết rằng bà Tuyết trong hoàn cảnh đó là người không có khả năng tự vệ vì sợ hãi, tê liệt ý chí chống cự…
Tuy nhiên, theo tôi, với các tình tiết và tính chất vụ việc này thì hoàn toàn không đến mức nghiêm trọng mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự gia đình ông Chân. Cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương chỉ nên áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với gia đình ông Chân là đủ để giáo dục, răn đe.
Vì mấy cái tát, cả nhà bị kết án Sáng một ngày tháng 10-2012, sau khi nghe thông tin bà Đoàn Thị Tuyết nói vợ mình “ngủ với người cùng thôn”, ông Trịnh Văn Chân liền mời bà Tuyết qua nhà ông nói chuyện cho rõ. Tại phòng khách, ông Chân nói: “Tôi gọi dì sang đây không phải vì chuyện nợ nần (trước đó gia đình ông từng cho bà Tuyết mượn tiền – PV). Tại sao dì nói vợ tôi đi ngủ với người cùng thôn?”. Bà Tuyết chối. Ngồi cạnh, cháu ông Chân lên tiếng: “Chính bà nói như thế!”. Trong lúc lời qua tiếng lại, con trai và con gái ông Chân tát bà Tuyết vài cái. Ông Chân tiếp thêm: “Tát cho phù mỏ nó ra, cho chừa thói nói bậy!”, rồi vợ chồng ông cũng tát làm bà Tuyết bị bầm tím mặt, chảy máu. Lúc đó, một hàng xóm đi ngang nhà ông Chân thấy bà Tuyết chạy từ trong nhà ra nói: “Hoan ơi, chị nói này”. Bà Tuyết chưa kịp nói gì thì vợ và con gái ông Chân đã chạy ra bảo: “Không có gì đâu cô”. Một hàng xóm khác sau khi nghe bà Hoan kể chuyện đã đi trình báo công an. Theo giám định, bà Tuyết bị thương tật 4%. Tháng 6-2013, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) ra quyết định xử phạt hành chính gia đình ông Chân về hành vi đánh người nhưng không tống đạt. Tháng 7-2015, công an huyện ra quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính, sau đó ra quyết định khởi tố gia đình ông Chân về tội cố ý gây thương tích. Tháng 10-2015, VKS huyện ra cáo trạng truy tố cả nhà ông Chân về tội này… Tháng 8-2016, TAND huyện đưa vụ án ra xử sơ thẩm, phạt ông Chân và con trai mỗi người sáu tháng tù treo, người vợ và con gái mỗi người sáu tháng cải tạo không giam giữ, buộc bốn bị cáo liên đới bồi thường cho bà Tuyết 12 triệu đồng. Hiện gia đình ông Chân đã kháng cáo kêu oan.
NGÂN NGA – LỆ TRINH ghi
Theo PLO
Vụ thuê người chặt tay, chân: 'Không khởi tố là bỏ lọt tội phạm'
Nếu cho rằng hành vi của LTN là hành vi có dấu hiệu của tội lừa đảo tài sản nhưng mục đích chưa thành để không khởi tố thì chưa đúng quy định của BLHS.
Theo Điều 18 BLHS 1999 thì mọi hành vi phạm tội chưa đạt đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở đây LTN đã có hành vi gian dối để chiếm đoạt 3,5 tỉ đồng nhưng chưa chiếm đoạt được thì phải coi hành vi này đã đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chứ không phải là chưa cấu thành tội phạm hay mới ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
Theo quy định tại Điều 17 BLHS 1999 thì "chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm". Ở đây N. đã thực hiện một trong những hành vi khách quan của cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa chiếm đoạt được sao gọi là chuẩn bị phạm tội. Hơn nữa, nếu có chuẩn bị phạm tội lừa đảo (để chiếm đoạt 3,5 tỉ đồng) thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Số tiền mà N. định chiếm đoạt được coi là đặc biệt lớn, thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 139 BLHS 1999, là tội đặc biệt nghiêm trọng, có khung hình phạt từ 12 năm đến tù chung thân. Khi xét xử, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì tòa án có thể áp dụng hình phạt thấp hơn 12 năm tù nhưng không được dưới bảy năm tù. Tuy nhiên, đối với trường hợp phạm tội của N. còn có nhiều tình tiết tăng nặng là dùng thủ đoạn xảo quyệt và tái phạm...
Cho dù hiện nay N. đã bị cụt một chân và một tay nhưng không vì thế mà không truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự. Việc xử hình sự đối với N. còn là bài học cho nhiều người khác, hãy đừng vì lợi ích vật chất mà hủy hoại cơ thể, đánh lừa người khác.
Lý do mà Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội không khởi tố vụ án hình sự đối với N. là không thuyết phục, nếu không muốn nói là trái pháp luật và bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng!
Tương tự, đối với DVD, người được N. thuê chặt tay, chân N. để lấy 50 triệu đồng, cũng có tội. Đây là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội với động cơ rất xấu là "gây thương tích thuê", cho dù người mà D. gây thương tích chính là người đã thuê D. Việc giám định tỉ lệ thương tật đối với N. là quy định bắt buộc của pháp luật tố tụng nhưng chỉ căn cứ vào thương tích của N. cũng có thể xác định được ít nhất là 50%-60%. Và như vậy hành vi cố ý gây thương tích của D. thuộc khoản 3 Điều 104 BLHS 1999, có khung hình phạt 5-15 năm tù, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác có nhất thiết phải cần trái ý muốn của người bị hại đâu. Vậy trường hợp một người bị bệnh hiểm nghèo nhờ người khác tiêm cho mình một liều thuốc độc thì sao? Chẳng lẽ nói người tiêm thuốc độc cho nạn nhân không phải tội giết người!?
Ngoài ra, việc đi giám định đâu có phụ thuộc vào ý chí của người bị hại mà cơ quan tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người bị hại phải đi giám định. Nếu họ từ chối tức là họ đã không chấp hành yêu cầu của cơ quan tố tụng và có thể bị truy cứu về tội từ chối cung cấp tài liệu theo Điều 308 BLHS.
Việc N. không yêu cầu xử lý nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS thì được, không nói gì, còn ở đây thuộc khoản 3 Điều 104 thì việc N. có yêu cầu hay không không phải là căn cứ để có khởi tố D. hay không!
Đó là chưa nói trước khi D. có hành vi chặt tay, chân của N., N. đã nói rõ mục đích cho D. biết về việc chặt cụt chân, tay để được hưởng bảo hiểm. Vì vậy, hành vi của D. còn có dấu hiệu đồng phạm với N. về tội lừa đảo.
ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao
Theo PLO
Bị đánh tét đầu nhưng công an không khởi tố Công an xã có mời người đánh về làm việc, có thu giữ vật chứng là ba cây sắt nhưng CQĐT cho rằng không xác định được ai đánh, đánh bằng hung khí gì. Ông Nguyễn Việt Hùng, ngụ xã Long Hiệp, Bến Lức, Long An trình bày ông là nạn nhân của vụ cố ý gây thương tích nhưng cơ quan tố...