Vụ “mang xác chết đi bắt đền”: Gia đình nạn nhân xin lỗi
Sau những nỗ lực, trực tiếp chỉ đạo, thuyết phục, giải thích của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam – Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau và ông Võ Hoàng Hiệp – Bí thư Huyện ủy Thới Bình, đến gần sáng 26/7, đám đông tụ tập trước trụ sở UBND huyện Thới Bình đã được giải tán.
Gia đình nạn nhân Dương Tấn Thường (28 tuổi, ngụ ấp Vàm Xáng, xã Đông Hưng B, huyện An Minh, Kiên Giang) ngay trong rạng sáng 26/7 cũng đã chở xác anh Thường về quê an táng. Trước đó, Đại tá Nguyễn Văn Tươi – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cho biết đã ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can tội “giết người” đối với 4 đối tượng trực tiếp gây ra cái chết người cùng buồng giam…
Thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an Cà Mau cho biết, cả 4 đối tượng vừa bị khởi tố đều đang là bị can (của vụ án khác mà cơ quan điều tra Công an huyện Thới Bình đang thụ lý) đang bị tạm giam chung buồng giam với Dương Tấn Thường tại Nhà tạm giữ Công an huyện Thới Bình (Cà Mau).
Đó là các tên: Bùi Chí Linh (ngụ ấp Kinh 9, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình), Bùi Văn Công, còn có tên gọi khác là Kỳ Anh (trú K.8, phường 5, TP Cà Mau), Lương Văn Cảnh và Lương Văn Giang (cùng ngụ K.3, thị trấn Thới Bình, Thới Bình).
Video đang HOT
Các đối tượng gây nên cái chết của Thường.
Theo hồ sơ vụ án, vào sáng 23/7, sau khi có các quyết định phê chuẩn của VKS cùng cấp, cơ quan điều tra Công an huyện Thới Bình đã tống đạt quyết định khởi tố, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Dương Tấn Thường vì hành vi cố ý gây thương tích (dùng búa chém và làm trọng thương anh Nguyễn Văn Phép, 22 tuổi, ngụ ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, Thới Bình). Sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định, Thường được áp giải về Nhà tạm giữ Công an huyện Thới Bình. Trong buồng giam mà Thường được đưa vào đang có 9 phạm nhân, trong đó có 4 bị can kể trên…
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, lợi dụng lúc cán bộ quản giáo vừa đi khỏi, nhóm phạm nhân được xem là “ma cũ” đã ra tay “làm luật” với “ma mới”, tức Dương Tấn Thường. Khi Thường phản ứng lại, ngay lập tức bị đánh “hội đồng”, gây nhiều thương tích cho Thường. Cho tới khoảng 16h30″ ngày 23/7, cán bộ quản lý Nhà tạm giữ Công an huyện Thới Bình phát hiện Thường ở tình trạng nguy kịch, liền tổ chức đưa Thường đi cấp cứu nhưng không kịp.
Nhận được tin, cho rằng cái chết của con, em mình có uẩn khúc nên nhiều người trong gia đình anh Thường phản ứng gây gắt; không chấp nhận cho cơ quan Công an cùng chính quyền, ngành chức năng tiến hành mổ tử thi để tìm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc anh Thường tử vong. Không chỉ có vậy, phía gia đình còn đòi phải xác nhận nội dung: “Dương Tấn Thường chết là do bị Công an đánh!”.
Cả đêm 23 và đến hết buổi sáng 24/7, người hiếu kỳ kéo đến ngày càng đông với đủ lời bàn tán. Phải đến 13h ngày 24/7, gia đình mới chịu chứng kiến khám nghiệm tử thi anh Thường. Tuy có kết quả giám định pháp y nhưng gia đình của Thường lại một mực đòi hỏi phải xác định nội dung “Dương Tấn Thường chết là do bị Công an huyện Thới Bình đánh!” (?).
Tất nhiên, “yêu sách” này không được đáp ứng. Thế là nhiều người thân của Thường đã tiến hành khiêng xác Thường đến trụ sở UBND huyện Thới Bình, xô cổng rào, tràn vào khuôn viên…
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam – Giám đốc Công an tỉnh cùng lãnh đạo huyện chỉ đạo lực lượng làm nhiệm vụ không để xô xát xảy ra. Và cùng với những lời lẽ thuyết phục, giải thích, chí tình, chí lý, đến chiều 25/7, đại diện cho gia đình Thường – bà Hồ Thị Trinh – mẹ của Thường đã đồng ý đưa xác Thường về quê. Bà Trinh cũng nói lời xin lỗi chính quyền về những hành động xảy ra, gây mất ANTT địa phương.
Chuyện tưởng đã tạm ổn, chẳng ngờ, chỉ vài phút sau đó, một số người thân của Thường lại đổi ý, tiếp tục khiếu nại. Và từ tối 25/7 cho đến gần sáng 26/7, đại diện cho lực lượng Công an, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục vận động, thuyết phục…; đồng thời, do biết gia đình khó khăn nên đã tăng mức hỗ trợ thêm 20 triệu đồng so với ban đầu là 30 triệu đồng. Gia đình Thường vào rạng sáng 26/7 đã chấp nhận chở xác Thường về quê an táng.
Ngoài việc ký quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Cà Mau cũng chỉ đạo Công an huyện Thới Bình rà soát lại quy trình giam giữ dẫn đến việc bị can Thường bị các bị can khác đánh chết trong buồng giam, gây bức xúc cho gia đình.
Theo CAND
Hội chứng "bắt đền" tại Cà Mau
Ngày 24.7, hàng chục người dân tại huyện Thới Bình đã đem xác của con mình đến trụ sở UBND huyện "bắt đền" chính quyền địa phương vì cho rằng người thân của mình chết trong trại tạm giam là có lỗi của chính quyền (!?). Trước đó đã xảy ra hàng loạt vụ "bắt đền" chính quyền theo cách này...
Hiện trường nhà một bác sĩ BVĐK huyện Cái Nước bị đập phá. Ảnh: N.H
Ngày 23.4, Công an (CA) huyện Thới Bình khởi tố, bắt tạm giam Phạm Tấn Thường về hành vi cố ý gây thương tích. Chiều cùng ngày, những người bị tạm giữ tại trại tạm giam huyện thông báo với quản giáo rằng Thường sắp chết. CA huyện Thới Bình chở Thường đi cấp cứu nhưng không kịp. Cho rằng cái chết của con mình không minh bạch, ngày 24.7 người thân của Thường thay vì đến nhận xác - sau khi đã mổ tử thi - lại chở thẳng lên UBND huyện, đắp chiếu, đốt nhang, thuê người đánh trống làm đám tang gây náo loạn. Xét thấy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Huyện ủy, UBND huyện và các ngành, đoàn thể đã vận động đưa gia đình 30 triệu đồng để hỗ trợ mai táng. Dù vậy, đến chiều ngày 25.7, người thân mới chịu đem xác Thường về quê chôn cất.
Trước đó (ngày 18.6) tại huyện Đầm Dơi, người dân phát hiện Phạm Minh Hiếu - người làm công cho gia đình ông Cao Văn Liền, huyện Đầm Dơi - chết trong tư thế gần như treo cổ, rủ xương. Cho rằng chủ vuông tôm có liên quan đến cái chết của Hiếu, người thân của Hiếu không chịu đem xác Hiếu về chôn, đòi để đó "bắt đền" chính quyền. CA, các ngành, đoàn thể vận động mãi (sau khi đã vận động số tiền trên 80 triệu đồng) gia đình mới chịu đem xác Hiếu về chôn tại huyện Giá Rai (Bạc Liêu). Ngày 20.6, CA tỉnh Cà Mau đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam Cao Văn Liền về hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép. Đến nay, CA tỉnh Cà Mau chưa có cơ sở để lý giải lời đồn đoán về cái chết của những người làm công là có liên quan đến ông Liền.
Cách nay hơn một năm (ngày 27.6.2011) tại huyện Cái Nước, hàng chục người mang xác cháu Dương Thu Hiền đến BVĐK huyện Năm Căn đề nghị làm rõ vì cho rằng do các bác sĩ thiếu trách nhiệm dẫn đến cái chết của em Hiền. Bệnh viện, nhà riêng các bác sĩ đều bị đập phá tan tành. 34 người gần như không có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đến việc em Hiền bị Lê Quốc Lơ vô ý gây chấn thương dẫn đến chết, phải ra tòa nhận mức án từ 1 - 7 năm về tội gây rối trật tự công cộng...
Qua các vụ "bắt đền" chính quyền ở Cà Mau cho thấy nhận thức về mặt pháp luật của người dân còn hạn chế. Những đối tượng "vô công rỗi nghề" xúi giục và "ăn theo" trong những trường hợp này nhằm đạt một mục đích nào đó. Rõ ràng, cách "bắt đền" gây mất an ninh trật tự của số ít người dân diễn ra tại Cà Mau thời gian qua rất khó chấp nhận.
Theo Lao Động
Bộ Y tế vào cuộc vụ mang quan tài đến BV bắt đền Văn phòng Bộ Y tế gửi công văn yêu cầu làm rõ vụ việc bệnh nhân chết, người nhà tổ chức bao vây Bệnh viện. Như đã đưa tin trước đó, sau 1 ngày, 2 đêm điều trị vết thương nghi rắn cắn tại bệnh viện Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (HNĐKNA), bệnh nhân Chế Hùng Cường (SN 1966, trú...