Kỳ lạ hội chứng cơ thể sưng phồng
Những vết sưng phồng không giải thích được, cảm giác đau đớn như bị tra tấn và luôn bị nôn ói. Rachel Annals (một phụ nữ người Anh) đã liên tục đối mặt với những triệu chứng này khoảng 1 hoặc 2 tuần/lần trong suốt thời thơ ấu của mình. Chỉ đến năm 15 tuổi, Rachel mới biết căn bệnh mà mình đang mang có tên là “phù mạch di truyền” (HAE).
Căn bệnh của Rachel Annals có nguồn gốc bên phía gia đình cha của bà. Rachel Annals tiết lộ: “Cha và ông nội của tôi hiếm khi bị như thế nhưng bà cố của tôi thường bị những chứng sưng phồng đáng lo ngại. Môi trên của bà sưng phồng tồi tệ”. Các triệu chứng sưng phù (hay phù nề) đặc trưng của bệnh HAE thường diễn ra ở tay, chân, mặt, họng và bụng.
Hình ảnh hội chứng phù mạch di truyền (HAE).
Chúng có thể sưng bất kỳ thời điểm nào vào thời thơ ấu hoặc sau đó trong cuộc đời và cũng rất khác nhau về tần số xuất hiện, có thể là vài năm mới bị, kéo dài vài ngày, hoặc từ 3 – 5 ngày. Hiện tượng đau vùng bụng do ruột bị sưng có thể gây tắc hoặc bán tắc ruột, gây triệu chứng như tiêu chảy và đau nghiêm trọng. Cổ họng sưng hoặc sưng mặt có thể đe dọa đến cuộc sống nếu đường thở bị tắc. Rachel nhớ lại rằng mình hay bị đau bụng suốt thời gian đi học và Rachel thường phải cắn răng chịu đựng.
“Tôi không thể thở được”
Ngày nay, ở tuổi 34, Rachel Annals giãi bày hoàn cảnh của mình: “Tôi thường xuyên nhìn thấy những nốt phát ban hình vòng nổi lên trên ngực của mình một cách thường xuyên hoặc da của tôi bị ngứa và sau đó tại nơi ngứa sẽ bị sưng rất đau. Sau đó, tôi bị một cơn đau co thắt nặng như ai đó đang xoắn tít dạ dày của mình. Bụng tôi bắt đầu sôi ùng ục, đau nhức và khi sờ vào bụng có cảm giác như nó mềm mại bất thường. Đôi khi bàn tay của tôi bị sưng phồng không thể cầm dao nĩa để ăn uống. Nỗi đau đớn căng trên da có cảm giác như da tôi bị đốt cháy.
Đầu gối và khớp hông của tôi cũng bị sưng phồng, rất khó khăn khi vận động hoặc đi lại. Một lần nọ, tôi bị sưng họng nghiêm trọng, đó là năm tôi 19 tuổi và đang là nữ sinh cao đẳng. Bệnh bắt đầu bằng chứng nhiễm trùng cổ họng. Chỉ trong vòng 3 hoặc 4 giờ, tôi hầu như không thể thở được”. HAE đã ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống của Rachel. Năm bà 17 tuổi, các bác sĩ đã bơm xteoit vào cơ thể người bệnh, chứng sưng phồng đã đỡ được phần nào nhưng tác dụng phụ là khá nguy hiểm.
Video đang HOT
Những dấu hiệu cảnh báo
Năm 2010, Rachel đã được các bác sĩ quy định áp dụng một dạng liệu pháp điều trị khác nhằm thúc đẩy nâng cao chất đạm trong máu gọi là “chất ức chế C1″. Chất ức chế C1 đã được tiêm vào tĩnh mạch của Rachel và làm ngừng ngay lập tức hiện tượng đau do sưng phồng. Các chất ức chế C1 đã nâng cao mức độ đạm máu vốn thiếu hụt ở những người mắc bệnh HAE vì một khiếm khuyết di truyền. Người mắc bệnh mỗi lần cơn đau xuất hiện lại được tiêm C1. TS. Hilary Longhurst tin rằng điều này làm tăng thêm sự căng thẳng ở những người đang đau đớn thực sự.
Rachel, người mắc hội chứng HAE.
TS. Hiary nói: “Phần lớn những người mắc bệnh HAE được điều trị bằng chất ức chế C1 tại nhà khi các đợt phát bệnh xảy ra. Họ có thể nhìn thấy những dấu hiệu cảnh báo”. Các chuyên gia về bệnh HAE và các tổ chức ủng hộ bệnh nhân nói rằng, chữa bệnh tại gia sẽ tiết kiệm tiền bạc trong một thời gian dài và giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn. Bà Ann Price đến từ Đông Sussex (Anh) là bệnh nhân đầu tiên ở Anh được chỉ định tiêm chất ức chế C1 vào thập niên 1980.
Gen HAE đã lưu truyền cho 3 người con và 2 đứa cháu ngoại của bà. Tuy nhiên, bà Ann Price nói rằng họ đã có một chất lượng sống khá tốt do áp dụng chương trình điều trị tại nhà. Ann Price nói: “Hai đứa con của tôi liên tục phát bệnh HAE khi chúng còn ở tuổi thanh thiếu niên, chúng không thể đi học hay du lịch trên thế giới hoặc tự chọn lựa nghề nghiệp của mình, rồi chúng đã được điều trị HAE tại nhà và có kết quả rất khả quan”. Người cháu gái cả của bà Ann từ khi lên 3 tuổi thì bệnh đã phát cứ mỗi 10 ngày/lần, nhưng nhờ điều trị tại nhà nên hiện nay người cháu gái này đã có cuộc sống như người bình thường.
Đối mặt với “đám mây đen”
Nhưng không phải là tất cả mọi người đều cùng tiếp cận các mức độ điều trị hoặc chuyên môn. Bà Ann Price biết có một bệnh nhân bị cắt bỏ thận chỉ vì bác sĩ đã chẩn đoán bệnh HAE nhầm. Về phía mình, bà Rachel nói: “Tôi phải chắc chắn rằng mình không bao giờ ở quá xa bệnh viện. Công việc phải linh hoạt và tôi có thể tự sắp xếp thời gian của mình. Tôi không biết mình sẽ đối phó với bệnh ra sao nếu như không có chất ức chế C1.
Nếu tôi có thể làm điều đó cho bản thân mình, tôi có thể không bị đau đớn và căng thẳng. Nó thực sự khá bực bội”. TS. Hilary Longhurst ám chỉ HAE là một “đám mây đen” khi có thời gian không có liệu pháp điều trị đặc hiệu và các gia đình sợ khi đề cập đến nó và khi phải một mình đối mặt với bệnh. Tuy nhiên, khoa học đã tìm ra câu trả lời nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi ích từ khoa học.
Theo Nguyễn Thanh Hải ( Sức khỏe đời sống)
Bé trai bỏng toàn thân do dị ứng thuốc
Bác sĩ Nguyễn Trọng Ân, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, cho biết chiều 25-5, bệnh viện này phải chuyển viện gấp cho cháu Đỗ Phủ Phong (9 tháng tuổi, ngụ huyện Tuy An, Phú Yên) vào TPHCM.
Theo anh Đỗ Phủ Ngọc Gia (24 tuổi, cha cháu bé), ngày 16-5, anh cùng vợ đưa con vào hiệu thuốc đông y Đông Hưng (phường 1, TP Tuy Hòa) để mua 1 chai siro Bạch Ngân PV do Công ty Cổ phần Dược thảo Phúc Vinh sản xuất để điều trị hen phế quản cho con.
Nhưng sau 5 ngày uống thuốc, gia đình lo lắng khi thấy dưới 2 mí mắt của cháu bị sưng phù nên vội vã đưa cháu đến phòng mạch bác sĩ chuyên khoa nhi Phạm Hiếu Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên.
Lọ thuốc siro Bạch Ngân PV mà người nhà cho rằng cháu Phong bắt đầu bị dị ứng khi uống loại thuốc này
Tại đây, bác sĩ Vinh khám và bảo cháu bị dị ứng thuốc nên cho thuốc tây về uống để chống dị ứng. Nhưng chỉ uống thuốc sau 1 ngày, toàn thân cháu nổi đầy mụn nước nên gia đình phải đưa cháu Phong vào viện chiều 22-5.
Sau khi khám, các bác sĩ phát hiện cháu bị hội chứng nhiễm độc da do dị ứng thuốc nhiều mảng da bị bong ra ở những hốc tự nhiên như mũi, miệng các mụn nước lớn thêm rồi bong ra. Hiện tại, toàn thân cháu đều bị bỏng.
Cháu Phong đang rất nguy kịch với những vết bỏng gây nhiễm trùng trên tòan thân
Theo bác sĩ Ân, đã có một số trường hợp uống thuốc chống dị ứng nhưng càng làm dị ứng trầm trọng hơn. Các bác sĩ Khoa Nhi bệnh viện này lo lắng là không chỉ bị bỏng ngoài da, các vết dị ứng còn gây tổn thương nội tạng.
"Đây là một trường hợp dị ứng nguy hiểm nhưng điều lo lắng nhất đối với sức khỏe của cháu Phong hiện nay là tình trạng nhiễm trùng, khả năng dẫn đến tử vong rất cao. Trong khi điều kiện chăm sóc ở bệnh viện này không thể vô trùng nên buộc phải chuyển cháu Phong vào TPHCM" - bác sĩ Ân nói thêm.
Ngày 25-5, bác sĩ Phạm Hiếu Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, xác nhận có khám và cho thuốc cháu Đỗ Phủ Phong tại phòng mạch tư nhưng đấy đều là thuốc kháng dị ứng như Azicine 250 mg, thuốc bổ và thuốc hạ sốt paracetamol.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Quang, chủ nhà thuốc Đông Hưng, cho rằng: "Nếu uống thuốc ở đây vài ngày sau có biểu hiện gì phải báo ngay cho chúng tôi để chúng tôi phản ánh lại nhà sản xuất, còn đây chữa chạy lung tung thì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm".
Theo H.Ánh (Người lao động)
Hội chứng não cấp do ngộ độc chì có tỷ lệ tử vong rất cao Trước tình trạng trẻ em nhiều địa phương ngộ độc chì mà chưa có một phác đồ về chẩn đoán và điều trị, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì áp dụng tại tất cả các tuyến điều trị. Trẻ ngộ độc chì được điều trị tại TT chống độc (Bệnh viện Bạch Mai)....